Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Tháng Mười Hai 1, 2021 - Danh mục: Tin tức

Doanh nghiệp đi vào hoạt động chính thức là doanh nghiệp đã được cơ quan chức năng phê duyệt hoặc xác nhận hồ sơ môi trường. Tùy theo ngành nghề, công suất, tính chất mà hồ sơ môi trường của doanh nghiệp có thể là Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó mỗi doanh nghiệp sẽ có chương trình quan trắc môi trường định kỳ khác nhau với tần suất dao động từ 3 tháng đến 6 tháng một lần. Doanh nghiêp có trách nhiệm tiến hành quan trắc chất lượng môi trường theo chương trình nói trên và tổng hợp thành báo cáo công tác bảo vệ môi trường nộp cho cơ quan phê duyệt hồ sơ môi trường và Sở Tài Nguyên Môi Trường địa phương.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo được tích hợp bởi các báo cáo như Báo cáo kết quả quan trắc môi trường, Báo cáo kết quả quan trắc nước thải / khí thải tự động liên tục, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại, Báo cáo tổng hợp chất thải rắn công nghiệp – chất thải sinh hoạt. Được quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/TT-BTNMT. Vậy để lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường Doanh nghiệp cần phải chú trọng những nội dung như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật BVMT số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 – Luật Bảo vệ môi trường
  • Luật BVMT số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 – Luật Bảo vệ môi trường
  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 – Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
  • Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 – Quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 40/2019/nđ-cp ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
  • Chương trình quan trắc môi trường đã được phê duyệt tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường/ Kế hoạch bảo vệ môi trường/ hồ sơ môi trường trường tương của Doanh nghiệp.

Tần suất lập và nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Như đã nói ở trên, mỗi doanh nghiệp sẽ có chương trình quan trắc môi trường định kỳ riêng biệt và nhiệm vụ của Chủ doanh nghiệp là bám sát chương trình quan trắc đã được phê duyệt để quan trắc đúng vị trí và đúng chỉ tiêu yêu cầu.

  Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động thì bị xử lý như thế nào?

Trong chương trình quan trắc này sẽ có quy định rõ doanh nghiệp cần thực hiện lấy mẫu, phân tích bao nhiêu lần/năm đối với thông số nào tại vị trí nào và kết quả quan trắc được so sánh với quy chuẩn nào. Thông thường doanh nghiệp cần thực hiện quan trắc môi trường định kỳ từ 2 đến 4 lần/năm tương đương với 3 đến 6 tháng thực hiện 1 lần quan trắc.

Sau khi đã có kết quả quan trắc môi trường lần cuối cùng của năm doanh nghiệp sẽ bắt đầu tiến hành tổng hợp vào Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Theo Khoản 1 Điều 37 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được lập 1 lần/năm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.

Cơ quan quản lý Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường?

Theo Điểm d Khoản 1 Điều 37 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT Doanh nghiệp cần nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường cho: Cơ quan đã phê duyệt, xác nhận hồ sơ môi trường tương đương của doanh nghiệp và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

Cơ quan đã phê duyệt, xác nhận hồ sơ môi trường có thể là là Bộ TNMT, Sở  TNMT, Phòng TNMT và Ban quản lý KCN/KCX/KCNC… Vậy doanh nghiệp cần nắm rõ đơn vị đã phê duyệt/xác nhận hồ sơ môi trường cho đơn vị mình để đảm bảo nộp đúng nơi quy định.

Ví dụ Doanh nghiệp bạn thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp Sở và nằm trong Khu Công Nghiệp VSIP I thì các cơ quan bạn phải nộp báo cáo là: Sở TNMT, Ban quản lý khu công nghiệp VSIP I.

Đối tượng, tần suất quan trắc môi trường?

Theo Điều 39 và điều 46 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT Quy định đối tượng và tần suất quan trắc môi trường như sau:

STT Đối tượng Tần suất quan trắc
1 Dự án có tổng lưu lượng nước thải (theo tính toán tối đa hoặc công suất đã được phê duyệt) từ 20m3/ngày hoặc 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường 3 tháng/lần
2 Dự án có tổng lưu lượng nước thải (theo tính toán tối đa hoặc công suất đã được phê duyệt) từ 20m3/ngày hoặc 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên và thuộc đối tượng phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. 6 tháng/lần

Các doanh nghiệp đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp thực hiện quan trắc nước thải định kỳ theo quy định của khu công nghiệp. Tần suất tối đa không quá tần suất quy định theo bản trên.

  Quan trắc môi trường lao động ngành may mặc

Doanh nghiệp không thuộc các đối tượng được khuyến khích thực hiện quan trắc định kỳ, làm cơ sở để đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; trường hợp kết quả quan trắc vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, phải rà soát lại hệ thống xử lý hoặc cải tạo, nâng cấp công trình xử lý bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả thải ra môi trường.

Những hồ sơ cần doanh nghiệp cần chuẩn bị khi lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

  • Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất;
  • Quyết định phê duyệt hồ sơ môi trường;
  • Quyết định phê duyệt vận hành thử nghiệm và hòa thành các công trình bảo vệ môi trường (nếu có);
  • Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
  • Hợp đồng thu gom xử lý nước thải (nếu dự án nằm trong KCN), các hợp đồng về thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại (1 năm);
  • Biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng (1 năm);
  • Chứng từ thu gom xử lý chất thải nguy hại (1 năm);
  • Giấy phép xả thải/ Giấy phép khai thác nước (nếu có);
  • Kết quả quan trắc môi trường định kỳ (1 năm);
  • Kết quả quan trắc môi trường khí thải/ nước thải tự động, liên tục (1 năm) (nếu có).

Nội dung khác

Doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị đã được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường (THP TECH) hoặc các công ty tư vấn môi trường có hợp đồng hợp tác với đơn vị phân tích để tiến hành quan trắc môi trường định kỳ và hỗ trợ tư vấn lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Quy trình thực hiện

  • Quan trắc môi trường định kỳ hàng quý theo quy định;
  • Thu thập giấy tờ, thông tin số liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 1 năm;
  • Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường, so sánh với các quy chuẩn hiện hành;
  • Nhận xét kết quả, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải;
  • Tổng hợp, kiểm tra các biên bản bàn giao chất thải, chứng từ chất thải ng