North American XB-70 Valkyrie
XB-70 Valkyrie | |
---|---|
XB-70 thuộc Trung tâm nghiên cứu bay Dryden năm 1968 | |
Kiểu | Máy bay ném bom chiến lược thử nghiệm Máy bay nghiên cứu siêu thanh |
Hãng sản xuất | North American Aviation |
Chuyến bay đầu tiên | 21 tháng 9 năm 1964 |
Ngừng hoạt động | 4 tháng 2 năm 1969 |
Tình trạng | Loại biên |
Trang bị cho | Không quân Hoa Kỳ NASA |
Số lượng sản xuất | 2 |
Chi phí chương trình | 1,5 tỉ USD[1] |
Giá thành | 750 triệu USD (giá trung bình, thời giá 1963) Tương đương 5,2 tỷ USD thời giá 2018 |
North American XB-70 Valkyrie là một mẫu máy bay ném bom chiến lược thử nghiệm với tốc độ siêu thanh, sử dụng bởi Không quân Hoa Kỳ. Phát triển vào cuối năm 1950, chiếc Valkyrie có tới 6 động cơ phản lực cỡ lớn, đạt được tốc độ lớn nhất Mach 3 ở cao độ 70 000 ft (21 000 m). Mặc dù có tốc độ lớn nhưng XB-70 không được thừa nhận là mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn. Valkyrie là oanh tạc cơ nhanh nhất vào thời của nó.
Ý tưởng thiết kế của XB-70 là sử dụng tốc độ cao để đột phá hàng rào pháo phòng không của Liên Xô. Tuy nhiên, sự ra đời của các hệ thống tên lửa đất đối không đầu tiên của Liên Xô vào cuối những năm 1950 đã khiến ý tưởng thiết kế của XB-70 bị nghi ngờ. Để tránh tên lửa, Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (USAF) chủ trương thực hiện các vụ không kích ở tầm thấp, nơi đường ngắm của radar tên lửa bị giới hạn bởi địa hình. Trong vai trò thâm nhập tầm thấp này, XB-70 tỏ ra không hiệu quả so với máy bay B-52: giá thành của nó quá đắt, cao hơn tới mấy chục lần so với B-52, trong khi tầm bay lại ngắn hơn, mang được ít vũ khí hơn. Do chi phí máy bay quá đắt, vượt quá khả năng ngân sách và các khó khăn về kỹ thuật (khung thân máy bay thường biến dạng khi cố đạt tới vận tốc cao), Không quân Mỹ cuối cùng đã hủy bỏ chương trình XB-70 vào năm 1961.
Việc phát triển sau đó được chuyển sang chương trình nghiên cứu nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của chuyến bay tốc độ cao trong thời gian dài. Chỉ có hai máy bay nguyên mẫu, được chỉ định là XB-70A, đã được chế tạo; những chiếc máy bay này được sử dụng cho các chuyến bay thử nghiệm siêu thanh trong giai đoạn 1964–69. Năm 1966, một nguyên mẫu (chiếc AV-2) bị rơi sau khi va chạm với một máy bay nhỏ hơn khi đang bay theo đội hình gần khiến 2 phi công chết và 1 bị thương nặng. Chiếc máy bay ném bom XB-70 Valkyrie còn lại (chiếc AV-1) thực hiện chuyến bay cuối cùng đến Căn cứ Không quân Wright-Patterson để trưng bày trong bảo tàng (nay là Bảo tàng Quốc gia của Không quân Hoa Kỳ gần Dayton, Ohio).
Chỉ có 2 chiếc XB-70 được sản xuất, và giá thành của mỗi chiếc đạt tới mức "kinh khủng", lên tới khoảng 750 triệu USD, tương đương 5,2 tỷ USD theo thời giá năm 2018. Tổng chi phí cho chương trình là 1,5 tỷ USD. Tất cả 2 chiếc giao cho Không quân Hoa Kỳ, và không chỉ Không quân Hoa Kỳ mà ngay cả Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cũng sử dụng nó cho việc thử nghiệm. Hiện nay XB-70 đã nghỉ hưu.
Phía Liên Xô cũng có 1 chương trình tương tự là máy bay Sukhoi T-4, một máy bay ném bom đạt vận tốc Mach 3.
Biến thể
[sửa | sửa mã nguồn]- XB-70A
- Mẫu thử nghiệm của B-70. Có hai chiếc được chế tạo.
- XB-70B
- AV-3, NAA Model Number NA-274, USAF S/N 62-0208, was originally to be the first YB-70A in March 1961. This advanced prototype was canceled during early manufacture.[5][6]
- YB-70
- Phiên bản được lên kế hoạch sản xuất với những cải tiến dựa trên các mẫu XB-70.[7][8]
- B-70A
- Phiên bản máy bay ném bom được lên kế hoạch sản xuất của Valkyrie.[9] A fleet of up to 65 operational bombers was planned.[10]
- RS-70
- Phiên bản Proposed reconnaissance-strike with a crew of four and in-flight refueling capability.[11]
Tính năng kỹ chiến thuật (XB-70A)
[sửa | sửa mã nguồn]Dữ liệu lấy từ Pace,[12] USAF XB-70 Fact sheet[3] B-70 Aircraft Study[13]
Đặc điểm tổng quát
- Kíp lái: 2
- Chiều dài: 189 ft 0 in (57,6 m)
- Sải cánh: 105 ft 0 in (32 m)
- Chiều cao: 30 ft 0 in (9,1 m)
- Diện tích cánh: 6.297 ft² (585 m²)
- Trọng lượng rỗng: 253.600 lb (115.030 kg;)
- Trọng lượng có tải: 534.700 lb (242.500 kg)
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 542.000 lb (246.000 kg)
- Động cơ: 6 × General Electric YJ93-GE-3 kiểu turbojet có chế độ đốt tăng lực
- Nhiên liệu chứa trong: 300.000 lb (136.100 kg) hoặc 46.745 US gallon (177.000 L)
Hiệu suất bay
- Vận tốc cực đại: Mach 3,1 (2.056 mph, 3.309 km/h)
- Vận tốc hành trình: Mach 3,0 (2.000 mph, 3.200 km/h)
- Tầm bay: 3.725 nmi (4.288 mi, 6.900 km) trong nhiệm vụ chiến đấu
- Trần bay: 77.350 ft (23.600 m)
- Tải trên cánh: 84,93 lb/ft² (414,7 kg/m²)
- Hệ số trượt: khoảng 6 ở vận tốc Mach 2[16]
- Lực đẩy/trọng lượng: 0,314
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]
- Máy bay liên quan
- Máy bay tương tự
- Danh sách liên quan
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Ghi chú
- Chú thích
- ^ Knaack 1988, các trang 560–561.
- ^ Jenkins and Landis 2002, p. 64.
- ^ a b "XB-70 Fact sheet" Lưu trữ 2007-03-11 tại Wayback Machine. National Museum of the United States Air Force, ngày 26 tháng 8 năm 2009. Truy cập: ngày 31 tháng 5 năm 2011. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “nationalmuseum” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ Jenkins and Landis 2002, pp. 58, 93.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênJenk_Land_p39
- ^ B-70 Aircraft Study, Vol. I. pp. I–40 to I-41.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênJenk_Land_p26
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênTaube_YB-70
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênJenkins_B-1
- ^ B-70 Aircraft Study, Vol I, p. I–29.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênTaube_II_p1
- ^ Pace 1990, p. 75.
- ^ B-70 Aircraft Study, Vol I. các trang I-312 to I-316.
- ^ B-70 Aircraft Study, Vol. III. các trang III–476, III–479.
- ^ Jenkins and Landis 2002, các trang 83–84.
- ^ Walker, Harold J. "Performance Evaluation Method for Dissimilar Aircraft Designs." NASA, RP 1042, September 1979.
- Tài liệu
- Conway, Erik M. High-speed Dreams: NASA and the Technopolitics of Supersonic Transportation, 1945–1999. Baltimore: Johns Hopkins University Press, 2005. ISBN 0-8018-8067-X.
- "Fundamentals of Aerospace Weapon Systems". Air University, Maxwell AFB, May 1961.
- Greenwood, John T. (ed). Milestones of Aviation: National Air and Space Museum. Westport, Connecticut: Hugh Lauter Levin Associates, Inc., 1995 (first published: 1989). ISBN 0-88363-661-1.
- Hannah, Craig. Striving for Air Superiority: The Tactical Air Command in Vietnam. College Station, Texas: Texas A&M University Press, 2002, First edition 2001. ISBN 978-1-58544-146-4
- Heppenheimer, T. A. "Facing the Heat Barrier: A History of Hypersonics, part 1, "part 2." NASA, NASA History Series, 2006. Truy cập: ngày 6 tháng 4 năm 2009.
- Jenkins, Dennis R. B-1 Lancer, The Most Complicated Warplane Ever Developed. New York: McGraw-Hill, 1999. ISBN 0-07-134694-5.
- Jenkins, Dennis R. Lockheed SR-71/YF-12 Blackbirds (WarbirdTech Series, Volume 10). North Branch, Minnesota: Specialty Press, 1997. ISBN 0-933424-85-X.
- Jenkins, Dennis R. and Tony R. Landis. North American XB-70A Valkyrie WarbirdTech Volume 34. North Branch, Minnesota: Specialty Press, 2002. ISBN 1-580-07056-6.
- Jenkins, Dennis R. and Tony R. Landis. Valkyrie: North American's Mach 3 Superbomber. North Branch, Minnesota: Specialty Press, 2005. ISBN 1-58007-072-8.
- Lang, Walt N. United States Military Almanac. New York: Random House, 1989. ISBN 0-517-16092-7.
- Knaack, Marcelle Size. Post-World War II bombers, 1945–1973. Lưu trữ 2007-10-25 tại Wayback Machine Washington, D.C.: Office of Air Force History, 1988. ISBN 0-16-002260-6.
- Koenig, William and Peter Scofield. Soviet Military Power. London: Arms and Armour Press, 1983. ISBN 978-0-85368-592-0.
- Machat, Mike. "XB-70 Valkyrie: Rollout and First Flights, May 1964 – June 1966." Wings Volume 35, No. 8, August 2005.
- Miller, Jay. Convair B-58 Hustler (Aerograph 4). Tulsa, Oklahoma: Aerofax, 1985. ISBN 978-0-942548-26-6.
- Moon, Howard. Soviet SST: The Techno-Politics Of The Tupolev-144. Westminster, Maryland: Orion Books, 1989. ISBN 978-0-517-56601-5.
- Pedlow, Gregory W. and Donald E. Welzenbach. "Chapter 6: The U-2's Intended Successor: Project Oxcart, 1956–1968."[liên kết hỏng] The Central Intelligence Agency and Overhead Reconnaissance: The U-2 and OXCART Programs, 1954–1974. Washington, D.C.: Central Intelligence Agency, 1992. No ISBN.
- Pace, Steve. North American XB-70 Valkyrie, second edition. Blue Ridge Summit, Pennsylvania: TAB Books, 1990. ISBN 0-8306-8620-7.
- Pace, Steve. "Triplesonic Twosome". Wings Volume 18, No. 1, February 1988.
- Rees, Ed. "The Furor Over Fantastic Plane." Life, ngày 17 tháng 10 năm 1960, các trang 125–126.
- Spick, Mike. Modern Fighting Aircraft: B-1B. New York: Prentice Hall, 1986. ISBN 0-13-055237-2.
- Taube, L.J., Study Manager. "SD 72-SH-0003, B-70 Aircraft Study Final Report, Vol. I." North American Rockwell via NASA, April 1972: Vol. II: Vol. III: Vol. IV.
- von Braun Wernher (Estate of), Frederick I. Ordway III and David Jr. Dooling. Space Travel: A History. New York: Harper & Row, 1985, first edition, 1975. ISBN 0-06-181898-4.
- Winchester, Jim. "North American XB-70 Valkyrie". Concept Aircraft: Prototypes, X-Planes and Experimental Aircraft. Kent, UK: Grange Books plc., 2005. ISBN 978-1-84013-809-2.
- York, Herbert Jr. Race to Oblivion: A Participant's View of the Arms Race. Lưu trữ 2015-10-31 tại Wayback Machine New York: Simon & Schuster, 1978. ISBN 0-06-181898-4.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về North American XB-70 Valkyrie. |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về North American XB-70 Valkyrie. |
History.com XB-70 crash footage USAF WPAFB images |