Bước tới nội dung

Xạ Kiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xạ Kiên
Tên chữVăn Cố
Thông tin cá nhân
Sinh
Nơi sinh
Hữu Phù Phong
Giới tínhnam
Gia quyến
Anh chị em
Xạ Viên
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchĐông Hán

Xạ Kiên (tiếng Trung: 射堅; bính âm: Shè Jiān), tựVăn Cố (文固), là quan viên dưới quyền quân phiệt Lưu ChươngLưu Bị cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Xạ Kiên quê ở quận Hữu Phù Phong, Tam Phụ, Tư Lệ Hiệu úy bộ.[a] Xạ Kiên vốn mang họ Tạ, cùng gốc với họ Tạ ở quận Bắc Địa. Tổ tiên Tạ Phục (謝服) làm tướng quân ra trận, thiên tử cho rằng tên Tạ Phục không đẹp,[b] cho sửa tên thành Xạ Phục (射服). Con cháu về sau lấy Xạ làm họ.[2]

Nhà họ Xạ với nhà Hoàng Phủ vốn là thế giao. Anh em Xạ Kiên thời trẻ đều có thanh danh, nên em trai của Xạ Kiên là Xạ Viên được danh tướng Hoàng Phủ Tung gả con gái cho.[2]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời trẻ, Xạ Kiên nhờ danh tiếng tốt mà được tịch vào công phủ, giữ chức Hoàng môn Thị lang[c].[2]

Khi Hán Hiến đế mới lên ngôi, đất Tam Phụ gặp phải cảnh chiến loạn, xảy ra nạn đói. Khoảng sau 194, Xạ Kiên từ quan, cùng em trai Xạ Viên chạy vào đất Thục tị nạn, được Ích Châu mục Lưu Chương bổ nhiệm giữ chức Trưởng sử.[2]

Năm 214, Lưu Bị kiểm soát Ích Châu, lấy Xạ Kiên làm Thái thú Quảng Hán, rồi Thái thú Thục quận.[2] Về sau không còn ghi chép.

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Xạ Kiên không xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trị sở nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây.
  2. ^ Chữ tạ (謝), có nghĩa là lui, là tạ lỗi; chữ phục (服), có nghĩa là chịu phục, là phục tùng. Tạ Phục cũng có nghĩa là thua trận chịu phục người khác.[1]
  3. ^ Hoàng môn Thị lang là chức quan hầu cận của Hoàng đế, có nhiệm vụ truyền đạt chiếu thư.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bùi Thông, tr. 41
  2. ^ a b c d e Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Thục thư, quyển 2, Tiên chủ truyện.