Bước tới nội dung

Wikipedia:Thảo luận cộng đồng/Phiên âm sang tiếng Việt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chào các bạn, như vấn đề nêu ra tại thảo luận này. Trong đó, đã xuất hiện tình trạng thành viên Wikipedia thực hiện các sửa đổi thêm phiên âm, cách đọc từ các thứ tiếng có hệ chữ cái Latinh khác sang tiếng Việt một cách hàng loạt vào những bài viết (ví dụ: Chemnitz --> Khem-nít; Liège --> Luých-tích; Düsseldorf --> Đuyxenđooc; Halle --> Ha-lơ). Các ví dụ đưa ra, là một trong ít các sửa đổi mà khi dùng chính phần phiên âm đó tra Internet thì bộ máy tìm kiếm cũng không thể hiểu, hay cho ra đúng kết quả chủ thể (các thành viên có thể tự kiểm tra điều tôi nói). Nhân dịp Wikipedia:Cẩm nang biên soạn vẫn đang chưa hoàn thiện, và về phần phiên âm, cộng đồng chưa từng có thảo luận chính thức đặt ra những hạn chế nhất định (theo Trần Nguyễn Minh Huy). Nay, tôi mở thảo luận nhằm tìm đồng thuận cho vấn đề này. Mục đích thảo luận, xoay quanh việc quyết định chúng ta "có cho phép" hay "không cho phép" việc dịch các thứ tiếng khác sang phiên âm tiếng Việt vào tất cả các bài viết. Đồng thời, với các phiên âm được người dùng bổ sung một nguồn kiểm chứng nhất định, chúng ta sẽ giải quyết ra sao!

Cuộc thảo luận diễn ra trong vòng 21 ngày cho tới khi đáo hạn,

Trân trọng mời các bạn thành viên tích cực tham gia.

Hy vọng được hồi đáp, phongđăng (thảo luận) 09:06, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Các phương án

[sửa | sửa mã nguồn]

Phương án 1

[sửa | sửa mã nguồn]
Cần thiết thêm phiên âm tiếng Việt. Cho phép khi bổ sung được nguồn kiểm chứng nhất định.
  1.  Đồng ý Một số phiên âm phổ biến vẫn nên được thêm vào để tiện tra khảo. Ví dụ, một số trang thông tin chính phủ vẫn sử dụng tên phiên âm của các nước như I-xra-en, Li-băng, v.v Billcipher123 (thảo luận) 13:37, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thật ra thì đối với những tên phiên âm phổ biến thì tra trên Internet thể nào cũng ra. – 936001 WikipediaeTalk 13:46, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Phương án này có vấn đề là thực tế các tên phiên âm có rất nhiều bên ngoài do ảnh hưởng từ văn phạm ngày trước và một phần ngày nay (không rõ sách giáo khoa mới có bỏ chưa, còn báo Nhân Dân thì bỏ từ lâu rồi). Điều này dẫn đến là sẽ có rất nhiều bài có thể thêm phiên âm, và không thể biết tên phiên âm nào phổ biến hay không. Nếu một tên phiên âm muốn được thêm, tốt nhất cứ tạo thảo luận riêng. Còn mặc định cấm cho khỏe. Dang (thảo luận) 14:34, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest Trong sách giáo khoa mới vẫn chưa bỏ phiên âm, nhưng phiên âm sẽ luôn được tên gốc kèm theo. – 936001 WikipediaeTalk 15:34, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Phiên âm luôn được đi kèm với tên gốc thì cần gì tên phiên âm để tra khảo? Dùng tên gốc tra khảo là đủ. Tôi thấy lập luận này yếu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:29, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Chủ yếu sách giáo khoa họ dạy cả cách đọc. Sách giáo khoa mới còn đỡ, sách giáo khoa cũ (đặc biệt lịch sử), tôi nhớ hầu như các tên người đều được phiên âm sang tiếng Việt, không kèm theo tên gốc, nên có tình trạng cũng là ông đó nhưng đọc bài trên Internet đôi khi sẽ không nhận ra (trừ người am hiểu mảng, chuyên ngành). Đây có thể nói "điểm lỗi" khá nặng của sgk tiếng Việt thời trước. Môi trường người đọc một cuốn sách khác với người tra khảo trên Internet (vốn hình thức Wikipedia hoạt động), có lẽ lo lắng cho độc giả phiên âm như người viết các sgk đã không còn cần thiết. Ngày nay, người ta hầu như đều biết đọc các từ Tây hóa. Muốn tham khảo cách đọc copy tự tìm là xong, một số web còn hỗ trợ nghe. Tôi cũng không thấy phiên âm này có giá trị, tên gốc là đủ. phongđăng (thảo luận) 17:15, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Chuẩn, chúng ta phải tiến về phía trước. Những phương pháp lạc hậu, lỗi thời cần phải bị loại bỏ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:50, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Wikipedia cần phản ánh cách sử dụng ngôn ngữ trên thực tế, chứ không phải là phương tiện để lý tưởng hóa ngôn ngữ. Nếu người ta thường phiên âm một tên riêng trên thực tế thì nên tham chiếu đến cách phiên âm một cách nào đó, không cần phải nổi bật lắm (thí dụ trong ngoặc đơn hoặc lời cước chú, bên cạnh tên cũ). Phiên âm là một cách hình thành ngôn ngữ. Chúng ta không thể loại trừ tất cả các tên phiên âm, giống như không thể loại trừ các tên Hán-Việt hết khỏi ngôn ngữ. Hình như các thí dụ được cho ra trong đề nghị này là tên "phiên âm tạm", giống cách "dịch tạm" hay xảy ra trong bài, chứ không phải là tên phiên âm thật. Có lẽ người bên Việt Nam không biết rằng người hải ngoại vẫn còn dùng các tên cũ như Phi Luật Tân, Hoa Thịnh Đốn thường xuyên trong giáo dục, báo chí, cũng như các tên phiên âm "hiện đại" hơn như Phi-líp-phin và Oa-sinh-tơn. Các tên phiên âm này giúp người ta hiểu (một phương ngôn của) ngôn ngữ của mình, chứ không phải cho biết cách đọc tiếng Anh. Nếu có nhiều nguồn chất lượng cao sử dụng tên kỳ cục nào đó, tại sao lại không chấp nhận thông tin này vào bài để người ta biết thêm thông tin? Dĩ nhiên nếu tên không còn được sử dụng rộng rãi thì có thể đưa vào phần tham khảo hoặc để cho Wiktionary định nghĩa giùm. – Nguyễn Xuân Minh 💬 08:59, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Mxn: Đúng vậy, cuộc thảo luận này là nhắm vào các phiên âm "tạm" để minh họa cách đọc cho học sinh theo sách giáo khoa (và một số sách giáo dục khác có vẻ đã không còn dùng nữa), chứ không nhằm loại bỏ hệ thống phiên âm, ví dụ như Phi Luật Tân, Tân Gia Ba các thứ, vì đó là tên gọi cũ thuộc về từ nguyên và là một phần của lịch sử phát triển từ vựng tiếng Việt hiện đại. Tuy nhiên những "Phi-líp-pin" hay "Oa-sinh-tơn", theo quan điểm chung của các thành viên bên dưới phương án 2, là một lối phiên âm chủ quan của người biên soạn sách, cốt để học sinh (hay những đối tượng khác mà nó phục vụ trong quá khứ) nắm được đại khái cách phát âm danh từ riêng nước ngoài này trong tiếng Việt. Tôi đoán cuộc thảo luận cũng sẽ không đi tới mức bỏ cả những cách phát âm vốn quen thuộc như "Phi-líp-pin" (dù nó có vẻ cũng không quá cần thiết), mà tập trung hơn vào những danh từ riêng nước ngoài (địa danh, tên người) xuất hiện trong chương trình giáo dục chính quy những năm gần đây hơn, vốn mang tính chất "tạm" như anh nói. minhhuy (thảo luận) 09:28, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nói cho đúng hơn thì không chỉ có sách giáo khoa mới dùng lối phiên âm "tạm" này, xem: "Đô-nan Trăm". Có lẽ các thành viên đang rất e ngại lối phiên âm như thế xuất hiện trong bài Donald Trump. minhhuy (thảo luận) 09:43, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy: Tôi hiểu quan điểm nay – tôi rất e ngại khi Từ điển bách khoa Việt Nam áp dụng một hệ thống phiên âm kỳ quặc mà cũng không ghi chú tên bản ngữ. Ngược lại tôi cũng e ngại khi thấy thành viên bên dưới chú trọng về tính "lỗi thời", vì bách khoa toàn thư này vẫn phải phục vụ hơn một thế hệ, hơn một nước có tiêu chuẩn khác nhau. Nếu hệ thống vô lý của Bộ Giáo dục Việt Nam bị lỗi thời thì phải, nhưng chưa có thể gọi các tên phiên âm không hệ thống hóa là lỗi thời trong khi người ta vẫn sử dụng các tên càng truyền thống hơn như Huỳnh Phi Long. Tôi đoán rằng các tên địa lý có nhiều tên phiên âm đáng kể hơn các tên nhân vật. Về địa lý thì đôi khi khó biết tên phiên âm có còn "tạm" hay "thông tục". (Thực sự Huỳnh Phi Long là tên nôm na của con cầu, chứ không phải của chính khách.) – Nguyễn Xuân Minh 💬 09:57, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Vậy nếu cuộc thảo luận có phạm vi chặt chẽ như vầy thì phương án kia phải giải thích "kể cả khi chúng được thể hiện qua dưới một hình thức kiểm chứng thông tin" có nghĩa là gì. Nếu vấn đề là các tên phiên âm "tạm", chúng ta có thể áp dụng WP:NGHIENCUU; nếu một tên phiên âm gây ngạc nghiên, có thể yêu cầu một nguồn sử dụng tên này một cách bất thường. Tuy nhiên, hình như nhiều người đã hiểu phương án kia có nghĩa bác bỏ những tên thật vì "lỗi thời", không thống nhất, nhìn ngứa mắt, bất kể sự nổi bật của thông tin. Tôi không đồng ý với lý lẽ đó, nhất là vì "không được sử dụng" là một câu rất dễ chứng minh là sai. – Nguyễn Xuân Minh 💬 10:45, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Mxn: Tôi nghĩ trường hợp đặc biệt của Huỳnh Phi Long là một sự đề cập chính đáng vào bài này (nếu nó được tạo ở viwp), bởi nó là một cách dùng thực tế được phổ biến rộng rãi (ít nhất là với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ), và những trường hợp tương tự có lẽ rất hiếm. Nó cũng không phải là một sự "phiên âm tạm" mà đã gần như là biệt danh của nhân vật này với người Mỹ gốc Việt, và nếu vậy thì nó tương tự với những "Hoa Thịnh Đốn" hay "Mễ / Mễ Tây Cơ" vốn cũng quen thuộc với họ, là những phiên âm sẽ không có lý do chính đáng để loại bỏ.
    Tuy vậy, cá nhân tôi sẽ không đồng ý nếu chấp nhận "Đô-nan Trăm" đề cập trong bài Donald Trump thậm chí với một nguồn rất mạnh là từ Đảng Cộng sản Việt Nam, vì trường hợp "tạm" này (theo quan điểm của tôi) là không có giá trị bách khoa bởi nó chỉ áp dụng rất hạn chế ở một thời điểm nào đó nhằm giúp đối tượng độc giả lúc đó biết cách đọc tên ông này, kể cả khi phạm vi độc giả mà nó nhắm đến có vẻ rất hẹp (ngoài báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam ra, tôi chưa từng thấy truyền thông dòng chính nào ở Việt Nam dùng lại từ "Đô-nan Trăm" này, và những năm gần đây trang báo này có lẽ cũng từ bỏ lối phiên âm như thế (xem "Jerome Powell" và "Donald Trump")). Nếu theo như hướng anh đề xuất thì ngay cả từ "Đô-nan Trăm" này cũng nằm trong phạm vi được chấp nhận bởi nó có nguồn rõ ràng. Tương tự rất nhiều thuật ngữ đang được thêm hàng loạt gần đây cũng là một cách phiên âm tạm bợ như "Đô-nan Trăm" và dẫn nguồn từ sách giáo khoa, nhưng như đã nêu, tôi cho rằng cách phiên âm mà họ thêm vào đó là thiếu khoa học, cốt chỉ để nắm bắt trong một phạm vi rất hẹp là học sinh biết được cách đọc "khái quát" của chúng, còn lại không có ý nghĩa gì nữa. Thậm chí một số cách phiên âm trong trí nhớ của tôi còn sai lệch với cả cách đọc thực tế trong nguyên ngữ, như "Hô-cai-đô" được họ dùng để chỉ Hokkaido hay "Xi-ra-nê" để chỉ en:Mount Kusatsu-Shirane (sai trọng âm là một chuyện, nó sai cả cách phát âm chuẩn của ほっ hay し), mà như vậy khả năng rất cao là dẫn đến truyền đạt thông tin sai lệch cho độc giả (chúng ta sẽ nói gì khi đề cập đến những địa danh này? Viết rằng: "phát âm là "Xi-ra-nê"" chăng? Hay "phát âm gần đúng trong tiếng Việt là "Xi-ra-nê""?).
    Tất nhiên tôi hiểu ý Mxn về việc phạm vi thảo luận và các phương án đang đề cập ở đây là thiếu sự thấu đáo và cũng dễ gây ngộ nhận là chúng ta bài trừ mọi sự phiên âm. Có lẽ việc mở biểu quyết này có phần vội vàng, cần có sự thống nhất cụ thể hơn tại Wikipedia:Thảo luận#Phiên âm sang tiếng Việt để loại trừ những tình huống mà việc đề cập phiên âm là chấp nhận được (như liên quan tôn giáo đề cập ở mục ý kiến bên dưới, hay việc sử dụng IPA). Tôi cũng tán thành quan điểm của anh là không thể dùng cớ "lỗi thời" hay "ngứa mắt" để loại bỏ chúng mà phải xét trên phương diện bách khoa và phổ biến. Cần thiết giới hạn lại phạm vi của các đề xuất cũng như diễn đạt lại ngôn từ. minhhuy (thảo luận) 11:18, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy, Mxn:
    1. Về nội dung phương án 2, có nghĩa là kể cả khi có nguồn (truy cập xem được nội dung hay không) thì việc thêm các phiên âm là không cần thiết. Tôi xin nhấn mạnh rằng đó là các phiên âm, chứ không phải các tên đã có phiên bản thuần Việt. Tôi cũng xin phản hồi cho vấn đề các phiên âm quá phổ biến như "Phi-líp-pin" hay "Oa-sinh-tơn" chúng ta xử lý thế nào khi được thông qua quy định này. Thì theo đó, các phiên âm như vậy mọi người có quyền xóa (hoặc không, tùy thiện chí; để quy định có hiệu lực là hướng đến các bài viết mới, cũng như hệ thống biên tập của người dùng tính từ ngày quy định được thông qua về sau). Tôi cho rằng, rất khó cho các thành viên Wikipedia để làm rõ được tính "phổ biến" phiên âm của một chủ thể để đề ra những ngoại lệ cho mọi trường hợp, đặc biệt với tiếng Việt, việc phiên âm chưa được đồng nhất và rõ ràng. Một chủ thể (sẽ có trường hợp) có nhiều hơn nguồn phiên âm khác nhau (theo cách làm việc cảm quan của người thực hiện). Vì điều này, tôi khá không đồng tình ý kiến cần xem xét lại tính "phổ biến" hay "bách khoa". Nếu phiên âm có tính "không rõ ràng" tồn tại nhiều hơn phiên âm "phổ biến", tôi thiết nghĩ chúng ta nên loại bỏ. Chúng bị xóa, hy sinh phần kiến thức này không chỉ đơn giản vì "lỗi thời", mà còn là vì "không quy chuẩn".
    2. Các tên thật mà theo Mxn như Huỳnh Phi Long, Hoa Thịnh Đốn... cũng như "hình như nhiều người đã hiểu phương án kia có nghĩa bác bỏ những tên thật vì "lỗi thời", không thống nhất, nhìn ngứa mắt, bất kể sự nổi bật của thông tin." --> chúng là danh từ riêng, một biến thể đã được thuần Việt, không phải phiên âm. Do đó, việc xóa hay giữ không thuộc phạm trù trong thảo luận này.
    3. Vấn đề các bài tôn giáo hay công giáo, tình huống này thuộc việc đặt tên bài viết, tôi thiết nghĩ có thể tham khảo Wikipedia:Tên bài giải quyết trường hợp này. Thông thường, tên bài viết Wikipedia (nếu được đặt đúng) thì nó sẽ trở thành tên "hợp chuẩn" duy nhất được dùng bất cứ khi nào đề cập đến chủ thể liên quan. Theo lẽ này, các bài từ giám mục tôn giáo, công giáo như Giáo hoàng Phanxicô, Phêrô Kiều Công Tùng, David, Nô-ê... nếu tên bài hợp tiêu chí đặt theo Wikipedia:Tên_bài#Tiêu_chí_của_tên_bài_viết thì nó sẽ là tiêu chuẩn khi gọi dùng đến cho các bài đề cập nó liên quan. Đồng thuận này nhằm giải quyết trường hợp là khi bài viết đã được đặt theo tên Latinh hóa (ví dụ: Chemnitz, Liège, Düsseldorf... --> trong địa lý; Adam, Abraham, Noah, David... --> trong tôn giáo) thì các thành viên "có được" hay "không được phép" thêm các phiên âm "dạy" cách đọc vào bài viết. Tôi cho rằng mảng này không bị "mâu thuẫn" với cuộc đồng thuận này, vì chúng có tính ràng buộc được nêu rõ trong Wikipedia:Tên bài. Tên bài viết tôn giáo được đặt như thế nào, thì sẽ là cách người ta dùng khi nhắc đến sự việc liên quan.
    4. Về việc WP:NGHIENCUU, nó không giải quyết được gì cả, vì bản chất mở của Wikipedia, người dùng có nhiều hơn một hình thức để bổ sung nguồn. Với sửa đổi thêm nguồn đại loại vậy [1][2], WP:NGHIENCUU có tác dụng phủ định sửa đổi người dùng rằng đó là sửa đổi chưa hợp lệ? Các thông tin bài viết Wikipedia tồn tại luôn hướng đến cân bằng giữa hai việc: tạo ra nội dung và mảng bảo trì. Với những nguồn này, được bao nhiêu tuần tra viên truy cập kiểm chứng thông? Tình trạng mà hầu như việc tuần tra luôn né tránh. Tôi không hy vọng rằng sẽ dựa trên lý do, Wikipedia tự nguyện (thành viên X làm chi rồi nói!). Đúng vậy, Wikipedia tự nguyện, nhưng khi một quy định tạo ra nhiều trường hợp như thế này, tức là ta đang ủng hộ cho một quy định cho nhiều khe hở. Tôi cho rằng quy định không thể một mặt chỉ nhắm đến việc tạo ra nội dung, mặt khác, làm khó khăn thêm cho việc bảo trì; cũng như tình hướng ngược lại. Nếu có nhiều nguồn chất lượng cao sử dụng tên kỳ cục nào đó, tại sao lại không chấp nhận thông tin này vào bài để người ta biết thêm thông tin? --> Wikipedia không chỉ có duy nhất một hình thức dẫn nguồn; nguồn không chỉ đơn giản luôn có link để truy cập kiểm chứng thông tin. Nếu đã có nguồn (dưới hình thức nào đó) để những người muốn tìm hiểu "cách ngôn ngữ đọc hình thành" tự tra cứu, tại sao chúng ta lại nhất định thêm nó vào Wikipedia, để nó có thể mang lại ảnh hưởng tiêu cực lên thế giới quan xung quanh?
    Tôi cũng xin phép trình bày ý kiến về việc "bách khoa toàn thư này vẫn phải phục vụ hơn một thế hệ", theo Mxn. Thực tế, tôi nghĩ chúng ta có muốn hay không, các thế hệ độc giả cũ, có lẽ đang "phụ thuộc vào các phiên âm" nhằm tiếp xúc với ngôn ngữ không phổ biến đối với họ, một ngày nào đó rồi cũng sẽ chết đi; nhưng quy định (nếu tốt), đương nhiên vẫn còn. Quy định không thể hướng đến số ít. phongđăng (thảo luận) 13:13, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @P. ĐĂNG: Lý do tôi nói "xét trên phương diện bách khoa và phổ biến", là ngụ ý rằng nên loại bỏ tất cả các lối phiên âm "tạm" mà tôi và Mxn đều chỉ ra ở trên, chứ không phải nhằm yêu cầu xét đến từng trường hợp phiên âm "tạm" là bách khoa hay phổ biến để loại bỏ từng cái, tôi xin đính chính điểm này. Tôi cũng hiểu hầu hết quan điểm của bạn ở đây, nhưng riêng về khoản "lỗi thời" và các thế hệ mà Wikipedia phục vụ, theo quan điểm của bạn thì tôi hơi lấn cấn. Wikipedia giống như một cuốn sách lịch sử ghi chép mọi đông tây kim cổ từ xưa lẫn nay và trong một số ít trường hợp là cả... tương lai, vậy nên việc nó chứa đựng những thông tin quá cổ và lạc hậu so với độc giả thời hiện tại (hay tương lai) là rất bình thường, bao gồm các tên phiên âm. Tất nhiên nếu bạn đã đọc cuộc thảo luận trên thì sẽ hiểu là tôi không ủng hộ tên phiên âm "tạm", nên về điểm này có lẽ tôi không cần giải thích thêm cho dài dòng.
    Ngoài ra dù câu chữ không quan trọng bằng tinh thần của câu chữ (một phương châm vận hành cộng đồng ở đây), nhưng tôi thật sự nghĩ nên bổ sung những ngoại lệ mà bạn đề cập vào phương án 2, vì hiện tại nó có thể vô tình khiến một số thành viên thẳng tay loại trừ cả các ngoại lệ này, và cũng có nguy cơ chính vì hiểu theo hướng như thế mà họ mới bỏ phiếu. minhhuy (thảo luận) 13:40, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Trần Nguyễn Minh Huy Tôi từng tiếp xúc các phiên âm lỗi thời này, và nhận ra ảnh hưởng của chúng, có thể tham chiếu của tôi và bạn lên sự việc "lỗi thời" có khác nhau. Tạm gác lại. Có vẻ như cần tập trung vào sửa lại một vài thứ đang cần. Thông qua việc nhận thấy các thành viên có đề cập những ngoại lệ. Tôi đã có phản hồi cho vấn đề mảng Công giáo (xem phản hồi 3), bạn nghĩ sao về vấn đề này? phongđăng (thảo luận) 14:05, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @P. ĐĂNG: Tôi đề xuất ghi rõ ra rằng phương án 2 chỉ áp dụng cho các danh từ riêng là những địa danh địa lý và tên người, và những địa danh địa lý hay tên người này cũng không bao gồm:
    • các phiên âm đã mặc định được xem là cách chúng ta đề cập đến chủ thể trong đại đa số các tài liệu chính quy hiện nay, ví dụ "Campuchia" hay "Litva" mà một người dùng đã chỉ ra bên dưới,
    • các phiên âm Hán Việt đã có lịch sử sử dụng lâu dài trong các tài liệu (không phải sách giáo khoa) bao gồm đề cập trong các nguồn hàn lâm cho đến hết thế kỷ trước,
    • các tên riêng có yếu tố tôn giáo được phiên âm theo âm đọc hoặc theo quy ước của bản thân cộng đồng tôn giáo đó,
    • các lối phiên âm đọc "tạm" của những địa danh là quốc gia được xác định một cách chi tiết trong những tài liệu không phải sách giáo khoa, ví dụ như trong nguồn này, nhưng sẽ tuyệt đối không áp dụng cho tên bài (ví dụ để tránh có ai dùng ngoại lệ này để yêu cầu đổi tên Indonesia thành "In-đô-nê-xi-a")
    • các ngoại lệ đặc biệt khác sẽ được xét tùy trường hợp qua thảo luận cộng đồng, chứ không áp dụng máy móc.
    minhhuy (thảo luận) 16:06, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @P. ĐĂNGNguyentrongphu: Hôm qua tôi đã quên mất một điều hiển nhiên là cũng phải loại trừ trường hợp:
    • các phiên âm Hán Việt từ nguyên ngữ là các nước đồng văn với Việt Nam (như vùng Đông Bắc Á và một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng khác như Singapore), chỉ áp dụng khi đề cập đến trong nội dung bài hay đoạn mở đầu, không "mặc định" áp dụng cho tên bài mà phải theo tiền lệ và hướng dẫn tại Wikipedia:Tên bài cũng như các quy tắc soạn thảo khác.
    Do điều này quá hiển nhiên nên tôi quên không đề cập, nhưng có nguy cơ nó gây hiểu lầm rằng các tên người Trung Quốc cũng không được phiên âm nữa, vì không nằm trong ngoại lệ. minhhuy (thảo luận) 01:13, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy, Nguyentrongphu: Có lẽ có một vài điểm bất cập. Tôi xin bổ sung như sau:
    Phương án được áp dụng trong những trường hợp nêu rõ sau đây,
    Trường hợp địa lý:
    1. các phiên âm hay phiên âm Hán Việt đã mặc định được xem là cách chúng ta đề cập đến chủ thể trong đại đa số các tài liệu chính quy hiện nay, ví dụ "Campuchia", "Litva" (phiên âm tiếng Việt), hoặc "Thượng Hải", "Bắc Kinh", "Luân Đôn", "Viên" (phiên âm Hán Việt).
    2. các trường hợp tên phiên âm hay phiên âm Hán Việt được sử dụng làm tiêu đề bài viết phải đáp ứng các tiêu nêu ra tại Wikipedia:Tên bài, ví dụ Luân Đôn, Thượng Hải là các tên phiên âm Hán Việt đã đáp ứng và được sử dụng.
    3. các phiên âm làm rõ cách đọc (phiên âm tạm) cho những bài đã có tiêu đề là tên Latinh, chỉ được thêm khi xuất hiện một cách chi tiết thông qua những tài liệu hàn lâm, học thuật uy tín có khả năng truy cập kiểm chứng trực tiếp. Các hình thức phiên âm tạm, (nếu có mâu thuẫn) đưa vào làm tiêu đề bài viết sẽ buộc phải thỏa mãn ngay tại điều lệ 2.
    Tôi nghĩ nên loại bỏ mọi trường hợp "phiên âm tạm". Nếu phiên âm được sử dụng rộng rãi trong nguồn hàn lâm thì những phiên âm đó đã trở thành phiên âm chính thức chứ không phải là "phiên âm tạm" nữa. Ví dụ, tên thánh trong Công giáo và tên trong Phật giáo. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:37, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    4. trường hợp phiên âm của quốc gia sử dụng hệ chữ cái Latinh thì giữ nguyên cách viết (ví dụ "Linköping" nguyên ngữ Thụy Điển, "Orléans" nguyên ngữ Pháp); ngược lại, các quốc gia có hệ thống ngôn ngữ khác, cách viết sẽ được đặt theo tiếng Anh hoặc thống nhất dựa trên quy định tại Wikipedia:Tên bài (ví dụ "Tokyo", "Mumbai"). Điều lệ này tương tự áp dụng khi với các trường hợp quốc gia không phải sử dụng tiếng Latinh nhưng tên địa lý đã có phiên bản Việt ngữ (phiên âm tiếng Việt hay Hán Việt).
    5. các ngoại lệ đặc biệt khác sẽ được xét tùy trường hợp qua thảo luận cộng đồng.
    Trường hợp tên người:
    1. các phiên âm Hán Việt đã được đề cập một cách rộng rãi hay chính thức trong số các tài liệu chính quy, ví dụ "Nã Phá Luân", "Hoa Thịnh Đốn", "Khổng Tử".
    2. việc sử dụng tên phiên âm, phiên âm tiếng Việt hay phiên âm Hán Việt làm tiêu đề bài viết, áp dụng tương tự điều lệ 2 (từ quy định tên địa lý), ví dụ "Phaolô Lê Đắc Trọng", "Giáo hoàng Phanxicô", "Kitô giáo" (mảng Công giáo); Phổ Nghi, Lý Gia Thành (các mảng khác).
    3. các điều lệ 3, 4, 5 từ quy định tên địa lý được áp dụng tương tự.
    Thảo luận này đã đi một cách quá chi tiết, nhưng tôi cũng thấy vấn đề nên hạn chế "gây hiểu lầm". Theo từ nguồn này, tiếng Việt vốn có định nghĩa sẵn việc "phiên âm", theo đó, chúng ta có hai loại: phiên âm sang Hán Việt và phiên âm không sang Hán Việt. Các từ được dịch từ một danh từ riêng của tiếng khác có phiên bản tiếng Việt (Bắc Kinh, Luân Đôn...) đều thuộc phạm vi phiên âm Hán Việt; các từ phiên âm không sang Hán Việt là các từ thảo luận chúng ta đang gọi là "tạm" đọc. Cần thống nhất quy ước này dễ cho thảo luận. Do đó, tôi xin diễn đạt một số quy định, đồng thời bổ sung một vài điểm như trên. Bên cạnh, tôi cũng xin bỏ đề xuất về tôn giáo, thay thế bằng đề xuất thứ 2 (tên người). Vì từ thời điểm cho đến kết thúc cuộc thảo luận, chúng ta không thể nắm rõ có bao nhiêu mảng cần "ngoại lệ", tôi nghĩ rằng mỗi thành viên cũng không đại diện cho một mảng nhất định, có thể thấy và nói ra bất cập đó. Tôi cũng xin sửa lại đề xuất 4, làm rõ hơn trong đề xuất 3. Tôi tình cờ tham khảo qua nghị định 30/2020/NĐ-CP (quy ước biên soạn tiếng Việt), các sách giáo khoa việc biên tập cũng phải tuân theo những quy chế có sẵn, cũng như đã qua việc kiểm duyệt. Trường hợp phát âm, sách khoa Việt Nam thường là quy chuẩn cho việc biên soạn nội dung các trang web chính phủ (như nguồn Minh Huy dẫn), họ cũng tham khảo nên sách giáo khoa đương nhiên có thể làm nguồn tương đương. Đồng thời, tôi nghĩ đề xuất 4 chưa giải quyết được tình trạng một vài thành viên đang thắc mắc về tính "kiểm soát" và "quản lý", nên tại đề xuất 3, tôi đã thay bằng việc bổ sung chỉ được thực hiện khi có "tài liệu hàn lâm, học thuật uy tín có khả năng truy cập kiểm chứng được một cách trực tiếp". Các bạn thấy thế nào? Còn nhiều thành viên chưa ký lại. Tôi sẽ mời khi thảo luận vấn đề này xong. phongđăng (thảo luận) 06:27, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    User:P. ĐĂNG Hoa Thịnh Đốn không phải tên người. Và, sao tôi không thấy bạn nhắc tới ngoại lệ trong Phật giáo? Chúng ta nên thống nhất lẹ để kêu mọi người ký tên lại. Tôi thấy ý kiến của Minh Huy là phù hợp, súc tích hơn. Ý kiến của bạn chi tiết quá mức cần thiết. Cái gì cũng cần phải dùng "common sense" nữa, chứ không nhất thiết phải ghi ra 100 trang giấy quy định. Miễn Minh Huy và bạn thống nhất được thì tôi sẽ không có ý kiến gì thêm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:29, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tóm gọn lại thế này:
    • các phiên âm đã mặc định được xem là cách chúng ta đề cập đến chủ thể trong đại đa số các tài liệu chính quy hiện nay, ví dụ "Campuchia" hay "Litva" mà một người dùng đã chỉ ra bên dưới.
    • các phiên âm Hán Việt đã có lịch sử sử dụng lâu dài trong các tài liệu (không phải sách giáo khoa) bao gồm đề cập trong các nguồn hàn lâm cho đến hết thế kỷ trước.
    • các trường hợp tên phiên âm, phiên âm Hán Việt hay phiên âm không sang Hán Việt được sử dụng làm "tiêu đề bài viết" phải đáp ứng các tiêu chí nêu ra tại Wikipedia:Tên bài. Ví dụ, Giê-su (phiên âm không Hán Việt); Thích-ca Mâu-ni (phiên âm Hán Việt); Campuchia (phiên âm)
    • phiên âm "tạm" cho những bài đã có tiêu đề là tên Latinh tại Wikipedia tiếng Việt, chỉ được thêm khi xuất hiện một cách chi tiết thông qua những tài liệu hàn lâm, học thuật uy tín có khả năng truy cập kiểm chứng trực tiếp.
    • các phiên âm Hán Việt từ nguyên ngữ là các nước đồng văn với Việt Nam (như vùng Đông Bắc Á và một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng khác như Singapore).
    • Các ngoại lệ đặc biệt khác sẽ được xét tùy trường hợp qua thảo luận cộng đồng, chứ không áp dụng máy móc.
    PS: phiên âm (ví dụ: Camphuchia, Litva); phiên âm Hán Việt (Luân Đôn, Phổ Nghi); phiên âm không sang Hán Việt, còn gọi là phiên âm làm rõ cách đọc (Khem-nít, Luých-tích).
    Tôi đã giữ lại các đề xuất của Minh Huy, chỉ thay thế đề xuất 3, 4 bằng ý tôi nêu trên trước đó. Vẫn là 6 quy ước trước đó, không thêm không bớt. @Trần Nguyễn Minh Huy, Nguyentrongphu: Trường hợp Phật giáo, phương án 3 giải quyết được nó tương đương mảng Công giáo (nếu tên Phật giáo bất kì đã được chọn là tiêu đề bài viết, thì nó sẽ là chủ thể khi người ta đề cập về sau, xem thêm Thể loại:Phật giáo), các chủ thể chưa được tạo bài vẫn có thể dùng theo mô-tuýp này nếu nhắc đến nó tại các sự việc liên quan. Bất kì mảng nào cũng có thể giải quyết được dựa trên đề xuất 3 diễn đạt lại này. Tôi đồng ý "common sense" mà đề xuất 3 giải quyết ra được. Lồng ghép một quy định khác như Wikipedia:Tên bài, cách giải quyết sẽ bao quát hơn so với giới hạn chỉ đề xuất "ngoại lệ" một mảng, hay tình huống nào đó. Đồng thời cũng nên thống nhất cách gọi của chỗ "PS" mà tôi nêu ra, phiên âm "tạm" chúng ta đang gọi thực chất trong quy ước tiếng Việt nó là "phiên âm không sang Hán Việt", vẫn chính thức dùng cho tên bài (trong tình huống nào đó), không phải "tạm". phongđăng (thảo luận) 05:48, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    User:P. ĐĂNG Khem-nít, Luých-tích là phiêm âm "tạm". Bạn nói phiên âm không sang Hán Việt hay phiên âm làm rõ cách đọc là dài dòng quá. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:52, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    "Phiên âm 'tạm' cho những bài đã có tiêu đề là tên Latinh tại Wikipedia tiếng Việt, chỉ được thêm khi xuất hiện một cách chi tiết thông qua những tài liệu hàn lâm, học thuật uy tín có khả năng truy cập kiểm chứng trực tiếp" -> tôi vẫn không đồng ý với câu này. Đề nghị bỏ câu này. Phiên âm "tạm" (ví dụ, Khem-nít, Luých-tích vân vân) 100% sẽ không được chấp nhận. Nếu 1 phiên âm (phiên âm Hán Việt hoặc không) được các nguồn hàn lâm dùng rộng rãi trong quá khứ hoặc hiện tại thì đồng nghĩa phiên âm đó đã trở thành phiên âm chính thức chứ không còn là "tạm" nữa. Ví dụ, 1 phiên âm chính thức được dùng vào năm 1950 (ví dụ, Hoa Thịnh Đốn), nhưng bây giờ không còn ai xài nữa -> vẫn có thể ghi vô bài để giúp người đọc tra cứu lịch sử từ nguyên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:55, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyentrongphu "Tạm" là chúng ta gọi, người ta có thể hiểu mông lung nó không dùng làm tên chính quy bài viết Wikipedia được. Phiên âm không Hán Việt (phiên âm làm rõ cách đọc) tôi đâu đặt cho nó, quy ước tiếng Việt vậy. Dùng phổ biến như thế nào Phêrô hay Phanxicô vẫn là phiên âm không Hán Việt. Nó vẫn có thể có trong tiêu đề bài. "Các lối phiên âm đọc "tạm" của những địa danh là quốc gia được xác định một cách chi tiết trong những tài liệu không phải sách giáo khoa, ví dụ như trong nguồn này" --> theo quy ước của Minh Huy là nó được thêm khi có nguồn. "phiên âm "tạm" cho những bài đã có tiêu đề là tên Latinh tại Wikipedia tiếng Việt, chỉ được thêm khi xuất hiện một cách chi tiết thông qua những tài liệu hàn lâm, học thuật uy tín có khả năng truy cập kiểm chứng trực tiếp." --> tôi diễn đạt lại là chỉ được phép khi nguồn đó truy cập kiểm chứng được. Còn Hoa Thịnh Đốn --> theo quy ước trên vẫn được thêm (ý 2, 5 về Hán Việt của Minh Huy trước đó đâu thay đổi). phongđăng (thảo luận) 06:06, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    User:P. ĐĂNG Phiên âm không Hán Việt hoặc phiên âm làm rõ cách đọc -> 2 từ này cũng là do bạn tự chế. Trong giới học thuật, họ chỉ có 2 khái niệm: phiên âm chính thức và phiên âm không chính thức (gọi nôm na là phiên âm "tạm"). Phiên âm chính thức thì có thể dùng được, còn phiên âm không chính thức thì chắc chắn là không. Phiên âm nào được tính là chính thức? Cái này phải dựa vào sự phổ biến của phiên âm đó trong các nguồn hàn lâm trong quá khứ và ở hiện tại. 1 phiên âm đi kèm với tên gốc thường không được tính là phiên âm chính thức. Ví dụ, trong các nguồn Công giáo, Giê-su được ghi là "Giê-su" chứ không phải là "Jesus (Giê-su)". Đồng nghĩa nó là phiên âm chính thức. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:19, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Mxn có chỉ ra tiêu chuẩn cho phiên âm "tạm" cho tiếng Anh en:Pronunciation respelling for English. Thật ra nếu có cái này cho tiếng Việt thì không cần tranh cãi chi mệt. Dang (thảo luận) 06:23, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Giê-su và Campuchia đều là phiên âm không Hán Việt. Bạn tách ra làm 2 thể loại chi cho rắc rối vậy? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:26, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi đề xuất bỏ dòng thứ 4. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:21, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyentrongphu Xem, tôi làm rõ điểm này dựa trên nguồn thực tế chứ không phải sáng kiến. Nếu phiên âm chính thức có thể dùng hơn phiên âm không chính thức thì Peter qua tiếng Việt nó là phiên âm không chính thức? Bạn giải quyết sao nếu một bài viết không phải là mảng Công giáo? Trong học thuật họ chỉ có 2 khái niệm phiên âm chính thức hay không chính thức --> thực tế, bên tiếng Việt mọi thứ đều có thể phiên âm, họ mới đưa ra phiên âm Hán Việt hay không Hán việt. Nếu ý trên, tôi sẽ gộp chung Giê-su và Campuchia thành một cách gọi. phongđăng (thảo luận) 06:33, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    User:P. ĐĂNG Nguồn bạn cũng chỉ chia thành 2 trường hợp thôi: phiên âm Hán Việt và phiên âm không Hán Việt. Chuyện 1 phiên âm X có phải là phiên âm Hán Việt hay không Hán Việt không quan trọng. Quan trọng nó có phải là phiên âm chính thức hay là phiên âm "tạm" kiểu Oa-sinh-tơn? 1 bài viết mảng Công giáo hay mảng nào không không quan trọng. Xin nhắc lại, chúng ta có thể xác định phiên âm nào là phiên âm chính thức vs phiên âm không chính thức. Phiên âm chính thức sẽ được nhiều nguồn hàn lâm sử dụng một cách phổ biến và thường không có đi kèm với tên gốc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:40, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @P. ĐĂNG Thật ra đối với Các lối phiên âm đọc "tạm" của những địa danh là quốc gia được xác định một cách chi tiết trong những tài liệu không phải sách giáo khoa, ví dụ như trong nguồn này là tôi nhấn mạnh chỉ dành cho "quốc gia" thôi, do nó là thực thể địa lý cao nhất và được đề cập nhiều nhất, còn các địa danh bên trong nó thì tôi chủ ý loại trừ dựa trên sự cân bằng về giới hạn nhiều nhất mà chúng ta có thể áp dụng các phiên âm theo cách đọc (ở đây là phiên âm "tạm"). minhhuy (thảo luận) 06:23, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    User:Trần Nguyễn Minh Huy Mấy phiên âm "tạm" kiểu Vương quốc Ha-si-mít Gióoc-đa-ni, Cộng hoà U-dơ-bê-ki-xtan và vân vân đã lỗi thời. Nguồn hàn lâm thời nay không còn ai viết tên của mấy quốc gia kiểu như vậy nữa cả. Giờ tôi suy nghĩ lại thì cũng nên loại câu đó ra khỏi đề xuất thứ 2 luôn. Không nên tạo ngoại lệ cho tên quốc gia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:36, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC
    Trần Nguyễn Minh Huy Tôi có đọc ý trên của bạn nhưng chúng ta đâu có chỉ riêng mỗi mảng địa lý là có phiên âm. "phiên âm "tạm" cho những bài đã có tiêu đề là tên Latinh tại Wikipedia tiếng Việt, chỉ được thêm khi xuất hiện một cách chi tiết thông qua những tài liệu hàn lâm, học thuật uy tín có khả năng truy cập kiểm chứng trực tiếp." --> bất cứ mảng nào cũng có thể thêm phiên âm, với điều kiện tiên quyết chúng phải xuất hiện trong nguồn hàn lâm, học thuật uy tín có khả năng truy cập. phongđăng (thảo luận) 06:39, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy: Đúng rồi, nhiều khi các tên "Việt hóa" truyền thống cũng không chính xác lắm, chúng ta có thể đề cập đúng chúng mà không trình bày là tên chính của chủ đề. Trước đây có một trường hợp hơi buồn cười. Khi dịch thô Vườn quốc gia Yosemite từ tiếng Anh,"tôi cố tình phiên âm "tạm" là "Dầu-xe-mơ-đi" vì cứ gặp người Việt Nam mới qua đây gọi là "Dô xe mít", chẳng biết âm tiết cuối cùng bị mất làm sao, nghe chán quá đồng thời mát ruột mát tai. Cuối cùng ai đó sao chép IPA từ bản tiếng Anh, cùng với phần {{respell}} yoh-SEM-ih-tee. Tại Mỹ, không ai sử dụng IPA; các báo chí và từ điển tiếng Anh có tiêu chuẩn phiên âm "tạm" các tên bất thường như "Yosemite", ngay cả từ tiếng Anh ra tiếng Anh. Mới đầu Wikipedia tiếng Anh có quy định chỉ giúp người đọc theo IPA, là hệ thống phiên âm chuẩn và khoa học nhất, nhưng về sau cũng chấp nhận phiên âm tạm trong một số trường hợp. Nếu người Việt Nam đã quen với IPA thì chắc không cần kiểu tạm lắm, nhưng chúng ta sẽ cần kèm theo IPA trong một số bài không có IPA bên tiếng Anh. – Nguyễn Xuân Minh 💬 00:51, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phương án 2

[sửa | sửa mã nguồn]
Không cần thiết không cho phép thêm phiên âm tiếng Việt, kể cả khi chúng được thể hiện qua dưới một hình thức kiểm chứng thông tin. Phương án này có một số ngoại lệ sau:
  • Các phiên âm đã mặc định được xem là cách chúng ta đề cập đến chủ thể trong đại đa số các tài liệu chính quy hiện nay, ví dụ "Campuchia" hay "Litva" mà một người dùng đã chỉ ra bên dưới.
  • Các phiên âm Hán Việt đã có lịch sử sử dụng lâu dài trong các tài liệu (không phải sách giáo khoa) bao gồm đề cập trong các nguồn hàn lâm cho đến hết thế kỷ trước.
  • Các tên riêng có yếu tố tôn giáo được phiên âm theo âm đọc hoặc theo quy ước của bản thân cộng đồng tôn giáo đó.
  • Các phiên âm Hán Việt từ nguyên ngữ là các nước đồng văn với Việt Nam (như vùng Đông Bắc Á và một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng khác như Singapore).
  • Các ngoại lệ đặc biệt khác sẽ được xét tùy trường hợp qua thảo luận cộng đồng, chứ không áp dụng máy móc.
  1.  Đồng ý Một thứ nhìn chung không cần thiết. Phiên âm không thể miêu tả chính xác cách đọc của một tên, và phiên âm nhiều khi vẫn sai tùm lum, ví dụ như Liège, nhờ Google Dịch đọc (hehe) thì thấy nó giống "Li-e-giừ" hơn là "Luých-tích", dù "Luých-tích" là cách phiên âm trong sách giáo khoa. Còn nếu theo quan điểm của Băng Tỏa trong thảo luận này, thì tôi cũng không đồng ý. Các nhà địa lý không phải là những nhà ngôn ngữ, và chuyện phiên âm sai vẫn có thể xảy ra như thường. (Ngoài ra thì đâu chỉ có mỗi thực thể địa lý là có tên hehe). Đồng thời, ngay cả khi người viết tài liệu được nghe trực tiếp cách đọc của cái tên đó như thế nào trong chính xác ngôn ngữ mà cái tên đó thuộc về, thì có khi mỗi người lại nghe một kiểu ⇒ phiên âm khác nhau giữa các tài liệu. Thành viên minhhuy cũng đã nói ra quan điểm của mình và tôi khá là đồng tình, và tôi xin phép không nhắc lại.
    Về việc nên thêm phiên âm đối với những tên phiên âm phổ biến thì tra trên Internet thể nào cũng ra, nên tôi vẫn bảo lưu quan điểm rằng phiên âm là không cần thiết.
    Tóm lại, phiên âm không thể miêu tả chính xác cách đọc của một tên và nhiều khi còn bị sai, và còn những vấn đề khác khi áp dụng vào Wikipedia, nên theo tôi, phiên âm nhìn chung là không cần thiết. 936001 WikipediaeTalk 13:01, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Knoweverythingwiki "Luých-tích" là phiên âm từ cái tên Đức Lüttich của thành phố Liège (tiếng Pháp). Bạn phải hiểu rằng Bỉ là vùng đệm giữa Pháp và Đức, nên dân ở đấy có thể nói một trong hai hoặc cả hai thứ tiếng này tùy vùng. Billcipher123 (thảo luận) 13:56, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Billcipher123 Thôi được rồi, nhưng còn "Düsseldorf" thì sao? Tôi hy vọng đây không phải nơi giao thoa ngôn ngữ nữa. 😅 – 936001 WikipediaeTalk 14:02, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Knoweverythingwiki: Phiên âm này đúng là hơi lố và không phổ cập cho lắm. Nhưng cũng phải khen cho ông editor bài này có ý tứ đính kèm nguồn. :))) Billcipher123 (thảo luận) 14:08, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Các phiên âm này không có giá trị trong bài viết. Có hay không cũng không ảnh hưởng đến trải nghiệm độc giả đối với Wikipedia (một bài viết nội dung trình bày chỉnh tru, bao quát là đủ). Phiên âm sang tiếng Việt vốn mang đặc trưng của lối viết văn sách giáo khoa tiếng Việt, đã là hình thức "chăm lo" độc giả quá cũ. Hiện tại, các tài liệu đại học, tài liệu chuyên ngành, sách... không còn áp dụng phương cách này nữa, và các tên gốc lúc nào cũng hơn độ chính xác. Theo tôi quan sát, không ít lần gặp tình trạng các thành viên mới lợi dụng những khoản trống của quy định để thực hiện những sửa đổi "vi phạm". Nó xảy ra kể cả khi ở những người dùng mới, và đâu đó lẫn cũ. Các trường hợp này, để sửa đổi không tiếp diễn bị lùi sửa sau khi được nhắc, một số sẽ quay trở lại thêm nguồn cho bài viết. Tuy vậy, đó là nguồn từ những cuốn sách không thể truy cập onl, hoặc đến khi truy cập được thì thông tin kiểm chứng không thấy. Với những sửa đổi này [3][4][5] hay thêm nguồn tương tự, được bao nhiêu người mở từng trang sách kiểm chứng thông tin? Điều mà các tuần tra viên đôi lúc hết sức né tránh. Tôi nghĩ rằng, những gánh nặng không cần thiết nên được bỏ, ưu tiên chất lượng tính chính xác, hơn số lượng byte thêm vào nhưng sau cùng độ chính xác chưa được đảm bảo. phongđăng (thảo luận) 14:05, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Theo tôi thấy nên cấm thẳng. Ai muốn thêm thì tạo thảo luận riêng của bài đó, như vậy cho dễ quản lý. Phiên âm tiếng Việt rất là bừa bộn, không có quy chuẩn, nhiều tên phiên âm còn mang tính chất ngọng theo giọng địa phương (có thể do người viết sách bị ngọng), đồng thời mỗi ông phiên một kiểu nên chả biết cái nào là phổ biến nhất. Dang (thảo luận) 14:37, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Phiên âm sang tiếng Việt là cách làm của 10-20 năm trước. Thời nay, cách này đã bị lỗi thời. Cấm hết cho dễ quản lý. Nhân lực của chúng ta không nhiều nên đừng bày vẽ thêm công việc. Bây giờ, các tên địa danh hay tên riêng thì làm gì có ai phiên âm kiểu này nữa? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:51, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Chưa kể, phiên âm kiểu này 100% các trường hợp là đọc sai bét. Muốn phát âm đúng thì phải theo IPA hoặc có đi học bài bản đàng hoàng. Đây là kiểu đọc "bồi". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:28, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Như những gì tôi đã nêu tại WP:TL. Việc phiên âm sẽ dẫn tới rất khó thống nhất và kiểm soát về sau, khi mà bản thân chúng cũng không có quy cách nào thật sự được thống nhất cả. --minhhuy (thảo luận) 16:30, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Những cách phiên âm này đôi khi không phản ánh cách mà một vật được gọi trong ngôn ngữ đó. Một số còn nghe buồn cười do một số âm trong tiếng Anh không có trong tiếng việt (ví dụ như Düsseldorf ở trên, Chopin (tiếng Anh thường gọi là "show-pan" thay cho cách phiên âm là Sô-panh), Brahms hay là Shakespeare). Mong rằng một khi có đồng thuận sẽ có một trang CNBS dành cho vấn đề này. ChopinTheChemistTrò chuyện 21:50, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Chopin là tên tiếng Pháp và người Anh ưa đọc tên và tiếng nước ngoại không chính xác. Tiếp tiếng Pháp có âm tiếng Anh chẳng có (tiếng Việt cũng vậy). Còn tiếng Anh kém tiêu chuẩn rõ cho phát âm như hai chữ 'ow' có khi có âm giống 'ao/au' và khi đọc phát âm 'ô'. – Trinhhoa (thảo luận) 23:52, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Cách nào nên yêu cầu kèm từ ngữ tiếng gốc. Ví dụ: 'Băng Cốc' nên có tên thật 'กรุงเทพฯ มหานคร' khi gặp tên là lần đầu trong bài viết. – Trinhhoa (thảo luận) 00:06, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @ChopinChemist: Bạn biết tiếng Anh không phải là ngôn ngữ duy nhất trên thế giới phải không? "Sô-panh" là phiên âm theo tiếng Pháp. Billcipher123 (thảo luận) 00:35, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Mình biết (mặc định là tiếng Anh do đây là ngôn ngữ mình thường dùng). – ChopinTheChemistTrò chuyện 04:04, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Theo tôi thì việc này gọi là "cách đọc nôm na" để người nói tiếng Việt dễ nắm bắt từ, chứ chưa gọi là "phiên âm" vì phiên âm thì sẽ dùng tới chuẩn IPA. Viết như vậy nhiều khi cũng không thể hiện được đúng, hết các âm và cách nhấn trọng âm,
    ví dụ như Texas hiện đang để "Texas (/teksəs/ phiên âm Téc-xật)", kết hợp với tra từ điển thì téc-xật chưa thể hiện được trọng âm, ậ cũng không tương đương với ə vì thật ra một bên là chữ cái, một bên là phiên âm, chữ cái thì có thể phiên ra nhiều âm.
    Điểm tốt là nó cho người đọc một ý niệm chung về cách đọc, nhưng nếu để vào từ điển bách khoa và từ nào cũng để thì không nên. Nếu có thì chèn file audio vào ngay cạnh từ là tốt nhất (ví dụ như en:Texas), hoặc viết thêm IPA, hoặc không phiên âm gì cả và người đọc tự tra thêm nếu muốn. bdanh 01:55, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Bdanh: "Téc-xật" là một lỗi do chính tôi bị nhầm lẫn cách đây nhiều năm, cuối cùng được sửa lại. Thực sự người ta thường phiên âm Texas là Tếch-dớt, Tếch-xát, hay Tếch-dát. Ban đầu tôi chỉ biết một vài chữ tiếng Việt do bố mẹ nói trong nhà, không biết tên nào phổ biến hay không vì không có truy cập được truyền hình, sách vở tiếng Việt, nên đôi khi bị bệnh NGHIENCUU một tí. – Nguyễn Xuân Minh 💬 09:12, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Tôi hoàn toàn thấy nó không cần thiết và quá lỗi thời... Windrain (thảo luận) 02:08, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Việc phiên âm tiếng Việt tôi thấy đã lỗi thời rồi, lại không cần thiết và không bổ sung giá trị gì cho bài viết. Trừ một số cách phiên âm có trích dẫn từ SGK, báo chí thì tôi thấy phiên âm tiếng Việt hiện tại không có quy chuẩn, bừa bãi mà đọc ra cũng chẳng giống với âm gốc. Ủng hộ cấm hoàn toàn để thống nhất chất lượng tên gọi. Dotruonggiahy12 (thảo luận) 04:42, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Thời đại 4.0 rồi ai còn dùng phiên âm tiếng Việt nữa. Ayane aka. eunn 04:43, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Không cần thiết, không thống nhất và lỗi thời. The Weird Kid talk contributons 09:46, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý mấy cái phiên âm chỉ có người lớn tuổi mới biết và mới có nhu cầu dùng, mà họ thì cũng sắp "thăng" hết rồi. thời buổi bây giờ, các thế hệ sao rất lạ lẫm với mấy cái phiên âm gạch nối hay Hán Việt, Wikipedia có để chỉ thêm rối ren cho họ. mà mấy cái đó giờ cũng đâu có dùng. vốn dĩ hồi xưa khi người ta tạo ra phiên âm là để bổ trợ việc phổ biến tri thức. giờ dân trí cao rồi, mấy cái bổ trợ này ko có giá trị gì đâu. người bây giờ thậm chí nói chuyện còn chiêm tiếng Anh vô nói nữa mà. tức là: Lỗi thời - Không được sử dụng hiện nay - sự tồn tại trước đó chỉ là vai trò hỗ trợ người đọc sách. - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 10:02, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Bây giờ ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng được phổ cập cho toàn dân Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Trình độ hiểu và đọc ngoại ngữ của giới trẻ và người lớn tuổi được nâng tầm và cải thiện sâu rộng, do vậy chúng ta không cần thiết phải sử dụng lối phiên âm tiếng nước ngoài kiểu như "Amadôn", "Anbe Anhxtanh", "Tô-mát Ê-đi-xơn",... vốn lỗi thời và đang ra gây nhiều tranh cãi về mức độ chính xác 😊😊 Hongkytran (thảo luận) 11:43, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý Phiên âm tiếng Việt là không cần thiết lắm, tiếng Việt trước giờ chỉ để phiên âm cho dễ đọc và thuận miệng nên không chính xác lắm, trường hợp 1 từ mà có 2 cách phiên âm trở lên là điều dễ xảy ra, còn để miêu tả phát âm chính xác thì chỉ có IPA, mà cái này thì không phả ai cũng rành. Sundance Kid 🇻🇳 (thảo luận) 02:53, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)[trả lời]