Văn hóa làng xã Việt Nam
Trang hay phần này đang được viết mới, mở rộng hoặc đại tu. Bạn cũng có thể giúp xây dựng trang này. Nếu trang này không được sửa đổi gì trong vài ngày, bạn có thể gỡ bản mẫu này xuống. Nếu bạn là người đã đặt bản mẫu này, đang viết bài và không muốn bị mâu thuẫn sửa đổi với người khác, hãy treo bản mẫu {{đang sửa đổi}} .Sửa đổi cuối: 42.116.36.117 (thảo luận · đóng góp) vào 4 tháng trước. (làm mới) |
Một phần của loạt bài về |
Văn hóa Việt Nam |
---|
Văn học |
Văn hóa làng xã Việt Nam hay văn hóa làng là tổng hợp các giá trị và nét văn hóa đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Văn hóa làng xã phản ánh những yếu tố cơ bản và tiêu biểu cho tính cách con người Việt Nam, nó có tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt đời sống xã hội ở quốc gia này cũng như cộng đồng người Việt ở hải ngoại.[1]
Tuy nhiên bên cạnh đó, văn hóa làng xã cũng tồn tại nhiều hạn chế, bao gồm: lối suy nghĩ vụn vặt, tự trói mình trong lũy tre làng, lối sống khép kín, tự cấp, tự túc, bảo thủ của người nông dân.[1]
Nhận xét và đánh giá
[sửa | sửa mã nguồn]Bản sắc văn hóa Việt Nam xuất phát từ làng, văn hóa làng xã là cái rất riêng chỉ Việt Nam mới có.
[…] văn hóa Việt Nam là văn hóa làng xã, tính cộng đồng trong văn hóa thể hiện rất rõ. Mỗi làng một cái đình, mọi việc lớn nhỏ của làng đều đưa ra đình làng. Trong văn hóa làng thì đình là nơi sinh hoạt văn hóa, là công đường xử những ai vi phạm luật làng, nơi tổ chức lễ hội…
Chúng ta hay nói “phép vua thua lệ làng”, điều đó không có nghĩa là cả làng đó hơn được pháp luật vua ban, làng to hơn vua mà nói đến việc chính quyền của triều đình nó chỉ nắm tới góc độ làng xã mà thôi, các cá nhân trong làng thì làng tự giải quyết. Làng là hạt nhân cơ bản của văn hóa Việt.
— Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quang Đức, theo Báo Giáo dục Việt Nam.
Người Việt Nam có nền tảng văn hóa ảnh hưởng của đời sống lấy nông nghiệp làm chủ đạo, có đặc tính ăn, ở, mặc, đi lại từ văn minh lúa nước và không thể cắt bỏ được căn tính tiểu nông. “Vì vậy, dù ở tầng lớp nào trong suốt 2 thế kỷ 19 và 20 hoặc thời đại bây giờ chăng nữa, thì người Việt Nam cũng chỉ là những “nông dân” mà thôi”.
[...] Bản thân các thành phố ở ta giống như một cái làng to, cư dân ở đó chưa hẳn là công dân đô thị, mà mới là người làng ra phố, sinh hoạt, thói quen vẫn như người nông dân.— Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, tác giả cuốn sách “Tập tục đời người” ra mắt năm 2017.
Quan điểm về đặc tính của nhà nước Văn Lang rất đa dạng. Có nhiều quan điểm khác nhau trong đó có quan điểm của GS. Hà Văn Tấn cho rằng nhà nước Văn Lang vốn chỉ là một cái làng lớn;[2] hay như quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng: Nhà nước Văn Lang thực chất là một "nhà nước siêu làng", thể hiện cả ở sự liên kết giữa làng và nước, chứ không chỉ là sự liên kết giữa các làng với nhau. Theo tác giả, tính chất "siêu làng" thể hiện ít nhất ở ba khía cạnh: Thứ nhất, về nội dung, nhà nước mang dáng dấp của một cái làng lớn có tính liên kết mạnh, tính đại diện cao và tính giai cấp yếu. Thứ hai, về phạm vi và tính chất liên kết, quan hệ làng nước mang tính hoà đồng, lưỡng hợp, chưa có sự phân định rạch ròi về chức năng, thẩm quyền giữa làng và nước.
— Về bản chất của nhà nước Văn Lang - Vương quốc đầu tiên của người Việt
Thăng Long - Hà Nội từ xưa đã được coi là một cái làng lớn mang trong mình nhiều làng nhỏ. Cũng từ đây, những phong tục, lề thói của từng địa phương được chắt lọc, bồi đắp, trau chuốt để tạo nên nét văn hóa của người Hà Nội, góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo Thủ đô, quyết định thương hiệu của đô thị.
— Theo Hoàng Lan, Báo Hànộimới
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Mặt trước cổng làng Văn Trì, Từ Liêm (Hà Nội) năm 2023
-
Mặt sau cổng làng Văn Trì, Từ Liêm (Hà Nội) năm 2024
-
Chùa làng Niêm Hạ (Thái Bình) ở những năm 1920
-
Cổng làng Luật Trung (Thái Bình) năm 1928. Cạnh cổng làng có một quán nước, các thợ rèn dạo hành nghề bên gốc cây gần đó.
-
Những cây cổ thụ bên cánh đồng làng Niêm Hạ năm 1928
-
Các hương chức làng Niêm Hạ, chụp năm 1928
-
Một xưởng làm chiếu ở làng nghề Hải Triều (làng Hới) ở Thái Bình chuyên về sản phẩm chiếu Hới.
-
Hoàng hôn trên cánh đồng ở làng An Vệ, tổng Quỳnh Côi, phủ Thái Ninh (nay là Thái Bình) năm 1928
-
Tòa Hội đồng làng Bộ La, Thái Bình năm 1928
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Nông thôn Việt Nam
- Văn minh lúa nước
- Văn hóa Đông Sơn
- Quan hệ nhà - làng - nước
- Tứ khoái
- Danh sách từ và cụm từ tiếng Việt bắt nguồn từ văn hóa làng xã
- Văn hóa dân gian Việt Nam
- Văn hóa sông nước (khu vực Tây Nam Bộ)
- Văn minh miệt vườn (khu vực đồng bằng sông Cửu Long)
- Đánh giá người Việt
- Văn hóa gia đình
- Quan hệ xã hội của người Hoa
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Nguyễn Đắc Hưng (tháng 7 năm 2017). Văn hóa làng và nhân cách người Việt. NXB Chính trị quốc gia Sự thật. ISBN 978-604-57-3018-8. 8935211192980.
- ^ Hà Văn Tấn (1987). Làng, liên làng và siêu làng (Mấy vấn đề về phương pháp). Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, in lại trong Một số vấn đề Lý luận Sử học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007)
- Vũ Đức Liêm (ngày 26 tháng 8 năm 2021). “Làng xã trong vòng xoáy bạo lực của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XIX”. Tạp chí Tia Sáng. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2021.
- Hồ Nguyên Kha (ngày 18 tháng 6 năm 2018). “Người Việt với văn hóa làng xã”. Cổng thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2022.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Danh mục sách tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Nguyễn Đình Đầu (tháng 7 năm 1992). Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh. Hà Nội: NXB Hội sử học Việt Nam.
- Vũ Ngọc Khánh (tháng 1 năm 2011). Văn hóa làng ở Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin.
- Nguyễn Đình Đầu (ngày 2 tháng 3 năm 2016) [1999]. Chế độ Công điền Công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ Lục tỉnh. Tủ sách Góc nhìn sử Việt. NXB Khoa học Xã hội. ISBN 978-604-944-564-4. 8-935251-401653.
- Nguyễn Mạnh Tiến (tháng 8 năm 2017). Sống đời của chợ. Hiểu Việt Nam. NXB Hội Nhà Văn. ISBN 978-604-53-8978-2.
- Phan Cẩm Thượng (tháng 11 năm 2017). Tập tục đời người. NXB Hội Nhà Văn.
- Vũ Ngọc Khánh (tháng 1 năm 2018). Văn hóa làng ở Việt Nam. NXB Văn hóa dân tộc.
- Sơn Nam (ngày 1 tháng 9 năm 2018) [1970 và 1985]. Đồng bằng sông Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa & Văn minh Miệt Vườn. Biên khảo (ấn bản thứ 4). NXB Trẻ. ISBN 978-604-1-12853-8. 8-934974-157632.
- Phan Cẩm Thượng (ngày 9 tháng 4 năm 2019) [2017]. Tập tục đời người. Văn hóa tập tục của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19-20. NXB Hội nhà văn. ISBN 978-604-9823-91-6. 8-935235-214187.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Đình làng Việt trên Facebook
- Đình làng xứ Thanh trên Facebook
- Đình làng Nam Bộ trên Facebook
- Người nước ngoài ngỡ ngàng với 'văn hóa ngủ trưa' ở Việt Nam
- Đà Nẵng: Đình làng tái sinh
- Mai Văn Sang (ngày 4 tháng 9 năm 2005). “Đôi nét về "văn minh miệt vườn " trong ca dao Nam Bộ”. VanChuongViet.Org. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.
- Nguyễn Văn Hiếu; Dương Văn Hưởng (ngày 29 tháng 4 năm 2021). “Tản mạn văn hóa miệt vườn Nam Bộ”. Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.
- Lam Điền (ngày 27 tháng 6 năm 2020). “Những nét văn hóa Việt đậm đà ở miệt vườn Nam Sông Hậu”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.
- Tường Vy; Đăng Huỳnh; Lệ Thu (ngày 22 tháng 1 năm 2014). “Dấu ấn văn minh miệt vườn”. Báo Cần Thơ Online. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.