Bước tới nội dung

Uông Chu Lưu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Uông Chu Lưu
Uông Chu Lưu ở Brasil, 2019
Chức vụ
Nhiệm kỳ23 tháng 7 năm 2007 – 31 tháng 3 năm 2021
13 năm, 251 ngày
Chủ tịchNguyễn Phú Trọng (2006 – 2011)
Nguyễn Sinh Hùng (2011 – 2016)
Nguyễn Thị Kim Ngân (2016 – 2021)
Tiền nhiệmNguyễn Văn Yểu
Kế nhiệmNguyễn Khắc Định
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ12 tháng 8 năm 2002 – 23 tháng 7 năm 2007
4 năm, 345 ngày
Thủ tướngPhan Văn Khải
Nguyễn Tấn Dũng
Tiền nhiệmNguyễn Đình Lộc
Kế nhiệmHà Hùng Cường
Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Nhiệm kỳ3 tháng 1 năm 2012 – 31 tháng 3 năm 2021
9 năm, 87 ngày
Kế nhiệmNguyễn Khắc Định
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII, XIII, XIV
Nhiệm kỳ19 tháng 5 năm 2002 – 23 tháng 5 năm 2021
19 năm, 4 ngày
Nhiệm kỳ22 tháng 4 năm 2001 – 30 tháng 1 năm 2021
19 năm, 283 ngày
Vị tríViệt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh20 tháng 7, 1955 (69 tuổi)
Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnTiến sĩ Luật

Uông Chu Lưu (sinh ngày 20 tháng 7 năm 1955) là một Tiến sĩ Luật học, chính khách Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Uông Chu Lưu quê quán ở xã Xuân Trường (nay là xã Đan Trường), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, người Việt. Ông hiện cư trú tại quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội.[1]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giáo dục phổ thông: 10/10[1]
  • Cử nhân Luật[1]
  • Tiến sĩ luật[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3 tháng 12 năm 1983, Uông Chu Lưu gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam (chính thức ngày 3 tháng 12 năm 1984).

Ông Uông Chu Lưu từng là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, X, XI và XII.[2]

Năm 2001, ông Uông Chu Lưu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 9 (2001 – 2006).[3]

Từ ngày 12 tháng 8 năm 2002 đến ngày 23 tháng 7 năm 2007, ông Uông Chu Lưu là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam.

Ông Uông Chu Lưu là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 (2002 – 2007) tỉnh Sóc Trăng kiêm Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.[4]

Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 12

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Uông Chu Lưu là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 nhiệm kì 2007-2011 tỉnh Sóc Trăng (đại biểu chuyên trách trung ương).[5]

Ngày 23 tháng 7 năm 2007, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 12, Ông Uông Chu Lưu được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 12 với tỷ lệ số phiếu thuận gần 94%.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 13

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Ông Uông Chu Lưu trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 tại tỉnh Thanh Hóa với tỉ lệ số phiếu thuận trên 83% (đại biểu chuyên trách trung ương).[6]

Ngày 3 tháng 1 năm 2012, Ông Uông Chu Lưu được Quốc hội Việt Nam khóa 13 bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Ông Uông Chu Lưu trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016 – 2021 tại tỉnh Thanh Hóa.[7]

Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 14

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng ngày 22 tháng 7 năm 2016, Ông Uông Chu Lưu được Quốc hội Việt Nam khóa 14 bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 14 với tỉ lệ tán thành là 96,76% (tổng số đại biểu: 494, tán thành: 478, không tán thành: 12, phiếu trống: 4).[8]

Tại kì họp thứ 5 năm 2018, về dự án Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi là các đặc khu), ông cho rằng cần thiết phải có nhiều ưu đãi dành cho các đặc khu như thời hạn cho thuê đất 99 năm nhằm “dọn chỗ để hút phượng hoàng”.[9] ông Uông Chu Lưu cho biết dự án Luật Đặc khu là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam mà ông là thành viên cao cấp.[10]

Ngày 31 tháng 3 năm 2021, tại kỳ họp thứ mười một Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch Quốc hội đối với ông Uông Chu Lưu, sau đó ông sẽ nghỉ hưu theo chế độ.

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  2. ^ “Tiểu sử 4 phó chủ tịch Quốc hội”. VnExpress.
  3. ^ “DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA IX”.
  4. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 Uông Chu Lưu”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  5. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 Uông Chu Lưu”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  6. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 Uông Chu Lưu”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  7. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 Uông Chu Lưu”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  8. ^ Nguyễn Thảo. “Quốc hội bầu 4 Phó chủ tịch Quốc hội và 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội”. Báo Quân đội nhân dân. 2016-07-22. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  9. ^ P. Thảo. “Phó Chủ tịch Quốc hội: Làm đặc khu phải theo nguyên lý "dọn tổ đón phượng hoàng". Báo Dân trí. 2018-06-01. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  10. ^ Võ Hải - Hoài Thu. “Hơn 85% đại biểu Quốc hội đồng ý lùi Luật đặc khu”. VnExpress. 2018-06-11. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]