Bước tới nội dung

Trịnh Lương Hy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trịnh Lương Hy
Tập tin:Trịnh Lương Hy.jpg
Chức vụ
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2
Nhiệm kỳ2006 – 2012
Kế nhiệmTrình Văn Thống
Vị trí Việt Nam
Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 1
Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng
Thông tin cá nhân
Sinh1951 (72–73 tuổi)
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
ChaTrịnh Lương Tiên
MẹPhan Thị Minh
Con cáiTrịnh Phương Quang
Binh nghiệp
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Cấp bậcTrung tướng

Trịnh Lương Hy (tên thường gọi: Ba Hy, sinh năm 1951) là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Bộ Công an, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 1.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Trịnh Lương Hy sinh năm 1951, quê quán ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.[1] Cụ cố nội của ông là Trịnh Quý Công, người tỉnh Bắc Ninh, đã vào khai khẩn đất ở vùng Nghĩa Hà, Tư Nghĩa, Hủ Tỉu ở tỉnh Quảng Ngãi, trở thành Thành hoàng được nhân dân trong vùng thờ phụng.[1]

Cha ông tên là Trịnh Lương Tiên (còn gọi là Trịnh Luyện, sinh năm 1925), Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từng tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm 1954.[2] Trịnh Lương Tiên tập kết ra Bắc sau Hiệp định Genève, 1954 khi ông vừa tròn hai tuổi.[1] Trịnh Lương Tiên sau này là Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng.[2]

Thân mẫu của ông là bà Phan Thị Minh.[1] Bà Minh ở lại Quảng Ngãi nuôi hai con. Khi Trịnh Lương Hy được 6 tuổi thì mẹ ông rời quê hương vào huyện Lộc Ninh, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Phước) sinh sống.[1] Mẹ ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, bí thư chi bộ đảng. Sau khi vào thị trấn Lộc Ninh, bà tiếp tục hoạt động cách mạng bí mật.[1] Trịnh Lương Hy còn có một em gái.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1968, ông tham gia Đại đội Võ trang 31 của huyện Lộc Ninh, tỉnh Sông Bé.[1] Sau đó ông lên chức Đại đội trưởng.[2]

Cuối năm 1981, ông mang hàm Trung úy Công an, và được điều về công tác ở tỉnh Lâm Đồng.[2]

Ông nổi lên từ việc trấn áp lực lượng FULRO chống phá chính quyền Việt Nam ở tỉnh Lâm Đồng.[3]

Ông từng là Thiếu tá, Trưởng Công an huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.[4][5]

Tháng 8 năm 1985, ông giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, dưới quyền Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng là Đại tá Vũ Linh.[6]

Sau đó, ông được đề bạt và giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng.[7]

Tháng 2 năm 2001, ông là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh.[3]

Năm 2004, ông chỉ huy chiến đấu dẹp tan FULRO đòi lập Nhà nước Đề Ga tự trị ở TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.[7]

Năm 2006, ông là Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục I Bộ Công an.[3]

Ngày 25 tháng 4 năm 2007, ông được thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam cùng 11 người khác là Trần Đại Quang, Trương Hòa Bình, Đặng Văn Hiếu, Nguyễn Văn Thắng, Hoàng Đức Chính, Sơn Cang, Lê Văn Thành, Phạm Văn Đức, Nguyễn Xuân Xinh, Vũ Hải Triều, Phạm Nam Tào. Lúc này ông đang giữ chức vụ Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục I, Bộ Công an Việt Nam.[8]

Năm 2011, ông là Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Bộ Công an.[9]

Tháng 4 năm 2012, ông nghỉ hưu.[10]

Phong tặng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]

Huân huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h Hà Nguyễn - Ngọc Lài (6 tháng 10 năm 2013). “Cuộc đời như huyền thoại của Trung tướng Trịnh Lương Hy”. Báo Người đưa tin. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ a b c d Hà Nguyễn - Ngọc Lài (7 tháng 10 năm 2013). “Cuộc đời như huyền thoại của Trung tướng Trịnh Lương Hy (2)”. Báo Người đưa tin. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ a b c Ngọc Thiện (24 tháng 9 năm 2014). "Đại bàng"giữa trời Tây Nguyên”. Báo Cảnh sát toàn cầu. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ "FULRO - Hồ sơ đen của tổ chức tội ác", Dụ hùm xám rời hang, Báo Đời sống và Pháp luật
  5. ^ “Chuyên án F101 - Chuyên án chống FULRO của lực lượng An ninh”. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  6. ^ Khắc Dũng (20 tháng 10 năm 2015). “Uẩn khúc sau chuyên án HT86”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ a b “Cuộc đời như huyền thoại trung tướng Trịnh Lương Hy (3)”. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  8. ^ PV (28 tháng 4 năm 2007). “41 cán bộ CAND được thăng bậc hàm cấp Tướng”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ a b “Trao tặng phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ ANTQ”. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  10. ^ M.NGỌC - Đ.THỤY, "Căn cứ Trung ương Cục miền Nam được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt", Báo Sài Gòn Giải phóng, 23/12/2012 06:54 GMT 7