Bước tới nội dung

Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học – Huế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học – Huế
Hình ảnh Trường Quốc Học Huế
Địa chỉ
, , ,
Thông tin
Tên khácQuốc Học - Huế
LoạiTrung học phổ thông Chuyên
Khẩu hiệuHiền tài là nguyên khí quốc gia
Thành lập1896
Hiệu trưởngNguyễn Phú Thọ
Giáo viênkhoảng 150
Số học sinhkhoảng 1500
WebsiteTrường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học

Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học – Huế (hay còn gọi là Trường Quốc Học hoặc Quốc Học Huế) là một ngôi trường nổi tiếng ở thành phố Huế, Việt Nam. Thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896, Quốc Học là ngôi trường trung học phổ thông lâu đời thứ ba tại Việt Nam sau Collège Chasseloup-Laubat (thành lập năm 1874; tức Trường THPT Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh) và Collège de Mỹ Tho (thành lập năm 1879; tức Trường Nguyễn Đình Chiểu thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).[1]

Trường Quốc Học nổi tiếng bởi kết quả học tập xuất sắc của học sinh, trình độ của giáo viên. Hiện nay, trường được chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng thành một trong ba trường phổ thông trung học chất lượng cao của Việt Nam. Trường Quốc Học còn nổi tiếng bởi những lãnh đạo chính trị của Việt Nam đã từng theo học tại đây.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Quốc Học Huế thành lập theo chỉ dụ của vua Thành Thái giao cho ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896. Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc Học (1896–1936), Trường Trung học Khải Định (1936–1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955–1956), và được trở về với tên gốc vào năm 1956 cho đến nay. Tên lúc mới thành lập là "Pháp tự Quốc học Trường môn", đến nay vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại nhà lưu niệm của trường. Quốc Học là trường Trung học đệ Nhất cấp đầu tiên ở Huế. Ngay từ lúc sáng lập, giáo trình được dạy bằng tiếng Việt cùng với tiếng Pháp.[2] Quốc Học được xây dựng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn), ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất, tổng cộng có ba tòa nhà. Địa điểm của trường nằm xoay ra đường Jules Ferry (sau năm 1955 là đường Lê Lợi). Công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu Pháp vào đầu thế kỷ XX.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Pháp tự Quốc học Đường (1896–1915): Lúc mới lập, trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường với mục đích giảng dạy tiếng Pháp, chữ Quốc ngữchữ Nho ở bậc tiểu học. Trưởng giáo đầu tiên tức hiệu trưởng là Ngô Đình Khả; phụ tá trưởng giáo là Nguyễn Văn Mại.
  • Collège Quốc học (1915–1936): Khi chuyển thành trường trung học với bốn lớp đệ thất (lớp 6), đệ lục (lớp 7), đệ ngũ (lớp 8), và đệ tứ (lớp 9) thì trường cũng đổi tên thành Collège Quốc học.[3] Cũng vào thời điểm đó những tòa nhà dùng làm trường sở được xây cất lại bằng gạch ngói.[4]
  • Lycée Khải Định (1936–1955): Năm 1936, trường mở rộng và thêm các lớp đệ Tam (lớp 10), đệ Nhị (lớp 11), và đệ Nhất (lớp 12) dưới tên Lycée Khải Định.[3]
  • Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955–1956): Sang thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, trường mang tên tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng chỉ được một năm thì đổi lại tên cũ là Quốc Học nhân kỷ niệm 60 năm thành lập trường.

Những nhân vật liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng Nguyễn Tất Thành ở giữa sân trường
Đài tưởng niệm chiến sĩ Trận Vong thường gọi là "Bia Quốc Học" nằm đối diện với cổng trường

Một số học sinh của Quốc Học Huế sau này là những lãnh tụ nổi tiếng của Việt Nam như Hồ Chí Minh (chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)[5], Võ Nguyên Giáp (Đại tướng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam) và Ngô Đình Diệm (tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa).[6]

Khối nhà học xây dựng từ thời Pháp

Tiểu sử chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, tự là Tất Thành. Nguyễn Sinh Cung vào học ở Quốc Học Huế vào tháng 9 năm 1907, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.[5] Tuy nhiên, theo tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại ở Pháp,[7] cụ thể là bức thư đề ngày 7 tháng 8 năm 1908 của hiệu trưởng Collège Quốc học, thì Hồ Chí Minh có tên là Nguyễn Sinh Côn và được nhận vào Quốc Học Huế vào ngày 7 tháng 8 năm 1908.[8][9][10][11][12] Theo sử gia Vũ Ngự Chiêu thì như vậy "không có việc Nguyễn Sinh Côn bị trục xuất khỏi trường Quốc Học vì tham gia vào cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế – cuộc biểu tình chống sưu dịch xảy ra ngày 9 tới 12 tháng 4 năm 1908; tức gần bốn tháng trước ngày trò Côn được nhận vào trường Quốc Học."[8]

Tháng 9 năm 1989, trong sân trường có đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành (tức Hồ Chí Minh) do Nhà điêu khắc Vương Học Báo thực hiện bằng xi măng trắng ở giữa sân trường; bức tượng hiện nay đã được đúc đồng.

Một số cựu học sinh nổi tiếng khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Toán học

[sửa | sửa mã nguồn]

Công nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội họa

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Thúc Hào: Một trong giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam, ông đỗ thủ khoa vào trường năm 1924. Ông từng giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Vinh, Tổng Thư ký kiêm Quyền Giám đốc Trường Đại học Khoa học Hà Nội, ngay từ những ngày đầu thành lập nước.

Ngoài ra trường có nhiều học sinh đoạt giải cao ở trong các kỳ thi quốc tế như:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hà Thành (20 tháng 11 năm 2016). “Quốc học - Ngôi trường danh tiếng đẹp nhất xứ Huế”. Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ Lê Xuân Khoa. tr 422
  3. ^ a b Hà Thúc Ký. tr 18
  4. ^ Khám phá Huế, Trường Quốc Học[liên kết hỏng]
  5. ^ a b Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên. “Thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ”. thainguyen.edu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ Ngô Đình Châu. “Tiểu sử Tổng thống Ngô Đình Diệm”. motgoctroi.com. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ Centre des archives d'Outre-mer [CAOM] (Aix), Gouvernement General de l'Indochine [GGI], Fonds Residence Superieure d'Annam [RSA], carton R1.
  8. ^ a b Vũ Ngự Chiêu. “Vài vấn nạn lịch sử thế kỷ XX: Hồ Chí Minh—Nhà ngoại giao, 1945-1946”. Tạp chí Hợp Lưu. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  9. ^ Nguyễn Vĩnh Châu và Vũ Ngự Chiêu. “Phỏng vấn sử gia Vũ Ngự Chiêu về những nghiên cứu lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh”. Tạp chí Hợp Lưu. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  10. ^ “Sự kiện: Nguyễn Tất Thành với tên gọi Nguyễn Sinh Côn có thể được nhận vào Trường Quốc học Huế”. Bảo tàng Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2014.[liên kết hỏng]
  11. ^ “Về bộ sách "Quốc học Huế xưa và nay". Đài tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2014. Trường Quốc học Huế mãi mãi còn ghi dấu ấn sâu sắc của nhiều thầy và trò của trường: Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh)...
  12. ^ Trần Quốc Vượng. “Lời truyền miệng dân gian về Hồ Chí Minh”. BBC Vietnamese. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  13. ^ “Lê Tự Quốc Thắng, niềm tự hào của Toán học Việt Nam”. vnexpress.vn. 25 tháng 7 năm 2017.
  14. ^ “TS Lê Viết Quốc: Lúc nào cũng mơ về Việt Nam”. Tuổi Trẻ Online. 6 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2024.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hà Thúc Ký. Sống còn với Dân tộc, hồi ký chính trị. ?: Phương Nghi, 2009.
  • Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945–1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004.
  • Mục từ "Quốc Học (trường)" trong Từ điển Lịch sử Thừa Thiên Huế (phần viết về di tích và danh thắng), tr.725–726, Nhà xuất bản. Thuận Hoá, 2000.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]