Tokyo Skytree
Tokyo Skytree | |
---|---|
東京スカイツリー | |
Thông tin chung | |
Tình trạng | Hoàn thành |
Dạng | Tháp phát sóng, nhà hàng, và quan sát |
Phong cách | Tân vị lai |
Địa điểm | Sumida, Tokyo, Nhật Bản |
Tọa độ | 35°42′36,5″B 139°48′39″Đ / 35,7°B 139,81083°Đ |
Chủ sở hữu | Tobu Tower Skytree Co., Ltd. |
Xây dựng | |
Khởi công | 14 tháng 7 năm 2008 |
Hoàn thành | 29 tháng 2 năm 2012 |
Khánh thành | 22 tháng 5 năm 2012 |
Mở cửa | 22 tháng 5 năm 2012 |
Nhà thầu chính | Obayashi Corp. |
Chi phí xây dựng | 65 tỷ Yên (806 triệu USD)[1] |
Số tầng | 29 |
Số thang máy | 13 |
Chiều cao | |
Tính đến mái | 495,0 m (1.624 ft) |
Tính đến ăng ten | 634,0 m (2.080 ft) |
Tính đến sàn cao nhất | 451,2 m (1.480 ft) |
Thiết kế | |
Kiến trúc sư | Nikken Sekkei |
Trang web | |
www |
Tokyo Skytree (東京スカイツリー Tōkyō Sukaitsurī) là một tháp phát sóng, nhà hàng và đài quan sát tại quận Sumida của thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Tháp là cấu trúc cao nhất tại Nhật Bản từ năm 2010[2] và đạt đủ độ cao là 634,0 mét (2.080 ft) vào tháng 3 năm 2011, do vậy trở thành tháp cao nhất trên thế giới, thay thế tháp Quảng Châu,[3][4] và là cấu trúc cao nhì trên thế giới sau Burj Khalifa (829.8 m/2,722 ft).[5]
Tháp là nơi phát sóng truyền hình và phát thanh chủ yếu cho khu vực Kantō; tháp Tokyo không còn hoàn thành phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất được bao quát do có nhiều tòa nhà cao nằm quanh tháp. Tokyo Skytree được hoàn thành vào ngày 29 tháng 2 năm 2012, và khai trương trước công chúng vào ngày 22 tháng 5 năm 2012.[6] Tháp là tâm điểm của một phát triển thương nghiệp lớn được tài trợ từ Tobu Railway và một nhóm gồm sáu đài phát thanh-truyền hình mặt đất do NHK đứng đầu.
Thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]Thiết kế cho Tokyo Skytree được công bố vào ngày 24 tháng 11 năm 2006,[7] dựa trên ba quan niệm sau đây:
- Dung hợp thiết kế tân vị lai[8][9] và vẻ đẹp truyền thống của Nhật Bản,
- Xúc tác cho phục hưng thành phố,
- Đóng góp cho phòng ngừa động đất – "An toàn và An ninh".
Phần chân tháp là một cấu trúc tương tự một kiềng ba chân; từ độ cao khoảng 350 m (1.150 ft) trở lên, cấu trúc tháp có hình trụ để tạo góc quan sát toàn cảnh sông và thành phố.[10] Có các đài quan sát tại độ cao 350 m (1.150 ft) với sức chứa lên tới 2000 người, và tại độ cao 450 m (1.480 ft) với sức chứa 900 người.[11] Đài quan sát phía trên là một đường tản bộ không gian có hình xoắn ốc, che bằng kính, du khách đi quãng đường có độ cao chênh tổng cộng 5 mét đến điểm cao nhất của tầng trên. Một đoạn sàn bằng kính tạo cho du khách một góc quan sát thẳng xuống bên dưới.[12]
Tokyo Sytree chống được động đất, gồm một trục trung tâm làm bằng bê tông cốt thép. Trụ chính gắn với cấu trúc ở phía ngoài đến độ cao 125 mét (410 ft) từ mặt đất. Từ đó cho đến độ cao 375 mét (1.230 ft) trụ gắn với khung tháp bằng các bộ giảm chấn dầu, đóng vai trò như đệm trong một trận động đất. Theo những nhà thiết kế, các bộ giảm chấn dầu có thể hấp thu 50% năng lượng từ một trận động đất.[13][14]
Khung lưới bên ngoài được sơn một màu với tên chính thức là "trắng Skytree". Đây là một màu căn bản dựa trên một màu trắng hơi xanh truyền thống Nhật Bản gọi là "lam bạch" aijiro (藍白 aijiro).[15]
Thiết kế chiếu sáng được công bố vào ngày 16 tháng 10 năm 2009. Hai mô hình chiếu sáng lấy cảm hứng từ các phạm trù thẩm mỹ cổ điển Nhật Bản, màu thiên thanh Iki (粋, túy) và hồng miyabi (雅, nhã) được sử dụng luân phiên hàng ngày. Tháp được chiếu sáng bằng các đèn LED.[16]
-
Iki
-
Miyabi
Tên gọi và độ cao
[sửa | sửa mã nguồn]Thu thập ý kiến của đại chúng về danh xưng của tháp được tiến hành từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2007. Ngày 19 tháng 3 năm 2008, một ủy ban lựa chọn ra sáu tên ứng cử vào chung kết:
- Tokyo Skytree (東京スカイツリー Tōkyō Sukaitsurī)
- Tokyo EDO Tower (東京EDOタワー Tōkyō Edo Tawā)
- Rising Tower (ライジングタワー Raijingu Tawā)
- Mirai Tower (みらいタワー Mirai Tawā , "tháp tương lai")
- Yumemi Yagura (ゆめみやぐら "mộng tháp")
- Rising East Tower (ライジングイーストタワー Raijingu Īsuto Tawā)
Tên chính thức được quyết định trong một cuộc bỏ phiếu toàn quốc, và được công bố vào ngày 10 tháng 6 năm 2008 với chiến thắng của "Tokyo Skytree". Tên gọi này nhận được khoảng 33.000 phiếu (30%) trong số 110.000, tên được số phiếu cao thứ nhì là "Tokyo EDO Tower".[17]
Do tên gọi được quyết định trong tiếng Nhật vốn không có khoảng cách giữa các ký tự, không rõ viết theo tiếng Anh là "Tokyo Skytree" hay "Tokyo Sky Tree". Trang thông tin chính thức của tháp sử dụng "TOKYO SKYTREE" (viết hoa), một thương hiệu được đăng ký trong tiếng Anh, song phiên bản trên biểu trưng thì là "SKY TREE".
Chiều cao 634 m (2.080 ft) được chọn do dễ nhớ. Các con số 6 (mu), 3 (sa), 4 (shi) tạo thành "Musashi", tên cổ của khu vực mà Tokyo Skytree nằm trên.[18]
Sử dụng phát sóng
[sửa | sửa mã nguồn]Tokyo Skytree được sử dụng để phát sóng phát thanh-truyền hình và thông tin.
Kênh | Tên kênh | Tín hiệu | Công suất tín hiệu | ERP | Khu vực phát sóng |
---|---|---|---|---|---|
Tổng hợp NHK | JOAK-DTV | 10 kW | 10 kW | Tokyo | |
Giáo dục NHK | JOAB-DTV | ||||
Truyền hình Nippon | JOAX-DTV | ||||
Truyền hình Asahi | JOEX-DTV | ||||
Truyền hình TBS | JORX-DTV | ||||
Truyền hình Tokyo | JOTX-DTV | ||||
Truyền hình Fuji | JOCX-DTV |
Tần số | Tên kênh | Tín hiệu | Công suất | ERP | Khu vực phát sóng |
---|---|---|---|---|---|
863 kHz | NHK Radio 1 Tokyo | JOAK-AM | 100 kW | 100 kW | Tokyo |
693 kHz | NHK Radio 2 Tokyo | JOAB-AM | |||
82.5 MHz | NHK FM Broadcast Tokyo | JOAK-FM |
Mốc thời gian
[sửa | sửa mã nguồn]2008
[sửa | sửa mã nguồn]- 14 tháng 7 năm 2008: Một lễ kỷ niệm được tổ chức tại địa điểm nhằm đánh dấu khởi công công trình.[19]
2009
[sửa | sửa mã nguồn]- 6 tháng 4 năm 2009: Móng của ba chân chính hoàn thành.[20]
- 7 tháng 8 năm 2009: Tháp đạt độ cao 100 m.[21]
- 16 tháng 10 năm 2009: Chiều cao theo kế hoạch tăng từ 610 m lên 634 m to để trở thành tháp thép tự lực cao nhất. Ngoài ra, 6-3-4 đọc là Mu-sa-shi theo cách chơi chữ Nhật goroawase.[22]
- 10 tháng 11 năm 2009: Tháp đạt độ cao 200 m.[23]
2010
[sửa | sửa mã nguồn]- 16 tháng 2 năm 2010: Tháp đạt độ cao 300 m (980 ft).[24]
- 29 tháng 3 năm 2010: Tháp đạt độ cao 338 m (1.109 ft), trở thành cấu trúc cao nhất tại Nhật Bản.[2]
- 24 tháng 4 năm 2010: Một mô hình có kích thước 1:25 của Tokyo Skytree được khánh thành tại công viên mô hình Quảng trường Thế giới Tobu tại Nikkō, Tochigi.[25]
- 30 tháng 7 năm 2010: Tháp vượt 400 m, đạt độ cao 408 m (1.339 ft).[26]
- 11 tháng 9 năm 2010: Tháp đạt độ cao 461 m, trở thành cấu trúc cao nhất từng được xây dựng tại Nhật Bản, vượt tháp Omega Tsushima cao 455 m xong đã bị tháo dỡ.[27]
- 23 tháng 10 năm 2010: Tháp đạt độ cao 497 m (1.631 ft), hoàn thành lắp ráp các bộ phận chính của tháp.
- 20 tháng 11 năm 2010: Hai bộ giảm chấn khối lượng điều chính với tổng trọng lượng 100 tấn tạm thời được đặt trên đỉnh tháp ở độ cao 497 m.[28][29]
- 1 tháng 12 năm 2010: Tháp vượt qua độ cao 500 m (1.600 ft) và đạt độ cao 511 m (1.677 ft), đánh bại Đài Bắc 101 có độ cao (509 m (1.670 ft)). Một cột thu lôi và hai bộ giảm chấn khối lượng điều chỉnh được đặt để tăng chiều cao cho tháp.[30]
- 16 tháng 12 năm 2010: Bộ Nội vụ và Thông tin phê chuẩn kế hoạch của NHK và năm đài chủ yếu tại Tokyo để thiết lập cơ sở phát sóng của họ trên tháp.[31]
- 18 tháng 12 năm 2010: Ăngten phát sóng cho truyền hình số mặt đất bắt đầu được đặt.
2011
[sửa | sửa mã nguồn]- 1 tháng 3 năm 2011: Tháp vượt qua mốc 600 m (2.000 ft) và đạt độ cao 604 m (1.982 ft), đánh bại tháp Quảng Châu (600 m (2.000 ft)) và trở thành tháp cao nhất thế giới.[32][33]
- 12 tháng 3 năm 2011: Tháp đạt độ cao 625 m (2.051 ft). Một cuộc kiểm tra toàn diện được tiến hành, tìm kiếm khả năng chịu thiệt hại do động đất tại Đông Bắc và các dư chấn của nó.
- 18 tháng 3 năm 2011: Tháp đạt độ cao cuối cùng là 634 m (2.080 ft) vào lúc 1:34 chiều giờ Nhật Bản.[34]
- 23 tháng 5 năm 2011: Tháo dỡ bốn cần trục tháp tiếp tục cho đến giữa tháng bảy.[35]
- 7 tháng 6 năm 2011: Công bố ngày khánh thành Tokyo Skytree Town và phí vào cửa để lên các tầng quan sát.[36]
- 17 tháng 11 năm 2011: Kỷ lục Guinness Thế giới chứng nhận Tokyo Skytree là tháp đứng tự do cao nhất thế giới.[37]
2012
[sửa | sửa mã nguồn]- 29 tháng 2 năm 2012: Hoàn thành xây dựng tháp, chậm hai tháng so với kế hoạch ban đầu do thiếu vật liệu vì tác động của động đất và sóng thần Đông Bắc 2011.[38]
- 2 tháng 3 năm 2012: Một lễ kỷ niệm được tổ chức để đánh dấu hoàn thành với một thầy tế kannushi (thần chủ) và 70 người từ Tập đoàn Tobu, các công ty xây dựng, phát sóng, và công ty khác.[39][40]
- 6 tháng 3 năm 2012: Chiếu sáng lần đầu trong Lễ hội Hotaru Tokyo
- 22 tháng 5 năm 2012: Khánh thành
- 1 tháng 10 năm 2012: Kênh 9 Tokyo MX bắt đầu truyền từ Tokyo Skytree.[41]
Khánh thành
[sửa | sửa mã nguồn]Khi ngày khánh thành đến gần, nhân dân được ghi nhận là chờ thành hàng trong một tuần để có vé. Đến khi khánh thành, du ngoạn lên tháp được giữ chỗ trước trong hai tháng.[42] Ngày khánh thành thu hút đám đông hàng vạn người, bất cháp có mưa làm cản tầm nhìn từ tầng quan sát của tháp. Gió mạnh cũng buộc hai thang máy phải ngưng hoạt động, khiến một số du khách mắc kẹt trong thời gian ngắn trên tầng quan sát.[43]
Theo Tobu, 1,6 triệu người thăm Skytree trong tuần đầu tiên. Các cư dân địa phương tường thuật rằng dòng du khách quấy rầy sự yên tĩnh trong cộng đồng của họ, và tạo ít lợi ích kinh tế cho địa phương.[44]
Quá trình xây dựng
[sửa | sửa mã nguồn]-
Đèn pha rọi thể hiện chiều cao theo kế hoạch ban đầu là 610 m, 6 tháng 10 năm 2007
-
Địa điểm chuẩn bị xây dựng tháp, 12 tháng 4 năm 2008
-
14 tháng 7 năm 2009 (76 m)
-
10 tháng 7 năm 2010 (398 m)
-
3 tháng 11 năm 2010 (497 m)
-
23 tháng 1 năm 2011 (559 m)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Japan finishes Tokyo Sky Tree”. Mmtimes.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013.
- ^ a b Tokyo Sky Tree beats Tokyo Tower, now tallest building in Japan Lưu trữ 2012-12-05 tại Archive.today, The Mainichi Daily News, ngày 29 tháng 3 năm 2010
- ^ “Japan Finishes World's Tallest Communications Tower”. Council on Tall Buildings and Urban Habitat. ngày 1 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012.
- ^ “Tokyo Sky Tree”. Emporis. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012.
- ^ Arata Yamamoto (ngày 22 tháng 5 năm 2012). “Tokyo Sky Tree takes root as world's second-tallest structure”. NBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
- ^ 事業概要. Tokyo Skytree Home (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
- ^ “The Tallest Tower in the World: Tokyo Skytree”. TheTallestEverything.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2014.
- ^ Tokyo Sky Tree: the world’s tallest broadcasting tower. megalopolisnow (2012-08-08). Truy cập 2014-06-23.
- ^ Japan | ArchDaily - Part 33. ArchDaily. Truy cập 2014-06-23.
- ^ “Tokyo Sky Tree, Japan”. designbuild-network.
- ^ “World's tallest broadcasting tower Tokyo Skytree opens”. BBC News. ngày 22 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
- ^ Kyodo News, "Skytree reaches for hearts and minds", Japan Times, ngày 25 tháng 5 năm 2012, p. 3
- ^ Nakata, Hiroko, "Tokyo Sky Tree opener looms large Lưu trữ 2012-12-30 tại Wayback Machine", Japan Times, ngày 21 tháng 2 năm 2012, p. 3.
- ^ Bull, Brett, "The sky's the limit", Japan Times, ngày 20 tháng 5 năm 2012, p. 7
- ^ “Color Design”. Tokyo Skytree. Japan: Tobu Railway Co. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.
- ^ “Lighting Design”. Tobu Tower Skytree Co., Ltd. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2015.
- ^ Name of New Tower Decided Lưu trữ 2009-03-04 tại Wayback Machine (tiếng Nhật)
- ^ Kyodo News, "Tower's developers considered several figures before finally settling on 634", Japan Times, ngày 23 tháng 5 năm 2012, p. 2
- ^ "Tokyo Sky Tree construction starts". The Japan Times (ngày 15 tháng 7 năm 2008). Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.
- ^ 高さ610メートル電波塔「スカイツリー」本体が地上に姿 [The height of 610 meter radio wave tower, "Skytree", the main body of tower appeared on the ground]. Sankei Shimbun (bằng tiếng Nhật). Tokyo. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp) - ^ Rising-east.jp. “Tokyo Skytree is the height of the body beyond the 100m tower. Tree is growing steadily” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2015.
- ^ “東京スカイーツリーの最高高さを634mに決定しました。” [Maximum height of Tokyo Skytree to be 634 m] (PDF) (bằng tiếng Nhật). Tokyo: Tobu Railway and Tobu Tower Skytree. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2015.
- ^ “Tokyo Skytree's height of the tower body exceeds 300m” (PDF) (bằng tiếng Nhật). Rising East project. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Nothing very little about this miniature”. Asahi Shimbun. Japan. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2010.
- ^ Tokyo Skytree, already tallest building in Japan, tops 400 meters, Kyodo News, ngày 30 tháng 7 năm 2010
- ^ スカイツリー、実はようやく日本一…461mに [Skytree, as a matter of fact, has finally become the tallest in Japan... 461m] (bằng tiếng Nhật). Yomiuri Online. ngày 13 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2015.(Archived by WebCite at)
- ^ 東京スカイツリー のつくり方「制振装置のあるゲイン塔頂部をつくる」 ["To make the tower tip with TMD installed", how to make Tokyo Skytree] (bằng tiếng Nhật). Obayashi Corporation. ngày 25 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2010.
- ^ 総重量は約100トン。制振装置が塔体の最頂部へ [Total weight 100 ton, TMD placed on tower tip.] (bằng tiếng Nhật). Blog from construction site, Obayashi Corporation. ngày 25 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Tokyo Sky Tree tops 500 meters during construction”. Japan Today. 1 tháng 12 năm 2024.[liên kết hỏng]
- ^ 東京スカイツリーへの放送局の無線設備の設置に向けた変更許可について [Approval of alteration to install the radio wave facility of broadcasting stations to Tokyo Skytree] (bằng tiếng Nhật). Kanto Bureau of Telecommunications of Ministry of Internal Affairs and Communications. ngày 16 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Tokyo Sky Tree tops 600 meters, becoming world's tallest tower”. Japan Today. ngày 1 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2015.
- ^ 世界一ツリー604メートル到達 東京スカイツリー [Tokyo Skytree reaches 604 m] (bằng tiếng Nhật). Nikkei Inc. ngày 2 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.
- ^ スカイツリー、634メートルに到達 完成時の高さに [Skytree reaches final height of 634 m]. Asahi Shimbun (bằng tiếng Nhật). Tokyo. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2011.
- ^ Yomiuri-online movie: Dismantling cranes on ngày 23 tháng 5 năm 2011 (Japanese)
- ^ 東京スカイツリータウンの事業概要が決定しました [Decided the business outline of Tokyo Sky Tree Town] (PDF) (bằng tiếng Nhật). Tokyo Skytree Town. ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011.
- ^ Mirai (ngày 19 tháng 11 năm 2011). “Tokyo Sky Tree officially tallest free-standing tower in the world”. Japanverse.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012.
- ^ Japan finishes Tokyo Sky Tree Lưu trữ 2013-03-19 tại Wayback Machine, YAHOO!7 NEWS, AFP ngày 29 tháng 2 năm 2012, 4:07 pm
- ^ Tokyo Sky Tree completion ceremony, ngày 2 tháng 3 năm 2012, Kyodo News
- ^ 東京スカイツリーで竣工式 [Completion ceremony for Tokyo Skytree] (bằng tiếng Nhật). Tokyo. NHK TV. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012.
- ^ 10月1日、東京スカイツリーから放送開始 [Start broadcasing from Tokyo Skytree on 1 Oct. 2012] (PDF) (bằng tiếng Nhật). Tokyo MX. ngày 27 tháng 9 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2013.
- ^ Tim Newcomb (ngày 22 tháng 5 năm 2012). “Tokyo Skytree: The World's Tallest Tower, By the Numbers”. Time. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
- ^ “High winds mar opening of Tokyo's Skytree tower”. BBC News. ngày 22 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
- ^ Aoki, Mizuho, "Skytree a mixed blessing for locals Lưu trữ 2012-07-05 tại Wayback Machine", Japan Times, ngày 22 tháng 6 năm 2012, p. 3
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Tokyo Skytree (tiếng Việt)
- Skyscrapernews article on New Tokyo Tower Lưu trữ 2013-11-10 tại Wayback Machine
- Profile on Phorio Lưu trữ 2014-02-03 tại Wayback Machine
- Project profile at Emporis
- "Sumida-Taito picked for new Tokyo Tower site", The Japan Times, ngày 29 tháng 3 năm 2005.
- Broadcasters to use new Tokyo Tower as main transmitter Lưu trữ 2008-03-17 tại Wayback Machine, Japan Today, ngày 14 tháng 12 năm 2007.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]35°42.36′5″B 139°48′39″Đ / 35,70739°B 139,81083°Đ{{#coordinates:}}: vĩ độ không hợp lệ