Bước tới nội dung

Tiếng Gael Scotland

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Gael Scotland
Gàidhlig
Phát âm[ˈkaːlɪkʲ]
Sử dụng tạiScotland
Canada
Khu vựcScotland; đảo Cape Breton, Nova ScotiaCanada
Tổng số người nói57.000 người nói lưu loát L1-L2 ở Scotland (2011)[1]
87.000 người tại Scotland cho hay là có biết tiếng Gael ở mức nào đó (2011).[1]
Dân tộcNgười Scotland
Phân loạiẤn-Âu
Ngôn ngữ tiền thân
Hệ chữ viếtLatinh (biến thể tiếng Gael Scotland)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1gd
ISO 639-2gla
ISO 639-3gla
Glottologscot1245[2]
Linguasphere50-AAA
Phân bố của người nói tiếng Gael Scotland năm 2001
ELPScottish Gaelic
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Gael Scotland (Gàidhlig [ˈkaːlɪkʲ] ) hay tiếng Gael Scot, có khi được gọi ngắn gọn là tiếng Gael, là một ngôn ngữ Celt của người Gael ở Scotland. Là một ngôn ngữ trong nhánh Goidel, tiếng Gael Scotland (cùng tiếng Ireland hiện đạitiếng Man) phát triển từ tiếng Ireland trung đại. Hầu hết Scotland ngày nay từng là vùng nói tiếng Gael, bằng chứng nằm ở địa danh tiếng Gael khắp Scotland.

Theo thống kê 2011 của Scotland, 57.375 người (1,1% dân số Scotland trên ba tuổi) cho hay là biết nói tiếng Gael (giảm 1.275 người so với năm 2001). Tỷ lệ người nói tiếng Gael cao nhất là ở ngoại Hebrides. Tuy vậy, vẫn có nỗ lực phục hồi ngôn ngữ này, và số người nói dưới 20 tuổi không tuột xuống khi so sánh thống kê 2001 với 2011.[3] Ngoài Scotland, tiếng Gael Canada là một phương ngữ của tiếng Gael Scotland nói ở Nova Scotiađảo Prince Edward.[4]

Tiếng Gael Scotland không phải ngôn ngữ chính thức của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hay Liên minh châu Âu. Tuy vậy, nó được nêu tên trong hiến chương châu Âu về ngôn ngữ thiểu số hay khu vực, được chính phủ Anh Quốc duyệt qua, và đạo luật tiếng Gael (Scotland) 2005 lập nên một cơ quan nhằm phát triển và phổ biến ngôn ngữ này là Bòrd na Gàidhlig.

Một số từ vựng chung giữa ba ngôn ngữ Goidel

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiếng Gael Scotland Tiếng Ireland Tiếng Man Nghĩa
sinn [ʃiɲ] sinn [ʃiɲ] shin [ʃin] chúng tôi, chúng ta
aon [ɯːn] aon [eːn] nane [neːn] một
mòr [moːɾ] mór [mˠoːɾ] mooar [muːɾ] to, lớn
iasg [iəs̪k] iasc [iəsk] eeast [jiːs(t)]
[kʰuː]
(madadh [mat̪əɣ])
madra [mˠadɾə]
gadhar [gˠəiɾ]
( [kʰu:] chó săn)
moddey [mɔːdə]
(coo [kʰuː] chó săn)
chó
grian [kɾʲiən] grian [gˠɾʲiən] grian [gridn] mặt trời
craobh [kʰɾɯːv]
(crann [kʰɾaun̪ˠ] mast)
crann [kʰɾa(u)n̪ˠ]
(craobh [kʰɾeːv] branch)
billey [biʎə] cây
cadal [kʰat̪əl̪ˠ] codail [kʰodəlʲ] cadley [kʲadlə] [giấc] ngủ (danh từ)
ceann [kʲaun̪ˠ], ceann [kʲaun̪ˠ] kione [kʲo:n̪ˠ] đầu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gillies, H. Cameron (1896) Elements of Gaelic Grammar, Vancouver: Global Language Press (reprint 2006), ISBN 1-897367-02-3 (hardcover), ISBN 1-897367-00-7 (paperback)
  • Gillies, William (1993) "Scottish Gaelic", in: Ball, Martin J. and Fife, James (eds) The Celtic Languages (Routledge Language Family Descriptions), London: Routledge. ISBN 0-415-28080-X (paperback), p. 145–227
  • Lamb, William (2001) Scottish Gaelic, Munich: Lincom Europa, ISBN 3-89586-408-0
  • MacAoidh, Garbhan (2007) Tasgaidh - A Gaelic Thesaurus, Lulu Enterprises, N. Carolina
  • McLeod, Wilson (ed.) (2006) Revitalising Gaelic in Scotland: Policy, Planning and Public Discourse, Edinburgh: Dunedin Academic Press, ISBN 1-903765-59-5
  • Robertson, Charles M. (1906–07). "Scottish Gaelic Dialects", The Celtic Review, vol 3 pp. 97–113, 223–39, 319–32.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b 2011 Census of Scotland Lưu trữ 2014-06-04 tại Wayback Machine, Table QS211SC. Viewed ngày 30 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Scottish Gaelic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ “Census shows decline in Gaelic speakers 'slowed'. BBC News. ngày 26 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ “Our Community - Gaelic Affairs”. gaelic.novascotia.ca.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]