Bước tới nội dung

Vijñāna

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thức (Phật giáo))
Bản chuyển ngữ của
Vijñāna
Tiếng Anhdiscernment (Hinduism & Buddhism); understanding, knowledge (Hinduism); consciousness,
mind, life force (Buddhism)
Tiếng Phạnविज्ञान (vijñāna)
Tiếng Paliविञ्ञाण (viññāṇa)
Tiếng Miến Điệnဝိညာဉ်
(IPA: [wḭ ɲɪ̀ɰ̃])
Tiếng Trung Quốc識(T) / 识(S)
(Bính âm Hán ngữshí)
Tiếng Nhật識 (shiki)
Tiếng Khmerវិញ្ញាណ
(Vinh Nhean)
Tiếng Hàn식/識 (shik)
Tiếng Sinhalaවිඥ්ඥාන
Tiếng Tạng tiêu chuẩnརྣམ་པར་ཤེས་པ་
Tiếng Tháiวิญญาณ
(RTGS: winyan)
Tiếng Việt識 (thức)
Thuật ngữ Phật Giáo

Vijñāna (tiếng Phạn) hay viññāṇa (tiếng Pali)[1] thường được dịch là thức, tiềm thức, lực cuộc sống, tâm trí[2] hoặc khả năng phán đoán tốt.[3]

Ấn độ giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Phật giáo, 4 bộ kinh đầu trong tạng kinh Pali, viññāṇa là một trong 3 thuật ngữ chồng chéo trong tiếng Pali được dùng để chỉ tâm trí, những thuật ngữ khác là ý (manas) và tâm (citta).[4][5][6] Nói chung, mỗi thuật ngữ được dùng với ý nghĩa tổng quát cho "tâm trí", nhưng cả 3 từ đôi khi được dùng theo thứ tự để chỉ một cách tổng thể cho những quá trình trong tâm trí của một người.[7] Tuy nhiên, các cách sử dụng chính của chúng là khác biệt.[8]

Tài liệu tiếng Pali

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuyên suốt qua văn học tiếng Pali, viññāṇa[1] có thể được tìm thấy là một trong số ít các từ đồng nghĩa chỉ cho sức mạnh của tâm trí - cái mà làm sống động cơ thể vậy lý.[9] Mặc dù một số đoạn kinh tiếng Pali, thuật ngữ trên mang một ý nghĩa có tính sắc thái hơn và cụ thể hơn theo ngữ cảnh. Cụ thể, trong kinh tạng tiếng Pali, viññāṇa (thường được dịch là "tiềm thức") được thảo luận trong ít nhất 3 ngữ cảnh khác nhau nhưng liên quan với nhau:

  1. như là một khái niệm dẫn xuất từ Lục nhập (āyatana), một phần trong kinh "Tất cả" (sabba);
  2. là một trong ngũ uẩn (khandha) của Thủ (upadana) tại gốc của sự đau khổ (dukkha);
  3. và là một trong 12 liên kết (nidana) của "thuyết Duyên khởi" (paticcasamuppāda), là thuyết cung cấp một nền tảng cho những ý niệm Phật giáo về nghiệp, sự tái sinh và sự giải thoát.[2]

Trong A-tì-đạt-ma của tạng kinh tiếng Pali và những bản luận bằng tiếng Pali thời kì sau đó, tiềm thức (viññāṇa) được phân tích rộng thêm thành 89 trạng thái khác nhau, là những cái được phân loại dựa vào các kết quả nghiệp lực tương ứng.

Hình 1: Kinh Sáu Sáu trong Kinh điển Pali:
 
  lục nhập  
 
 



thọ


   
 
 



ái


   
  sáu
"nội"
xứ
<–> sáu
"ngoại"
xứ
 
 
xúc
   
thức
 
 
 
  1. Sáu nội xứ (sáu căn) là mắt, tai,
    mũi, lưỡi, thân & ý.
  2. Sáu ngoại xứ (sáu trần) là sắc,
    thanh, hương, vị, xúc & pháp (dhamma).
  3. Sáu thức sinh khởi dựa trên
    6 nội xứ và 6 ngoại xứ.
  4. Xúc là sự gặp gỡ của căn, trần và thức.
  5. Thọ phụ thuộc vào xúc.
  6. Ái phụ thuộc vào thọ.
 Nguồn: MN 148 (Thanissaro, 1998)    Chi tiết bản mẫu này
 Hình 2:
Năm uẩn (pañca khandha)

dựa theo kinh điển Pali.
 
 
sắc (rūpa)
  4 yếu tố
(mahābhūta)
 
 
   
    xúc
(phassa)
    
 
thức
(viññāna)

 
 
 
 
 


 
 
 
  tâm sở (cetasika)  
 
thọ
(vedanā)

 
 
 
tưởng
(sañña)

 
 
 
hành
(saṅkhāra)

 
 
 
 
 Nguồn: MN 109 (Thanissaro, 2001)  |  chi tiết bản mẫu

Khái niệm dẫn xuất từ Lục nhập

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Phật giáo, Lục nhập (Pali: saḷāyatana; Skt.: ṣaḍāyatana) chỉ cho năm bộ phận giác quan vật lý (thuộc về mắt, tai, mũi lưỡi, thân), cùng với tâm ý (được xem như là giác quan thứ sáu) và những đối tượng tương ứng với chúng (hình ảnh, âm thanh, hương, vị, xúc, pháp). Dựa trên Lục nhập, một số tâm sở sinh ra bao gồm sáu "loại" hay "lớp" của tiềm thức (viññāṇa-kāyā). Một cách cụ thể hơn, dựa trên sự phân tích này, sáu loại của tiềm thức là Nhãn thức (đó là, tiềm thức dựa trên con mắt), Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức.[10]

Ví dụ như trong ngữ cảnh này, khi một trường tiếp nhận của tai (thường được hiểu là một vị trí của giác quan, hoặc một căn) và âm thanh (là một đối tượng của giác quan, hoặc một trần) hiện hữu, tiềm thức tương ứng (liên quan đến tai) xuất hiện. Sự xuất hiện của cả ba yếu tố này (dhātu) - cụ thể là tai, âm thanh, tiềm thức của tai - dẫn đến tri giác, còn được biết tới như là "xúc", là cái gây ra cảm giác dễ chịu, cảm giác không dễ chịu và cảm giác trung tính xuất hiện. Từ những cảm giác đó khiến cho "Ái" bắt đầu xuất hiện. (Xem hình 1)

Trong tựa bài kinh "Tất cả" (SN 35.23), Đức Phật đã nói rằng không có cái gọi là "Tất cả" ngoài Lục nhập (đó là sáu nội xứ và sáu ngoại xứ).[11] Bài kinh "Đoạn tận" (Pahanaya Sutta, SN 35.24) mở rộng thêm về Tất cả, đến bao gồm năm cái đầu tiên trong sáu cái sáu đã được đề cập (sáu nội xứ, sáu ngoại xứ, thức, xúc và thọ).[12][13] Trong Kinh "Bài giảng về lửa" (Adittapariyaya Sutta, SN 35.28), Đức Phật đã tuyên bố rằng "tất cả đang bốc cháy" với ngọn lửa tham, ngọn lửa sân, ngọn lửa si; để giải thoát khỏi sự đau khổ này (dukkha), người đó cần từ bỏ tham ái với Tất cả.[14]

Vậy nên ở ngữ cảnh này, tiềm thức (viññāṇa) bao gồm các tính chất đặc trưng sau:

  • tiềm thức (viññāṇa) xuất hiện như là một kết quả của Lục nhập (ṣaḍāyatana)[15]
  • có tất cả sáu loại tiềm thức, mỗi cái có đặc trưng cho riêng cho một trong sáu nội xứ (hay một trong sáu căn)
  • tiềm thức (viññāṇa) là riêng biệt (và khởi sinh) từ ý (mano)
  • ở đây, tiềm thức (viññāṇa) nhận dạng hoặc nhận biết về cặp căn-trần riêng biệt của nó (bao gồm tâm trí và các đối tượng của tâm trí)
  • tiềm thức (viññāṇa) là điều kiện tiên quyết cho sự khởi sinh Ái (taṇhā)
  • vậy nên, để đánh bại sự đau khổ (dukkha), người đó không nên gắn bó với tiềm thức.
  12 Nhân Duyên  
Vô minh
Hành
Thức
Danh & Sắc
Lục nhập
Xúc
Thọ
Ái
Thủ
Hữu
Sinh
Già & Chết
 

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b As is standard in WP articles, the Pali term viññāṇa will be used when discussing the Pali literature, and the Sanskrit word vijñāna will be used when referring to either texts chronologically subsequent to the Pali canon or when discussing the topic broadly, in terms of both Pali and non-Pali texts.
  2. ^ a b See, for instance, Rhys Davids & Stede (1921-25), p. 618, entry for "Viññāa," retrieved on 2007-06-17 from the University of Chicago's "Digital Dictionaries of South Asia". University of Chicago
  3. ^ See, for instance, Apte (1957-59) Archived ngày 28 tháng 3 năm 2016, at the Wayback Machine, p. 1434, entry for "vijñānam," retrieved from "U. Chicago" at [1]; and, Monier-Williams (rev. 2008) Archived ngày 3 tháng 3 năm 2016, at the Wayback Machine, p. 961, entry for "Vi-jñāna," retrieved from "U. Cologne" at.
  4. ^ O'Brien, Barbara. "An Introduction to Vijnana, Awareness in Buddhism", Learn Religions. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ “Question: What is the difference between jnana and vijnana?”. www.srichinmoylibrary.com. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2017.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ O'Brien, Barbara. "Alaya-vijnana: The Storehouse Consciousness." Learn Religions. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ Hamilton, Sue (1996). Identity and Experience [Danh tính và Kinh nghiệm]. LUZAC Oriental. tr. 105-106.
  8. ^ Bodhi, Bhikkhu (trans.) (2000b). The Connected Discourses of the Buddha: A Translation of the Samyutta Nikaya. (Part IV is "The Book of the Six Sense Bases (Salayatanavagga)".) Boston: Wisdom Publications. ISBN 0-86171-331-1., pp. 769-70, n. 154. For more information, see the section, "Overlapping Pali terms for mind," below.
  9. ^ Rhys Davids & Stede (1921-25), entry for "Viññāa," states: "In what may be a very old Sutta S ii.95 [viññāa] is given as a synonym of citta (q. v.) and mano (q. v.), in opposition to kāya used to mean body. This simpler unecclesiastical, unscholastic popular meaning is met with in other suttas. E. g. the body (kāya) is when animated called sa-viññāaka [with consciousness]...." Bodhi (2000b), pp. 769-70, n. 154, also mentions this generalized use of viññāṇa in the Abhidhamma Pitaka and commentaries (cf. "Overlapping Pali terms for mind" section below).
  10. ^ See, for instance, MN 148 (Thanissaro, 1998). In this framework, the Pali word translated as "consciousness" is viññāṇa and the word translated as "mind" is mano. Thus, the faculty of awareness of the mind (the base of, e.g., abstractions sythesized from physical sensory experience) is referred to as mano-viññāṇa ("mind-consciousness").
  11. ^ Bodhi (2000b), p. 1140; and, Thanissaro (2001c). Archived ngày 3 tháng 3 năm 2016, at the Wayback Machine According to Bodhi (2000b), p. 1399, n. 7, the Pali commentary regarding the Sabba Sutta states: "...[I]f one passes over the twelve sense bases, one cannot point out any real phenomenon." Also see Rhys Davids & Stede (1921-25), p. 680, "Sabba" entry where sabbaŋ is defined as "the (whole) world of sense-experience." References to the "All" (sabba) can be found in a number of subsequent discourses including SN 35.24, 35.25, 35.26, 35.27 and 35.29.
  12. ^ Bodhi (2000b), p. 1140; and, Thanissaro (2001b). Archived ngày 8 tháng 5 năm 2016, at the Wayback Machine These five sextets are implicitly referenced as the bases for clinging (upādāna) and fetters in other discourses such as "Advice to Anāthapiṇḍika Discourse" (Anāthapiṇḍikavāda Sutta MN 143; Ñāamoli & Bodhi, 2001, pp. 1109-13) and the "Great Discourse on the Sixfold Base" (Mahāsaḷāyatanika Sutta MN 149; Ñāamoli & Bodhi, 2001, pp. 1137-39).
  13. ^ In the "Six Sextets" discourse (Chachakka Sutta, MN 148), a further expansion can be seen where the "six sextets" (cha-chakka) include the five aforementioned sextets plus feeling-dependent craving (taṇhā). (For MN 148, see Ñāamoli & Bodhi (2001), pp. 1129-36; and, Thanissaro (1998). Archived ngày 21 tháng 4 năm 2016, at the Wayback Machine)
  14. ^ Thanissaro (1993). Archived ngày 21 tháng 4 năm 2016, at the Wayback Machine
  15. ^ This, for instance, can be juxtaposed with an Idealist epistemology where the material world arises from consciousness (Bodhi, 2006).