Thể dầu
Thể dầu là một cấu trúc chứa lipid được tìm thấy trong các tế bào thực vật. Thuật ngữ này có thể đề cập đến ít nhất hai loại cấu trúc riêng biệt trong các loại thực vật khác nhau.
Thể dầu ở rêu tản
[sửa | sửa mã nguồn]Thể dầu rêu tản là cấu trúc duy nhất của rêu tản có chứa tinh dầu isoprenoid và được bao quanh bởi một màng duy nhất.[1] Kích thước, hình dạng, màu sắc và số lượng thể dầu trên mỗi tế bào là đặc trưng của một số loài nhất định và có thể được sử dụng để nhận diện chúng.
Thể dầu ở thực vật có mạch
[sửa | sửa mã nguồn]Một số loài thực vật có mạch cũng chứa cấu trúc nội bào gọi là thể dầu. Thể dầu thực vật có mạch chủ yếu chứa triacylglycerol, được bao quanh bởi một lớp cấu tạo từ phospholipid và protein oleosin.[2] Các thể dầu này hiện diện phần lớn trong hạt, nhưng cũng xuất hiện ở các bộ phận khác của cây, bao gồm lá.[3]
Thể dầu trong hạt giống
[sửa | sửa mã nguồn]Thể dầu là bào quan đã tiến hóa để dự trữ triglyceride trong tế bào thực vật. Do đó, chúng là kho dự trữ năng lượng hóa học quan trọng của hạt có dầu. Cấu trúc và thành phần của các thể dầu hạt giống thực vật đã là chủ đề nghiên cứu sớm nhất từ thập niên 1980, với một số bài báo được xuất bản vào những năm 80 và 90. Gần đây, với việc áp dụng những kỹ thuật cải tiến, các nhà nghiên cứu đã cung cấp một hồ sơ phân tử chi tiết về các thể dầu. Cho thấy số lượng protein vượt quá số lượng lipid trên bề mặt thể dầu, và một loại protein đặc biệt, được gọi là oleosin, chiếm ưu thế.[4] Các tiểu phần lipid và protein của các thể dầu trở nên đáng chú ý vì chúng duy trì một lớp đơn kết dính trong một khoảng biến thiên nhiệt độ và hydrat hóa rộng.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Ảnh chụp kính hiển vi của tế bào rêu tản, cho thấy một loạt hình dạng và cách sắp đặt thể dầu.
-
Nardia scalaris, một loài rêu tản dạng lá
-
Ptilidium ciliare, một loài rêu tản dạng lá
-
Chiloscyphus pallescens, một loài rêu tản dạng lá
-
Cephalozia connivens, một loài rêu tản dạng lá không có thể dầu
-
Metzgeria furcata, một loài rêu tản dạng tản
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Suire et al. Cellular Localization of Isoprenoid Biosynthetic Enzymes in Marchantia polymorpha. Uncovering a New Role of Oil Bodies. Plant Physiology November 2000 vol. 124 no. 3 971-978. doi:10.1104/pp.124.3.971
- ^ Tzen & Huang. Surface structure and properties of plant seed oil bodies. Journal of Cell Biology 1992 vol. 117 no. 2 327-335 doi:10.1083/jcb.117.2.327
- ^ Lersten et al. Oil bodies in leaf mesophyll cells of angiosperms: overview and a selected survey. American Journal of Botany. 1 December 2006 vol. 93 no. 12 1731-1739. doi:10.3732/ajb.93.12.1731
- ^ Furse S, Liddell S, Ortori CA, Williams HE, Neylon DC, Scott DJ, Barrett DA, Gray DA (tháng 1 năm 2013). “The lipidome and proteome of oil bodies from Helianthus annuus (common sunflower)”. J. Chem. Biol. 6 (2): 63–76. doi:10.1007/s12154-012-0090-1. PMC 3606697. PMID 23532185.