Bước tới nội dung

Thảo luận:Giải Oscar cho phim xuất sắc nhất

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Mekong Bluesman trong đề tài Tên tiếng Việt một số bộ phim

Tên tiếng Việt một số bộ phim

[sửa mã nguồn]

Bổ xung giúp bạn Rungbachduong một số tên phim đã được dịch chính thức ra tiếng Việt:

  • The Pianist: Nghệ sĩ dương cầm
  • Moulin Rouge: Cối xay gió đỏ
  • Shine: Tỏa sáng
  • Unforgiven: Không tha thứ
  • Rain Man: Người trong mưa
  • Apocalypse Now: Ngày tận thế
  • Star Wars: Chiến tranh giữa các vì sao
  • One Flew Over the Cuckoo's Nest: Bay trên tổ chim cúc cu
  • Midnight Cowboy: Chàng cao bồi nửa đêm
  • Roman Holiday: Kỳ nghỉ hè lãng mạn
  • For Whom the Bell Tolls: Chuông nguyện hồn ai

Một vài phim không biết bạn lấy tên từ nguồn nào, nhưng tôi thấy nó được dịch khác như The Bridge on the River KwaiBên cầu sông Kwai, còn tác phẩm văn học The Grapes of Wrath thường được dịch là Chùm nho uất hận.--Sparrow 04:27, ngày 23 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

The Departed được dịk thành Điệp vụ Boston ? NAD 04:34, ngày 23 tháng 9 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Đúng vậy! Có lẽ bởi khác biệt văn hóa, trong một số trường hợp, những người dịch tên phim thường bám vào nội dung hơn là chính tựa phim--Sparrow 04:40, ngày 23 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn tên dịch của Sparrow ... ở đâu vậy, cho tôi xem link được không? Ví dụ Rain Man tôi thấy phim trên VTV dịch là Người mưa chứ không phải Người trong mưa. Tác phẩm của Steinbeck có nhiều cách dịch khác nhau, tôi thấy dịch là Chùm nho nổi giận cũng có, nhưng hiện không có tác phẩm trong tay nên không cite nguồn được.
NAD ở Hà Nội mà chắc không đi xem phim mấy nhỉ? Tên phim dịch ở rạp dở lắm, nhưng vì nó "chính thức" nên đành phải theo thôi. Chính vì cái tên Người hùng thành Rome mà tôi bỏ không đi xem, sau mới biết đấy chính là Gladiator. Rungbachduong 05:46, ngày 23 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đây là những bộ phim tôi đã xem ở rạp hoặc trên truyền hình và nhớ tên chính xác. Còn một vài vì lâu nên tôi không chắc chắn, nên không viết ra đây. Link dẫn chứng vì vậy phần lớn là không có.--Sparrow 05:50, ngày 23 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin nhắn lại với bạn là dù có tên tiếng Việt thì vẫn cần mở ngoặc với tựa gốc. Nếu không lại có những người như bạn, không biết đó đang nói về bộ phim nào.--Sparrow 05:52, ngày 23 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đúng vậy, nên có tựa đề gốk của fim bên cạnh nếu ko chẳng bít là fim nào. NAD 06:47, ngày 23 tháng 9 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Tôi nghĩ là tên gốc phải là tên chính và tên dịch tiếng Việt chính thức sẽ ở trong dấu (và). Tên dịch chính thức là tên của phim đó khi nó được trình chiếu tại Việt Nam, không phải là tên dịch của cuốn sách mà phim dựa vào. Thí dụ, tác giả Pedersen viết truyện "Sverige Trä" (Thụy Điển Gỗ) và được dịch giả Trần dịch thành "Rừng Thụy Điển", sau đó Hollywood làm một phim dựa vào sách đó và gọi nó là "Sweden Wood". Nếu phim này được phát hành tại Việt Nam với tên là "Rừng gỗ Thụy Điển" thì đó là tên tiếng Việt chính thức của nó; nếu nó được phát hành tại Việt Nam nhưng không có tên tiếng Việt thì phải dùng "Sweden Wood". Trong cả hai trường hợp, cái tên "Rừng Thụy Điển" (hay cái tên "Sverige Trä") là tên sách, không phải là tên phim.

Ngoài ra, trong bài này cũng có nói đến phim "Grand Illusion" -- đây là tên sai vì nó là phim tiếng Pháp của Jean Renoir và có tên là "La Grande Illusion". Tôi đã sửa nó.

Nói một cách khác là nên dùng tên gốc càng nhiều càng tốt để người đọc có thể tìm được chúng, ngoại trừ các trường hợp đã có tên dịch chính thức.

Mekong Bluesman 09:45, ngày 23 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời