Bước tới nội dung

Rau câu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thạch rau câu)
Rau câu
Một miếng rau câu làm từ gelatin nhiều lớp đa sắc
LoạiTráng miệng
Xuất xứ Anh Quốc
Nhiệt độ dùngƯớp lạnh
Thành phần chínhGelatin

Rau câu hay còn gọi là thạch, thạch rau câu hay đông sương (cách gọi theo tiếng địa phương miền Trung Việt Nam) là một món ăn nhẹ làm từ gelatin có thêm mùi vị (gelatin vốn dĩ không có mùi vị). Nó thường được tạo ra bằng cách trộn gelatin nguyên chất với các nguyên phụ liệu khác hoặc dùng các hỗn hợp trộn sẵn giữa gelatin với các chất phụ gia. Rau câu là một món tráng miệng rất ngon và mát vào mùa hè và là một trong những món tráng miệng rất được ưa chuộng. Rau câu có nhiều hương vị để lựa chọn tùy vào loại trái cây hay hương liệu cho vào. Món rau câu làm từ bột rau câu hòa tan trong nước nóng và thêm hương liệu từ nước trái cây, sữa,.... Rau câu thường ăn lạnh như một món ngọt hoặc kết hợp với các loại món ngọt khác như bánh kem. Thạch đã được chế biến hoàn chỉnh được bán dưới nhiều hình thức khác nhau, từ khuôn lớn được trang trí bắt mắt đến những ly nhỏ để phục vụ cá nhân.

Thạch rau câu chứa các amino acid tự nhiên, là tác nhân tái tạo tế bào và ngăn ngừa lão hóa. Nó cũng giàu acid aspartic, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và sản sinh collagen, có chứa inositol và niacin, giúp chống viêm da, và có tác dụng ngăn ngừa các rối loạn về da, hạn chế mụn.[1]

Thạch rau câu chứa ít calo và có hàm lượng đường vừa phải. Thạch rau câu và các loại thạch hoa quả rất giàu carbohydrate và vitamin B, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Nó cũng giàu amino acid, giúp phục hồi sức khỏe, và chứa acid folic, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tóc.[1]

Thạch rau câu nằm trong các loại thực phẩm giúp giảm cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Thành phần gelatin dạng keo rất quan trọng trong điều trị khớp. amino acid trong thạch rau câu giúp giảm bớt căng thẳng do cơ thể được bổ sung một lượng inositol, có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng thần kinh và làm giảm các triệu chứng nhẹ của bệnh trầm cảm ở phụ nữ.[1]

Trong ẩm thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong ẩm thực Việt Nam, món rau câu làm từ nhiều lớp rau câu đóng bánh hoặc đổ khuôn là một món tráng miệng phổ biến. Nó cũng được biến tấu thành những sự thay thế cho các món ăn truyền thống ví dụ như bánh trung thu rau câu.[2]

Năm 1876, Trương Vĩnh Ký có giới thiệu món ăn này cho người Pháp.[3][4]

Thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Rau câu có khoảng 80% chất xơ và có lợi trong việc điều hòa đường ruột. Nó là yếu tố quan trọng của một trong những mốt ăn kiêng thịnh hành tại châu Á là: kanten (từ tiếng Nhật nghĩa là ăn kiêng rau câu[5]). Khi ăn, kanten (rau câu) phình lên gấp ba và hút nước làm người ăn mau no. Kiểu ăn kiêng này được nhiều sự quan tâm tại Mỹ nhất là trong nghiên cứu về bệnh béo phì.[6]

Đa dạng các loại thạch đã được đóng gói.

Ẩm thực Nhật có món anmitsu, là món tráng miệng làm từ các khối rau câu nhỏ trong một cái tô với nhiều trái cây và nguyên liệu khác. Rau câu cũng là nguyên liệu chính của mizu yōkan, một món Nhật nổi tiếng khác.

Trong ẩm thực Philippine, rau câu được dùng làm những thanh thạch dài trong nhiều món giải khát hay tráng miệng như sago gulaman, buko pandan, agar flan, halo-halo,...

Tại Ấn Độ, rau câu gọi là "Cỏ Tàu" dùng làm món tráng miệng. Trong ẩm thực Miến Điện, kyauk kyaw (ေကျာက်ေကြာ [tɕaʊʔtɕɔ́]) là một món thạch ngọt.

Tại Nga, rau câu dùng hỗ trợ hoặc thay thế cho pectin trong các loại mứt, nó được dùng thay cho gelatin vì khả năng chuyển sang dạng gel cực tốt, và dùng như chất làm dày cho souffle và bánh custard. Rau câu còn được dùng trong ptich'ye moloko, một loại custard dùng làm nhân bánh bông lan kem.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Kim Xuyến (Thứ Năm, 16/05/2013 19:48). “Lợi ích từ thạch rau câu”. Người Lao động. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  2. ^ Khánh Hòa (16/9/2013). “Ngon miệng với bánh trung thu rau câu”. VNexpress. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  3. ^ Nguyễn Đình Đầu (2016). Petrus Ký - nỗi oan thế kỷ. NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC.
  4. ^ Bài viết về rau câu: Chất liệu hải sản này có nhiều ở hai điểm chính của nước An Nam (người ta cũng thu lượm được ở vịnh Xiêm La gần Hà Tiên, nhưng không được bao nhiêu). 1) Trên các bãi đá ở cù lao Khoai (Poulo Ubi), trước hải cảng Mân thuộc (tỉnh Bình Thuận). 2) Trên bãi đá ở cù lao Ré tọa lạc phía trước địa phận Quảng Ngãi. Người Nam gọi là rau câu (một thứ rau của dân câu cá). Tên theo tiếng Tần trong thương mại gọi là hải thè (rau biển) và tên trong ngành thuốc Bắc gọi là hải thảo (râu đá biển). Các bác đánh cá thả lưới xuống gần các đảo đó thu lượm được loại rau câu ấy như việc khai thác phụ rồi đem bán ra thị trường. Củ lao Ré cung cấp được thứ hàng cao cấp hơn cả. Cù lao Khoai cung cấp được loại rau kém chất lượng và được coi như hạng hai của cù lao Ré. Sản phẩm của cù lao Ré chia ra hai hạng. Hạng nhất có tên theo hình dung của sản phẩm gọi là rau câu chơn vit. Thứ này trắng hơn và trong hơn loại rau hạng nhất của cù lao Khoai. Thứ này bán được 50 phờ răng một tạ 60 kilô. Hạng hai có tên thường là rau câu chỉ bán được 25 hay 30 phờ răng một ta 60 kilô. Cù lao Khoai chỉ sản xuất được thứ rau câu của Bình Thuận và thường chỉ bán được 25 hay 27 phờ răng một tạ 60 kilô. Sau đây là cách thức người Nam sử dụng rau câu: 1) Người ta ngâm rau câu vào nước vo gạo độ 12 tiếng đồng hô để tẩy rửa cho thật sạch. 2) Sau đó để cho ráo khô và rửa bằng nước lã. 3) Người ta nấu chín bằng nước thường dùng. 4) Người ta đổ tất cả vào một nôi đất, và để cho nguội di. Sản phẩm tự đông lai, sau đó người ta cắt ra từng miếng bằng những mảnh tre sắc, rồi đem ra bán để người mua ăn pha với đường. Sản phẩm với dạng thái đỏ gọi là xoa xoa. Có cách thức thứ hai làm cho sản phẩm đó trắng hơn, trong sáng hơn, đông đặc hơn. Cách này khác với cách thứ nhất là đun sôi nhiều lần và chế thêm nước thay cho nước bị bốc hơi. Người ta pha đường ngọt vào phần nước cho thêm lần cuối cùng. Sau đó đổ vào khuôn và để cho đông lại. Người ta cũng có thể chế vào sản phẩm này những màu sắc khác nhau. Sản phẩm chế theo cách thức mới này thì hơn hẳn theo cách thức thứ nhất. Loại sản phẩm mới thường làm bằng rau câu hạng tốt nhất của cù lao Ré. Sản phẩm mới gọi là bảnh trong. Với cùng một thứ sản phẩm đó, người Tàu biến chế thành những sợi đài và vương, rồi bao vào hộp, coi như vật phẩm từ Bắc (Trung Hoa) đưa tới. Cũng thường khi người Tàu mua hàng của An Nam rồi chế biến lại, làm thành khuôn khổ khác, rồi bao bì mới và đưa ra bán với giá cao lắm, giống như họ thường mua tơ lụa đã đệt thành tấm của Bắc Kỳ rồi mang sang Trung Hoa đóng gói lại theo nhãn hiệu Tàu để được coi như hàng Bắc và bán rất đắt. Theo những thông tin người ta cung cấp cho tôi, đến nay thực khó biết được số lượng của sản phẩm này, tôi xin nói chỉ tiết chính xác hơn khi tôi thu thập được thông tin thật đúng đắn.
  5. ^ Alan Davidson (ngày 21 tháng 9 năm 2006). The Oxford Companion to Food. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-280681-9.
  6. ^ Maeda H, Yamamoto R, Hirao K, Tochikubo O (Tháng Giêng 2005). “Effects of agar (kanten) diet on obese patients with impaired glucose tolerance and type 2 diabetes”. Diabetes, Obesity, and Metabolism. 7 (1): 40–6. doi:10.1111/j.1463-1326.2004.00370.x. PMID 15642074. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Gelatin tại Wikimedia Commons