Xin chào. Tôi là GDAE. Tôi đăng ký tài khoản Wikipedia chính thức từ năm 2016 và hiện tại là một Điều phối viên.
Bạn thắc mắc vì sao tôi lại đặt cái tên này? Chỉ đơn giản vì nó là kí hiệu của 4 nốt tương ứng với 4 dây đàn Sol, Rê, La, Mi lần lượt từ trong ra ngoài của cây vĩ cầm (hình bên).
Vì tần suất hoạt động của tôi khá là thường xuyên, nên nếu có câu hỏi gì cần hỏi, bạn có thể ghé qua trang thảo luận của tôi. Tôi sẽ cố gắng hồi đáp một cách nhanh nhất có thể.
Mục đích tham gia
Tôi tham gia Wikipedia tiếng Việt ban đầu với mục đích là tìm hiểu và viết các bài về nhân vật lịch sử và hoàng gia Châu Âu, tuy nhiên do vốn ngoại ngữ kém cỏi, nghèo nàn và sự phức tạp của chủ đề nên không thể tham gia lâu dài. Sau đó, tôi chuyển qua tìm hiểu và gia tăng các bài viết quan trọng còn thiếu sót về chủ đề âm nhạc cổ điển nói chung và các bài về vĩ cầm nói riêng, cũng là một chủ đề khó nhưng có lẽ tôi sẽ dễ tiếp cận hơn vì có liên quan tới cuộc sống thực. Hiện tại, công việc của tôi trên Wikipedia là tạo bài viết mới, sửa lỗi lặt vặt, tham gia thảo luận cộng đồng và thi thoảng tuần tra sửa đổi.
Dĩ nhiên, khi có hứng thú, tôi cũng sẽ tham gia tạo mới và sửa đổi các bài có nội dung, chủ đề tôi thấy hấp dẫn khác. Nhưng mục đích chính của tôi tham gia Wikipedia vẫn luôn là "giết thời gian", vậy là được. Tất nhiên sẽ có những lúc tôi bột phát và tranh cãi với những thành viên khác. Trên hết, Wikipedia là của tất cả mọi người, vì vậy bạn (người đang thấy dòng chữ này) chính là những người đang giúp nó phát triển và mở rộng hơn nữa đấy!
...Trần Lê Quang Tiến là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên lọt vào bán kết và nhận giải trong Cuộc thi quốc tế Tchaikovsky cho nghệ sĩ trẻ kể từ khi thầy mình là Bùi Công Duy thắng giải này năm 1997?
…trong khi Isaac Stern biểu diễn tại Jerusalem, mặc dù có tiếng còi báo động không kích nhưng khán giả vẫn đeo mặt nạ phòng độc và ngồi xem biểu diễn đến hết?
…khi Nadja Salerno-Sonnenberg gặp chấn thương với ngón tay út, bà đã sắp xếp lại các ngón để biểu diễn chỉ với ba ngón tay?
…Mari Samuelsen trở thành học trò của nghệ sĩ vĩ cầm Arve Tellefsen khi mới 4 tuổi?
Concerto cho violon giọng Mi thứ, Op. 64 của Felix Mendelssohn là tác phẩm lớn cuối cùng của ông viết cho dàn nhạc giao hưởng. Tác phẩm này là một phần quan trọng trong danh sách biểu diễn của những tác phẩm viết cho đàn violon và là một trong những concerto cho violon được biểu diễn nhiều nhất từ xưa đến nay.
Tác phẩm được đón nhận nồng nhiệt ngay từ đầu và sau đó nhanh chóng trở thành một trong những violon concerto vĩ đại nhất của mọi thời đại. Rất nhiều nghệ sĩ violon chuyên nghiệp đã thu âm bản violon concerto này và nó được biểu diễn thường xuyên trong các buổi hòa nhạc hay các cuộc thi nhạc cổ điển. [Đọc tiếp]
Tác giả yêu thích
Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840 – 1893) là một nhà soạn nhạc người Nga thời kỳ Lãng mạn. Ngày nay, các sáng tác của ông đứng vào hàng các tác phẩm cổ điển phổ biến nhất. Ông là nhà soạn nhạc người Nga đầu tiên gây được ấn tượng lâu dài trên toàn thế giới, điều này càng được củng cố khi ông là nhạc trưởng khách mời ở châu Âu và Hoa Kỳ. Ông được Hoàng đế Alexander III vinh danh vào năm 1884 và được cấp lương trọn đời. Dù tài năng âm nhạc sớm phát triển, Tchaikovsky lại được giáo dục để trở thành công chức.
Midori Goto (tiếng Nhật: 五嶋 みどり, Gotō Midori, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1971) thường được biết đến với nghệ danh Midori, là một nghệ sĩ vĩ cầm người Mỹ gốc Nhật. Bà ra mắt công chúng lần đầu cùng Dàn nhạc giao hưởng New York năm 11 tuổi với tư cách là khách mời độc tấu bất ngờ tại Dạ tiệc Giao thừa năm 1982. Năm 1986, buổi biểu diễn của bà tại Lễ hội âm nhạc Tanglewood do Leonard Bernstein chỉ huy tác phẩm của mình đã xuất hiện trên trang nhất của tờ The New York Times. Midori đã sớm trở thành một thần đồng nổi tiếng và là một trong những nghệ sĩ vĩ cầm xuất sắc nhất của thế giới khi trưởng thành. [Đọc tiếp]
Đây là một trang thành viênWikipedia. Đây không phải là một bài viết bách khoa. Nếu bạn tìm thấy trang này tại bất kỳ trang web nào ngoài Wikipedia, nghĩa là bạn đang đọc một bản sao của Wikipedia. Xin lưu ý rằng trang này có thể đã bị lỗi thời và chủ nhân của trang có thể không có mối liên hệ nào với bất kỳ website nào khác ngoài Wikipedia.
Bản chính của trang này nằm tại https://vi.wikipedia.org/wiki/Thành viên:GDAE.