Bước tới nội dung

Tỷ lệ sống 5 năm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tỷ lệ sống 5 năm là một loại tỷ lệ sống được dùng để ước tính tiên lượng của một bệnh đặc thù, thường được tính từ thời điểm được chẩn đoán bệnh.[1] Thiên lệch thời gian (lead-time bias) do chẩn đoán sớm[a] có thể ảnh hưởng đến việc giải thích về tỷ lệ sống 5 năm.[2]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỷ lệ sống 5 năm có thể được sử dụng để so sánh hiệu quả của các phương pháp điều trị. Sử dụng số liệu thống kê của tỷ lệ sống 5 năm có ích trong trường hợp các bệnh tăng triển mà tuổi thọ người bệnh không còn nhiều sau khi được chẩn đoán (như ung thư phổi) và không có ích gì trong trường hợp mà bệnh nhân vẫn sống lâu sau chẩn đoán như ung thư tuyến tiền liệt.

Những cải tiến trong tỷ lệ này đôi khi được cho là do những cải tiến trong chẩn đoán, chứ không phải là cải tiến trong tiên lượng.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ví dụ:Bệnh nhân A tham gia chương trình chẩn đoán sớm (screening), được chẩn đoán bị ung thư lúc 60 tuổi, và tử vong ở tuổi 70. Như vậy bệnh nhân này sống được sau khi chẩn đoán là 10 năm. Trong khi đó bệnh nhân B, vì không tham gia vào chương trình chẩn đoán sớm, bệnh nhân phát bệnh ở tuổi 67, và chỉ sống được sau đó 3 năm. Như thế dễ nhận thấy bệnh nhân A có thời gian sống sau chẩn đoán ung thư dài hơn nhiều so với bệnh nhân B (7 năm). Nhưng trong thực tế hai bệnh nhân A và B đều tử vong và có cùng một tuổi thọ như nhau là 70 tuổi.
  1. ^ “Cancer survival rate: A tool to understand your prognosis - MayoClinic.com”. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2009.
  2. ^ Gordis, Leon (2008). Epidemiology: with STUDENT CONSULT Online Access. Philadelphia: Saunders. tr. 318. ISBN 1-4160-4002-1.
  3. ^ Welch HG, Schwartz LM, Woloshin S (tháng 6 năm 2000). “Are increasing 5-year survival rates evidence of success against cancer?”. JAMA. 283 (22): 2975–8. doi:10.1001/jama.283.22.2975. PMID 10865276.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)