Bước tới nội dung

Shimazu Hisamitsu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Shimazu Hisamitsu
Tả đại thần
Nhiệm kỳ
27 tháng 4, 1874 — 27 tháng 10, 1875
1 năm, 183 ngày
Quân chủThiên hoàng Meiji
Tiền nhiệmKujō Michitaka
Kế nhiệmArisugawa Taruhito
Công tước Shimazu-Tamari
Nhiệm kỳ
1884—1887
Tiền nhiệmkhông có
Kế nhiệmShimazu Tadanari
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
String Module Error: String subset indices out of order tháng String Module Error: String subset indices out of order, 1817
Nơi sinh
Lâu đài Kagoshima
Mất
Ngày mất
String Module Error: String subset indices out of order tháng String Module Error: String subset indices out of order, 1887
Nơi mất
Shimo-Ishiki
An nghỉchùa Fukushō
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Shimazu Narioki
Thân mẫu
Yura
Anh chị em
Kō-hime, Ikeda Naritoshi, Shimazu Nariakira
Hậu duệ
Shimazu Tadayoshi, Shimazu Hisaharu, Shimazu Uzuhiko, Shimazu Tadakata, Shimazu Tadanari
Gia tộcGia tộc Shimazu
Nghề nghiệpSamurai
Quốc tịchNhật Bản
Giải thưởngHuân chương Mặt trời mọc hạng 1
Grand Cordon of the Supreme Order of the Chrysanthemum
Gold Medal with Yellow Ribbon

Công tước (kōshaku) Shimazu Hisamitsu (島津 久光 (Đảo Tân Cửu Quang)? 28 tháng 11, 18176 tháng 12, 1887), còn gọi là Shimazu Saburō (島津 三郎 (Đảo Tân Tam Lang)?), là một samurai và chính trị gia cuối thời Bakumatsu và đầu thời Minh Trị. Hisamitsu là người nắm quyền hành tối cao trên thực tế của phiên Satsuma. Là em trai của Shimazu Nariakira, Hisamitsu làm nhiếp chính cho người con trai còn ít tuổi Tadayoshi, sau trở thành phiên chủ cuối cùng đời thứ 12 của phiên Satsuma. Hisamitsu có công lớn trong nỗ lực tạo dựng liên minh giữa các phiên Satsuma, ChōshūTosa nhằm đánh đổ Mạc phủ Tokugawa hoàn thành công cuộc Minh Trị Duy tân. Hisamitsu được triều đình Kyoto ban cho tước hiệu Ōsumi no Kami (大隈守).

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hisamitsu chào đời tại lâu đài Kagoshima vào năm 1817, là con trai của Shimazu Narioki, daimyō đời thứ 10 của phiên Satsuma; Tên khai sinh của Hisamitsu là Kanenoshin; mẹ ông là Yura, thê thiếpcủa Narioki. Ông được gia tộc Tanegashima nhận làm người thừa kế một thời gian ngắn, nhưng được trả lại cho gia tộc Shimazu khi vẫn còn là một đứa trẻ. Năm 8 tuổi, ông được nhận vào nhà Shigetomi-Shimazu, một chi nhánh của nhánh chính Shimazu. Kanenoshin, bây giờ tên là Matajirō, trưởng thành vào năm 1828, và lấy tên lúc thành niên là Tadayuki (忠教?). Ở tuổi 22, sau khi kết hôn với con gái của lãnh chúa Shigetomi trước đó, Tadakimi, ông được thừa kế quyền làm chủ gia đình. Ông được ủng hộ như một ứng cử viên kế vị nhà Shimazu chính trong vụ náo loạn Oyura (お由羅騒動 Oyura sōdō?). Anh trai cùng cha khác mẹ của ông là Nariakira đã thắng trong cuộc tranh chấp và kế vị cha làm lãnh chúa Satsuma; tuy nhiên, sau cái chết của Nariakira vào năm 1858, con út của Tadayuki là Mochihisa (sau này gọi là Tadayoshi) được chọn làm lãnh chúa tiếp theo của Satsuma. Tadayuki đã giành được vị trí tối cao trong Satsuma, nhờ địa vị là cha của lãnh chúa. Ông trở về nhánh chính của gia tộc Shimazu vào năm 1861, rồi sau đổi tên thành Hisamitsu.

Năm 1862, Hisamitsu dẫn theo binh lính phiên Satsuma đến Kyoto, và tham gia vào nền chính trị ngày càng tập trung vào Kyoto trong những năm 1860; ông là một phần của phe cánh theo tư tưởng kōbu-gattai (Công vũ hợp thể). Đó là trong lần trở về của Hisamitsu sau thời gian ở lại Edo, khi ba người Anh trên lưng ngựa đã xúc phạm đoàn rước kiệu của ông bằng cách từ chối xuống ngựa hoặc đứng sang một bên. Việc họ không tuân thủ các nghi lễ phù hợp đã dẫn đến một số tranh cãi, rượt đuổi, ẩu đả và một người đã thiệt mạng, dẫn đến biến cố Namamugi. Hisamitsu vẫn còn cột trụ của phong trào kōbu-gattai ở Kyoto, cho đến khi Satsuma liên minh bí mật với những chí sĩ của Chōshū. Ông ủng hộ các hành động quân sự của phiên Satsuma trong chiến tranh Boshin, và về hưu ngay sau thành công của Minh Trị Duy tân. Vào thời Minh Trị, ông được phong tước công tước (kōshaku (公爵?)), cấp cao nhất trong giới quý tộc kazoku mới được thành lập và được ban thưởng cho gia tộc của ông vì có công lao to lớn trong thời kỳ Duy tân. Hisamitsu qua đời vào tháng 6.1887 ở tuổi 70. Ông được tổ chức tang lễ cấp quốc gia. Ông được chôn cất tại tỉnh Kagoshima.

Ấn phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Shimazu Hisamitsu rireki 島津久光履歴.
  • Shimazu Hisamitsu-kō jikki 島津久光公実紀 (1977). Tokyo: Tokyo Daigaku Shuppankai 東京大学出版会. (xuất bản sau khi mất)

Tổ tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Genealogy”. Reichsarchiv (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2017.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • S. Noma (Hrsg.): Shimazu Hisamitsu. In: Japan. An Illustrated Encyclopedia. Kodansha, 1993, ISBN 4-06-205938-X
  • Hunter, Janet: Shimazu Hisamitsu. In: Concise Dictionary of Modern Japanese History. Kodansha International, 1984. ISBN 4-7700-1193-8.
  • Papinot, Edmond: Shimazu Hisamitsu. In: Historical and Geographical Dictionary of Japan. Nachdruck der Ausgabe von 1910 durch Tuttle, 1972. ISBN 0-8048-0996-8.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kanbashi Norimasa 芳即正 (2002). Shimazu Hisamitsu to Meiji ishin: Hisamitsu wa naze, tōbaku wo ketsui shita ka 島津久光と明治維新: 久光はなぜ, 討幕を決意したか. Tokyo: Shin Jinbutsu Ōraisha 新人物往来社.