Bước tới nội dung

Scarus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Scarus
Thời điểm hóa thạch: Đầu Oligocene đến nay[1]
S. schlegeli (cá đực)
S. tricolor (cá cái)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Scaridae
Chi (genus)Scarus
Forsskål, 1775
Loài điển hình
Scarus psittacus
Forsskål, 1775[2]
Các loài
52 loài, xem trong bài
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Calliodon Bloch & Schneider, 1801
    • Callyodon Scopoli, 1777
    • Hemistoma Swainson, 1839
    • Margaritodon Smith, 1956
    • Scarops Schultz, 1958
    • ...

Scarus là một chi cá biển thuộc họ Cá mó. Phần lớn những loài trong chi này được tìm thấy ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, số còn lại xuất hiện ở Đông Thái Bình Dương và Tây Đại Tây Dương, và chỉ duy nhất loài S. hoefleri có phạm vi ở Đông Đại Tây Dương.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh của loài bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đạiσκάρος (skáros), mang nghĩa là "gặm cỏ", cũng là tên thông thường của loài Sparisoma cretense, hàm ý đề cập đến việc S. cretense khi đó là loài cá duy nhất được biết đến là có khả năng "nhai lại như loài bốn chân"[3].

Hình thái và sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Scarus có hai phiến răng ở hàm trên và dưới, có màu trắng hoặc xanh lục lam[4]. Đối với cá đực, ở phía sau phiến răng của mỗi hàm, thường là hàm trên, còn có thêm các răng nanh; cá cái không có đặc điểm này. Phiến răng của Scarus luôn được che phủ bởi môi, không lộ ra ngoài như Chlorurus[4]. Bằng cách dùng phiến răng cứng chắc của mình, Scarus có thể cạo những lớp tảo bám trên các mỏm đá, san hô hay đào xới nền đáy biển.

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9.

Scarus hầu hết là những loài dị hình giới tính. Cá đực thường có tông màu pha trộn giữa xanh lụcxanh lam. Cá đực có hai thùy đuôi dài hơn cá cái, tạo thành hình lưỡi liềm ở vây đuôi ở cá đực của một số loài. Nhiều loài Scarus được công nhận là loài lưỡng tính tiền nữ (cá cái có thể chuyển đổi giới tính thành cá đực). Cá đực mới thuần thục sinh dục có thể vẫn còn mang kiểu hình của cá cái.

Scarus trưởng thành có chiều dài cơ thể được ghi nhận dao động trong khoảng từ 30 đến 70 cm, riêng S. guacamaiaS. coeruleus có thể đạt đến chiều dài là 120 cm, trở thành những loài lớn nhất được biết đến trong chi này.

Trước khi ngủ, một số loài Scarus cũng như Chlorurus sẽ tiết ra dịch nhầy để tạo thành một cái kén bọc lấy cơ thể. Mục đích của việc làm này là để bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của những loài ký sinh (như họ Gnathiidae). Quá trình tạo kén nhầy này mất khoảng 45–60 phút vào mỗi đêm[5].

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]
Một cá thể Scarus đang ngủ trong kén nhầy

Với 52 loài được công nhận là hợp lệ, Scarus là chi cá mó có số lượng thành viên đông nhất, bao gồm[6]:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ J. Sepkoski (2002). “A compendium of fossil marine animal genera”. Bulletins of American Paleontology. 364: 560.
  2. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Scarus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Scharpf, C.; Lazara, K. J. (2021). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (i-x)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ a b D. R. Bellwood (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 6. Bony fishes part 4 (Labridae to Latimeriidae), estuarine crocodiles, sea turtles, sea snakes and marine mammals (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3470-3471. ISBN 978-9251045893.
  5. ^ Grutter, Alexandra S.; Rumney, Jennifer G.; Sinclair-Taylor, Tane; Waldie, Peter; Franklin, Craig E. (ngày 23 tháng 4 năm 2011). “Fish mucous cocoons: the 'mosquito nets' of the sea”. Biology Letters. 7 (2): 292–294. doi:10.1098/rsbl.2010.0916. ISSN 1744-957X. PMC 3061186. PMID 21084337.
  6. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Các loài trong Scarus trên FishBase. Phiên bản tháng 8 năm 2021.