Bước tới nội dung

Sa Huỳnh

14°40′05″B 109°04′11″Đ / 14,668033°B 109,069782°Đ / 14.668033; 109.069782 (Sa Huỳnh)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cửa biển Sa Huỳnh nhìn từ Quốc lộ 1 vào năm 2016

Sa Huỳnh là tên gọi một cửa biển ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi,[1] nơi đầm Nước Mặn thông ra Biển Đông và cũng là tên khu dân cư nằm cạnh cửa biển này.[2][3] Địa danh này ngày nay còn có phạm vi rộng hơn là toàn bộ vùng đất ven biển cực nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc địa phận phường Phổ Thạnh và hai xã Phổ Châu, Phổ Khánh của thị xã Đức Phổ.[4][5]

Cửa biển và thị tứ Sa Huỳnh cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi, tỉnh lỵ Quảng Ngãi, khoảng 20 km về phía nam, có Quốc lộ 1đường sắt Bắc Nam đi qua.[6]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Một chum gốm dùng để chôn người chết của cư dân Văn hóa Sa Huỳnh được trưng bày trong Bảo tàng Văn hóa Sa HuỳnhHội An

Địa danh này trước kia vốn được đọc và viết là Sa Hoàng, có nghĩa là cát vàng. Về sau, do kỵ húy chúa Nguyễn Hoàng nên phải đọc và viết thành Sa Huỳnh như hiện nay.[7] Cũng như cửa Đại Cổ Lũy, cửa Sa Huỳnh có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến tranh Việt–Chiêm (1471) do vua Lê Thánh Tông phát động. Sa Huỳnh cũng là cửa biển được sử dụng trên tuyến đường giao thương hàng hải khu vực Đông Nam Á từ rất sớm, có ý kiến cho rằng từ khoảng thiên niên kỷ 1.[2]

Năm 1909, nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet phát hiện những ngôi mộ chum vùi dưới cồn cát Phú Khương ở ven biển cạnh đầm An Khê. Trong các báo cáo sau này, khu mộ chum ấy được gọi là Dépôts de jarres à Sa-huynh (có nghĩa là Kho chum Sa Huỳnh). Các cuộc khai quật sau đó vào các năm 19231934 tại hai khu vực Phú Khương và Thạnh Đức đã tiếp tục phát hiện thêm nhiều ngôi mộ chum.[4] Từ năm 1937, nền văn hóa khảo cổ có niên đại 2.500–3.000 năm này chính thức được gọi là văn hóa Sa Huỳnh, theo địa danh Sa Huỳnh.[8][9]

Khu vực Sa Huỳnh là một trong những thắng cảnh của tỉnh Quảng Ngãi, với bãi biển đẹp và các cảnh quan bãi cát, làng mạc, đồi núi, ruộng muối.[2][7]

Bãi biển Sa Huỳnh dài 6 km, bờ biển cong hình lưỡi liềm với cát vàng, không có bãi đá ngầm, phù hợp cho các hoạt động như bơi lội, vui chơi trên bãi biển. Phía nam bãi biển có ghềnh đá Châu Me, đông bắc có đảo Khỉ.[10][11]

Một góc ruộng muối Sa Huỳnh

Sa Huỳnh cũng là một trong những vùng sản xuất muối nổi tiếng tại Việt Nam, nghề làm muối tại đây đã có từ hàng trăm năm nay. Cánh đồng muối Sa Huỳnh có diện tích 120 ha, thuộc địa bàn phường Phổ Thạnh.[12] Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu "Muối Sa Huỳnh" cho diêm dân tại đây. Tuy nhiên, do giá thành muối không ổn định nên các diêm dân gặp nhiều khó khăn và nhiều hộ đã bỏ nghề.[13][14]

Cảng cá Sa Huỳnh cũng là một cảng cá sầm uất ở bờ biển miền Trung Việt Nam.[2] Tuy nhiên trong những năm gần đây, luồng lạch cửa biển bị bồi lấp, gây trở ngại cho tàu thuyền đánh bắt hải sản của ngư dân địa phương ra khơi.[15][16]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (1992). Đại Nam nhất thống chí – Tập 2. Nhà xuất bản Thuận Hóa. tr. 433.
  2. ^ a b c d Di tích & thắng cảnh Quảng Ngãi. Sở Văn hóa thông tin Quảng Ngãi. 2001. tr. 63. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ H.M (5 tháng 8 năm 2007). “Thơ mộng Sa Huỳnh”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ a b Lê Hồng Khánh (8 tháng 10 năm 2012). “Di tích văn hoá Sa Huỳnh ở Đức Phổ”. Báo Quảng Ngãi điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ Lê Hồng Khánh (5 tháng 5 năm 2018). “Sa Huỳnh, thân thuộc mà bí ẩn”. Báo Quảng Ngãi điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ Băng Hảo (27 tháng 6 năm 2018). “Sa Huỳnh: biển xanh và muối trắng nên thơ”. VnEconomy. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ a b Tiềm năng vùng trọng điểm kinh tế miền Trung. Nhà xuất bản Hà Nội. 2007. tr. 509, 661–662. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 1996. tr. 208. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ Vũ Vân Anh (30 tháng 12 năm 2022). “Di tích Văn hóa Sa Huỳnh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt”. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ Nguyễn Đăng Lâm (23 tháng 9 năm 2014). “Quảng Ngãi - điểm đến hấp dẫn với nhiều bãi biển sạch đẹp”. VietnamPlus, TTXVN. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  11. ^ Kim Ngân (13 tháng 3 năm 2021). “Phát triển du lịch ở vùng cực nam Quảng Ngãi”. Báo Quảng Ngãi điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  12. ^ Như Đồng, Thanh Huyền (30 tháng 6 năm 2021). “Nhọc nhằn nghề muối Sa Huỳnh”. Báo điện tử Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  13. ^ Mai Quỳnh (12 tháng 7 năm 2020). “Quảng Ngãi: Trăn trở thương hiệu muối Sa Huỳnh”. Tạp chí điện tử Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  14. ^ Thanh Thanh (26 tháng 4 năm 2021). “Quảng Ngãi: Thăng trầm nghề muối Sa Huỳnh”. Tạp chí điện tử Làng nghề Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  15. ^ An Nhiên (26 tháng 5 năm 2020). “Hồi sinh cho cảng cá Sa Huỳnh”. Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  16. ^ Võ Hà (18 tháng 3 năm 2021). “Cảng Sa Huỳnh bị bồi lấp, hàng trăm tàu cá Quảng Ngãi nằm bờ”. Báo Tài nguyên & Môi trường. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.