Pithovirus sibericum
Pithovirus sibericum | |
---|---|
Phân loại virus | |
Nhóm: Nhóm I (dsDNA) | |
Giới (regnum) | Virus |
Bộ (ordo) | Chưa phân loại |
Họ (familia) | Pithoviridae |
Chi (genus) | Pithovirus |
Loài (species) | P. sibericum |
Pithovirus sibericum là một loài virus khổng lồ thuộc chi đơn loài Pithovirus. Chúng được biết đến như một chủng virus lây nhiễm amip[1][2]. Đây là một loại virus DNA xoắn kép, và là thành viên của nhánh các virus DNA lớn nhân tế bào chất.
Phát hiện và đặt tên
[sửa | sửa mã nguồn]Pithovirus sibericum được mô tả lần đầu vào năm 2014 sau khi một mẫu vật đã được hồi sinh từ một lõi băng 30.000 năm tuổi thu thập từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu, nằm dưới mặt băng 30 m của Siberia, nơi có nhiệt độ -13,5°C[3]. Hai vợ chồng Jean-Michel Claverie & Chantal Abergel thuộc Đại học Aix-Marseille đứng đầu nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp làm tan băng sự đông cứng của virus và chứng kiến quá trình tái tạo của nó trên một chiếc đĩa nham thạch, nơi virus này xâm nhiễm một sinh vật đơn bào đơn giản.[1]
Tên chi Pithovirus lấy từ gốc tiếng Hy Lạp Pithos chỉ những vật dụng có kích thước khá lớn dùng để đựng rượu và thức ăn của người Hy Lạp cổ đại, do hình dạng của nó giống cái lọ.[1] Tên loài sibericum lấy theo tên vùng khám phá ra chúng.
Miêu tả
[sửa | sửa mã nguồn]Một mẫu vật Pithovirus dài khoảng 1,5 micrômét và đường kính 0,5 micrômet, làm cho nó là loài virus lớn nhất được tìm thấy cho tới nay.[4] Nó lớn hơn 50% so với Pandoravirus, virus lớn nhất được biết đến trước đó,[4] lớn hơn Ostreococcus, tế bào nhân chuẩn nhỏ nhất, mặc dù Pandoravirus có bộ gen virus lớn nhất, chứa 1,9 tới 2,5 megabase DNA.[5] Loài virus này có một thành dày, hình bầu dục với một lỗ ở một đầu. Bên trong, cấu trúc của nó tương tự như tổ ong.
Bộ gen của P.sibericum có 467 gen khác biệt, so với virus cúm chỉ có 9 gen và có thể được nhìn thấy qua kính hiển vi quang học, không cần những kính hiển vi điện tử hiện đại khác.
Jean-Michel Claverie và Chantal Abergel, những người phát hiện ra virus này, cho rằng Pithoviruscó thể là một dấu tích của một nhóm lớn các ký sinh trùng săn đuổi những dạng sống thông thường trong lịch sử Trái Đất[6].
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Ed Yong (ngày 4 tháng 3 năm 2014). “Giant virus resurrected from 30,000-year-old ice”. Nature. Nature News & Comment. doi:10.1038/nature.2014.14801. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2014.
- ^ Morelle, Rebecca (ngày 4 tháng 3 năm 2014). “30,000-year-old giant virus 'comes back to life'”. BBC News. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2014.
- ^ Racaniello, Vincent (ngày 4 tháng 3 năm 2014). “Pithovirus: Bigger than Pandoravirus with a smaller genome”. Virology Blog.
- ^ a b Stefan Sirucek (ngày 4 tháng 3 năm 2014). “Ancient "Giant Virus" Revived From Siberian Permafrost”. National Geographic. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2014.
- ^ Brumfiel, Geoff (ngày 18 tháng 7 năm 2013). “World's Biggest Virus May Have Ancient Roots”. National Public Radio.
- ^ “Out of Siberian Ice, a Virus Revived”. The New York Times. Carl Zimmer. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Pithovirus tại Wikimedia Commons
- Viralzone: Pithovirus
- Pithovirus sibericum tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
- Pithovirus sibericum tại Encyclopedia of Life
(tiếng Việt)
- Đánh thức virus từng tồn tại từ 30.000 năm trước Vietnamplus cập nhật 04/03/14 14:18
- Virus khổng lồ niên đại hơn 30.000 năm sống lại Lưu trữ 2014-05-19 tại Wayback Machine Thùy Vân (Tổng hợp), báo Đất Việt cập nhật 05/03/2014 07:14