Bước tới nội dung

Phạm Hồng Thái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Hồng Thái
Chức vụ
Nhiệm kỳtháng 4, 1924 - tháng 6, 1924 – 
Tiền nhiệmHồ Tùng Mậu
Kế nhiệmLê Hồng Sơn
Thông tin cá nhân
Sinh14 tháng 5 năm 1895 (1895-05-14)
Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An, Trung Kỳ, Đông Dương thuộc Pháp
Mất19 tháng 6, 1924(1924-06-19) (29 tuổi)
Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Hoa Dân Quốc
Nghề nghiệpnhà cách mạng của Phong trào Đông Du
Đảng chính trịkhông

Phạm Hồng Thái, tên khai sinh là Phạm Thành Tích (chữ Hán: 范鴻泰; 14 tháng 5, 1895 – 19 tháng 6, 1924), là một nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào ngày 19 tháng 6 năm 1924.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên thật của ông là Phạm Thành Tích (范成績), quê ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, là con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ. Ông cùng với một nhóm thanh niên có tâm huyết theo Vương Thúc Oánh (thành viên Việt Nam Quang phục Hội) vượt biên qua Xiêm (Thái Lan) rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) khoảng cuối năm 1918. Tháng 4 năm 1924, ông gia nhập tổ chức Tâm Tâm Xã do Hồ Tùng MậuLê Hồng Sơn thành lập. Nhóm này chủ trương bạo động.

Ám sát Toàn quyền Đông Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19 tháng 6 năm 1924, sau khi viết bản cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp đến nhân dân toàn thế giới, ông giả dạng ký giả vào Khách sạn Victoria tại tô giới Sa DiệnQuảng Châu để ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Henri Merlin. Merlin lúc bấy giờ đang trên chuyến công du sang Nhật để điều đình việc trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam. Trên đường từ Nhật về Đông Dương, Merlin dừng lại thăm khu tô giới của PhápQuảng Châu và định dự tiệc đêm 19 tháng 6 năm 1924.[1] Tổ chức Tâm Tâm Xã muốn giết viên thực dân này để gây thanh thế. Vì ông được sự hỗ trợ của Lê Hồng Sơn nên đã nhận nhiệm vụ thực hiện sứ mạng này. Trong bữa tiệc ông đã quăng một quả lựu đạn được ngụy trang trong một chiếc máy ảnh vào giữa bàn tiệc. Tuy nhiên vụ mưu sát không thành, Merlin chỉ bị thương nhẹ và thoát chết, dù vậy có năm doanh nhân Pháp tử thương là Pelletier, Rougeau, Gérin và vợ chồng Desmarets. Phạm Hồng Thái thoát được khỏi khách sạn nhưng bị truy đuổi gắt gao. Vì không muốn bị bắt nên ông đã nhảy xuống dòng Châu Giang và bị nước cuốn trôi vì kiệt sức.[1] Sự kiện này được nêu tên gọi "Tiếng bom Sa Diện", đã làm chấn động thời sự trong vùng.

Ông được người Trung Quốc an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Hoa Cương ở Quảng Châu.

Hay tin ông hy sinh, Trần Huy Liệu lúc đó đang làm báo ở Sài Gòn đã cảm khái:[2]

Ngồi trông non nước dạ không đành
Nên nhắc đồng cân chữ tử sinh
Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ
Tấm gương trung nghĩa động thần linh
Chiếc thân đã gửi cho dòng nước
Trong sử còn ghi mãi tính danh
Hết chuyện thương cho đồ chó chết
Chết mà như bác chết quang vinh.

Có nhiều đường phố hoặc trường học ở các địa phương Việt Nam được đặt theo tên ông để vinh danh[3], như tại:

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Hồng Thái là chú ruột của Trung tướng Phạm Hồng Sơn, một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Phạm Hồng Thái và tiếng bom Sa Diện”. Báo Quân Đội Nhân Dân. 11 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ “Văn thơ viết về Phạm Hồng Thái”. Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh. 30 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ Tra cứu mã bưu chính Lưu trữ 2012-04-29 tại Wayback Machine theo từ khóa "Phạm Hồng Thái"
  4. ^ “Trung tướng Phạm Hồng Sơn”. Cổng TTĐT Sở VH, TT & DL tỉnh Bắc Giang. 30 tháng 5 năm 2011.
  • "Thực hành Lịch sử 9" (Việt Nam những sự kiện lịch sử)
  • Lê Tùng Minh. Phan Bội Châu, nhà cách mạng tiêu biểu... Houston, TX: Hoa Lư, 2000.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]