Bước tới nội dung

Nhóm Messier 94

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
M94 Group
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoLạp Khuyển & Hậu Phát
Xích kinh[1][2]
Xích vĩ[1][2]
Thành viên sáng nhấtM94,[2] M106,[1]
Số lượng thiên hà16-24[1][2][3]
Tên gọi khác
Nhóm NGC 4736,[4] Canes Venatici I Group,[4]
Canes Venatici Cloud,[4]
LGG 291,[1] NOGG H 617,[2]
NOGG P1 636,[2] NOGG P2 647[2]
Xem thêm: Nhóm thiên hà, Cụm thiên hà, Danh sách nhóm và quần tụ thiên hà

Nhóm Messier 94 là một nhóm thiên hà rộng với mật độ thiên hà thấp nằm trong 2 chòm sao là Lạp KhuyểnHậu Phát. Khoảng cách của nó với chúng ta là khoảng xấp xỉ 13 triệu năm ánh sáng[5]. Nó là một trong những nhóm thiên hà nằm trong siêu đám Xử Nữ[6] và là một trong những nhóm thiên hà gần nhóm Địa phương nhất.

Mặc dù các thiên hà nằm trong nhóm này tạo thành một cấu trúc lớn giống như một đám mây, thế nhưng nhiều thiên hà trong nhóm chỉ bị ràng buộc bằng lực hấp dẫn lớn và một trong số đó vẫn chưa có quỹ đạo ổn định nằm xung quanh trung tâm của nhóm này. Thay vì vậy, hầu hết các thiên hà trong nhóm này đang di chuyển theo sự giãn nở của vũ trụ.[5][7]

Thiên hà thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng bên dưới là các thiên hà thành viên của nhóm này:

Members of the M94 Group
Tên Loại thiên hà[8] Xích kinh(J2000)[8] Độ nghiêng (J2000)[8] Giá trị dịch chuyển đỏ (km/s)[8] Cấp sao biểu kiến[8]
IC 3687 IAB(s)m 12h 42m 15.1s 38° 30′ 12″ 354 ± 1 13.7
IC 4182 SA(s)m 13h 05m 49.5s 37° 36′ 18″ 321 ± 1 13.0
M94 (R)SA(r)ab 12h 50m 53.0s 41° 07′ 14″ 308 ± 1 9.0
NGC 4144 SAB(s)cd 12h 09m 58.6s 46° 27′ 26″ 265 ± 1 12.1
NGC 4190 Im pec 12h 13m 44.8s 36° 38′ 03″ 228 ± 1 13.4
NGC 4214 IAB(s)m 12h 15m 39.2s 36° 19′ 37″ 291 ± 3 10.2
NGC 4244 SA(s)cd 12h 17m 29.6s 37° 48′ 26″ 244 10.9
NGC 4395 SA(s)m 12h 25m 48.9s 33° 32′ 48″ 319 ± 1 10.6
NGC 4449 IBm 12h 28m 11.9s 44° 05′ 40″ 207 ± 4 10.0
UGC 6817 Im 11h 50m 53.0s 38° 52′ 49″ 242 ± 1 13.4
UGC 7559 IBm 12h 27m 05.2s 37° 08′ 33″ 218 ± 5 14.2
UGC 7577 Im 12h 27m 40.9s 43° 29′ 44″ 195 12.8
UGC 7698 Im 12h 32m 54.4s 31° 32′ 28″ 331 ± 1 13.0
UGC 8320 IBm 13h 14m 27.9s 45° 55′ 09″ 192 ± 1 12.7

Bên cạnh đó, NGC 4105 và DDO 169 thì thường xuyên được xem là thành viên của nhóm trên nhưng không theo một cách chắc chắn. Thiên hà thành viên sáng nhất trong nhóm này thì vẫn chưa xác định chắc chắn lắm và phần nào dựa trên các dữ liệu phân tích các thành viên của nó. Bản kê mục lục LGG xem Messier 106 là thiên hà sáng nhất trong nhóm này[1], tuy nhiên các bản kê khác lại xem Messier 94 là thiên hà sáng nhất.[2][3]

Đám mây Lạp Khuyển

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm thiên hà này thi thoảng bị gọi nhầm tên là "đám mây Lạp Khuyển". Nhưng thực chất "đám mây Lạp Khuyển" chính là một cấu trúc lớn hơn nhóm thiên hà này mà trong đó nó là thành viên.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f A. Garcia (1993). “General study of group membership. II - Determination of nearby groups”. Astronomy and Astrophysics Supplement. 100: 47–90. Bibcode:1993A&AS..100...47G. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “garcia1993” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ a b c d e f g h G. Giuricin; C. Marinoni; L. Ceriani; A. Pisani (2000). “Nearby Optical Galaxies: Selection of the Sample and Identification of Groups”. Astrophysical Journal. 543 (1): 178–194. arXiv:astro-ph/0001140. Bibcode:2000ApJ...543..178G. doi:10.1086/317070. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “giuricinetal2002” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ a b R. B. Tully (1988). Nearby Galaxies Catalog. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-35299-1.
  4. ^ a b c “NAME CVn I Group”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2006.
  5. ^ a b I. D. Karachentsev (2005). “The Local Group and Other Neighboring Galaxy Groups”. Astronomical Journal. 129 (1): 178–188. arXiv:astro-ph/0410065. Bibcode:2005AJ....129..178K. doi:10.1086/426368.
  6. ^ R. B. Tully (1982). “The Local Supercluster”. Astrophysical Journal. 257: 389–422. Bibcode:1982ApJ...257..389T. doi:10.1086/159999.
  7. ^ I. D. Karachentsev; M. E. Sharina; A. E. Dolphin; E. K. Grebel; D. Geisler; P. Guhathakurta; P. W. Hodge; V. E. Karachentseva; A. Sarajedini; P. Seitzer (2003). “Galaxy flow in the Canes Venatici I cloud”. Astronomy and Astrophysics. 398 (2): 467–477. arXiv:astro-ph/0210414. Bibcode:2003A&A...398..467K. doi:10.1051/0004-6361:20021598.
  8. ^ a b c d e “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for various galaxies. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2006.