Bước tới nội dung

Người Yakut

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Yakut / Sakha
Саха
Tổng dân số
500.000
Khu vực có số dân đáng kể
 Nga478.085 (2010)[1]
 Hoa Kỳ17.454 (2018 census)[2]
 Trung Quốc2.900[3]
 Canada4.257 (2017)[4]
 Kazakhstan415 (2009)[5][6]
 Ukraina304 (2001)[7]
Ngôn ngữ
Tiếng Yakut, Nga, các tiếng quốc gia
Tôn giáo
Shaman giáo, Chính thống giáo Đông phương
Sắc tộc có liên quan
Dolgan, Tuva, Khakas, Altay, Mongol

Người Yakut hay người Sakha (tiếng Yakut: саха, sakha, số nhiều: сахалар, sakhalar), là một dân tộc thuộc nhóm sắc tộc Turk, cư trú chủ yếu ở vùng Yakutia (hay Cộng hòa Sakha) thuộc Liên bang Nga, và một số ít ở các vùng Amur, Magadan, Sakhalin, và các Quận tự trị Taymyr và Evenk.

Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số toàn Nga năm 2010, có khoảng 478,1 nghìn người Yakut sống ở Nga, chủ yếu ở Yakutia (466,5 nghìn người), cũng như ở các vùng Irkutsk, Magadan, vùng KhabarovskKrasnoyarsk. Người Yakut là những người đông nhất (49,9% dân số) ở Yakutia và lớn nhất trong số các dân tộc bản địa của Siberia trong lãnh thổ Liên bang Nga [8].

Theo Joshua Project, người Yakut có tổng dân số 491 ngàn, trong đó ở Nga có 488 ngàn [3], ở Trung Quốc có 2.900 người[9], và không nhắc đến có người Yakut ở Hoa Kỳ và Canada.

Người Yakut nói tiếng Yakut, một ngôn ngữ thuộc chi nhánh Siberia của Ngữ hệ Turk. Người Yakut tự gọi mình là sakha hoặc urangai sakha trong một số văn tự cổ. Tên gọi "Yakut" theo tiếng Nga (Якуты) được lấy từ tiếng Evenkyokō.[10]

Cô gái Yakut trong trang phục truyền thống

Nguồn gốc và lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo giả thuyết phổ biến hiện nay, tổ tiên của người Yakut là người Kurykan [11] di cư từ vùng Krasnoyarsk-Minusinsk trong lưu vực sông Yenisey đến hồ Baikal, và có một chút hòa huyết Mông Cổ nhất định trước khi di cư vào thế kỷ thứ 7[12][13][14].

Người Yakuts ban đầu sống xung quanh vùng Olkhon và vùng Hồ Baikal. Bắt đầu từ thế kỷ 13, họ di cư đến lưu vực sông Lena, sông Aldan và sông Vilyuy dưới áp lực của quân Mông Cổ đang nổi lên. Người Yakut phía bắc chủ yếu là thợ săn, ngư dân và chăn nuôi tuần lộc, trong khi người Yakut miền nam chăn nuôi gia súc và ngựa.[15][16]

Từ những năm 1620, Sa hoàng Muscovy mở rộng lãnh thổ đến các vùng này, áp thuế lông thú, và trấn áp một số cuộc nổi dậy của người Yakut từ năm 1634 đến 1642. Sự tàn bạo của Nga hoàng trong việc thu thuế da thú (yasak) châm ngòi một cuộc nổi dậy của người Yakut và cả những bộ lạc nói tiếng Tungus dọc theo sông Lena vào năm 1642. Lãnh chúa (voivod) Peter Golovin thống lĩnh lực lượng Nga hoàng, đã đáp trả bằng cuộc khủng bố: các khu định cư bản địa bị đốt cháy và hàng trăm người đã bị giết. Riêng dân số Yakut được ước tính đã giảm 70% trong khoảng thời gian từ năm 1642 đến năm 1682, chủ yếu là do bệnh đậu mùa và các bệnh truyền nhiễm khác.[17][18]

Sang thế kỷ 18 người Nga đã giảm bớt áp lực, trao cho các thủ lĩnh Yakut một số đặc quyền, tự do cho tất cả các môi trường sống, cho họ tất cả đất đai của họ, truyền bá Chính thống giáo phương Đông và giáo dục người Yakut về nông nghiệp. Việc phát hiện ra vàng và sau đó là việc xây dựng Đường sắt xuyên Sibir, đã đưa số lượng người Nga đến khu vực ngày càng tăng. Vào những năm 1820 hầu như tất cả những người Yakut tuyên bố đã cải sang nhà thờ Chính thống giáo Nga, đồng thời vẫn giữ một số tập tục của thầy cúng như tổ tiên.[19]

Năm 1922 chính phủ Liên Xô đặt tên khu vực này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Tự trị Yakut. Cuộc xung đột cuối cùng trong Nội chiến Nga, được gọi là Cuộc nổi dậy Yakut, do sĩ quan Nga Bạch vệ Cornet Mikhail Korobeinikov lãnh đạo, và là người cuối cùng chống lại Hồng quân. Sau đó là các chính sách của Joseph Stalin, dẫn đến nạn đói và suy dinh dưỡng, đã khiến tổng dân số Yakut giảm từ 240 ngàn người năm 1926 xuống còn 236 ngàn người năm 1959. Đến năm 1972 dân số bắt đầu phục hồi.[20]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “ВПН-2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ https://www2.census.gov/.../2018/phc/phc-t-43/tab01.pdf[liên kết hỏng]
  3. ^ a b Joshua Project. Ethnic People Group: Yakut, 2019. Truy cập 12/12/2020.
  4. ^ http://www.gks.ru/fre.co. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) [liên kết hỏng]
  5. ^ “Қазақстан 2009 жылы”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ Агентство Республики Казахстан по статистике. Перепись 2009. Lưu trữ 2013-08-10 tại Wayback Machine (Национальный состав населения Lưu trữ 2011-07-23 tại Wayback Machine.rar)
  7. ^ Всеукраїнський перепис населення 2001. Русская версия. Результаты. Национальность и родной язык. Lưu trữ 2010-07-01 tại Wayback Machine
  8. ^ Официальный сайт Всероссийской переписи населения 2010 года. Информационные материалы об окончательных итогах Всероссийской переписи населения 2010 года.
  9. ^ Joshua Project. Country: China, Ethnic People Group: Yakut, 2019. Truy cập 12/12/2020.
  10. ^ Inside the New Russia (1994): Yakuts
  11. ^ Курыканы. Иркипедия - портал Иркутской области: знания и новости. Truy cập 22/10/2020.
  12. ^ V.A. Stepanov "Origin of Sakha: Analysis of Y-chromosome Haplotypes" Molecular Biology, 2008, Volume 42, No 2, pp. 226–237, 2008.
  13. ^ Atlas of Languages of Intercultural Communication in the Pacific, Asia, and the Americas: Vol I: Maps. Vol II: Texts. Walter de Gruyter. 2011. tr. 972. ISBN 3110819724.
  14. ^ Loanwords in the World's Languages: A Comparative Handbook. Walter de Gruyter. 2009. tr. 497. ISBN 3110218445.
  15. ^ И. С. Гурвич biên tập (1956), Народы Сибири
  16. ^ И. С. Гурвич biên tập (1963), История Якутской АССР
  17. ^ Richards, John F. (2003). The Unending Frontier: An Environmental History of the Early Modern World. University of California Press. tr. 538. ISBN 0520939352.
  18. ^ Mark Levene; Penny Roberts biên tập (1999), The massacre in history, tr. 155
  19. ^ Л.А. Сергеева. О якутских фамилиях.
  20. ^ Lewis, Martin (ngày 14 tháng 5 năm 2012). “The Yakut Under Soviet Rule”. GeoCurrents. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]