Bước tới nội dung

Ngâu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngâu
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Sapindales
Họ (familia)Meliaceae
Chi (genus)Aglaia
Loài (species)A. duperreana
Danh pháp hai phần
Aglaia duperreana
Pierre

Ngâu hay Ngâu ta (danh pháp khoa học: Aglaia duperreana) là loài cây bụi nhỏ thuộc chi Gội. Xuất xứ loài này là từ Việt Nam, nhưng hiện tại nó đã xuất hiện khắp vùng Đông Nam Á.[1] Ở Việt Nam, người ta buộc phải gọi nó bằng cái tên Ngâu ta hay Ngâu Việt để phân biệt khi loài Ngâu ngoại lại từ Trung Quốc tràn sang.

Sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây dạng bụi có thể cao tới 3,6 mét. Tán dạng tròn, phân cành nhiều. dạng lá kép lông chim 1 lần lẻ. Lá kép có từ 5-7 lá chét; lá chét dạng trứng ngược có đầu tròn, đuôi nhọn hoặc nêm. Hoa nhỏ li ti màu vàng, tự bông dạng chùm mọc ở nách lá, cho mùi thơm dịu thanh khiết.

Khác với ngâu Tàu với mũi lá nhọn, ngâu ta có đầu lá tròn và dáng cây mọc thành bụi lớn hơn.

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây ưa đất hơi ẩm, có thành phần cơ giới từ sét tới cát pha, dinh dưỡng đất trung bình. Ngâu ưa ánh nắng trực tiếp, nhưng cũng có thể chịu bóng râm bán phần.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Cây ngâu với hoa và quả

Trong văn hóa người Việt, ngâu là một trong 3 loài gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Đôi khi hoa Ngâu cũng được dùng làm hoa cúng, hay là dùng như hương thơm ướp vào quần áo.

Cây ngâu gắn liền với kiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường có cây ngâu trước sân. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu. Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, thì Ngâu được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối dễ dàng (tròn đều, vuông góc).

Trong y học truyền thống phương Đông, cây Ngâu trở thành 1 vị thuốc. Tuy nhiên điều này chưa có phòng thí nghiệm nào nghiên cứu sâu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Aglaia duperreana”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2011.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]