Bước tới nội dung

Nan Madol

6°50′31″B 158°19′56″Đ / 6,84194°B 158,33222°Đ / 6.84194; 158.33222
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nan Madol
Nan Madol
Vị tríĐảo Temwen , Liên bang Micronesia
Tọa độ6°50′31″B 158°19′56″Đ / 6,84194°B 158,33222°Đ / 6.84194; 158.33222
Invalid designation
Tên chính thức: Nan Madol: Trung tâm Nghi lễ Đông Micronesia
LoạiVăn hóa
Tiêu chuẩni, iii, iv, vi
Ngày nhận danh hiệu2016 (40th)
Số hồ sơ tham khảo1503
VùngChâu Á - Thái Bình Dương
Invalid designation
Ngày nhận danh hiệu19 tháng 12 năm 1974
Số hồ sơ tham khảo74002226[1]
Invalid designation
Ngày nhận danh hiệu16 tháng 9 năm 1985[2]

Nan Madol là một địa điểm khảo cổ nằm ở phía đông của đảo Pohnpei, thuộc quần đảo Senyavin, Tây Thái Bình Dương. Đây từng là thủ đô của triều đại Saudeleur cho đến khoảng năm 1628.[3] Về mặt hành chính, Nan Madol nằm ở quận Madolenihmw, bang Pohnpei, Liên bang Micronesia. Điểm cốt lõi của thành phố này là các bức tường đá bao quanh một khu vực diện tích có chiều dài 1,5 km và rộng 0,5 km, bên trong là gần 100 hòn đảo nhân tạo, đá và dải san hô được kết nối bởi các kênh thủy triều.

Tên gọi Nan Madol có nghĩa là "khoảng không ở giữa" là tham chiếu cho những con kênh rạch khắp tàn tích. Tên ban đầu của nó là Soun Nan-leng (Dải đá ngầm của thiên đường) được nhắc đến bởi Gene Ashby trong cuốn sách Pohnpei, An Island Argosy.[4] Thành phố đổ nát Nan Madol là một trong những bí ẩn về khảo cổ học lớn nhất hiện nay, đôi khi nó được gọi là "Atlantis", "kỳ quan thứ tám của thế giới", hay "Venice của Thái Bình Dương".[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nan Madol là ngôi đền nghi lễ và chính trị của triều đại Saudeleur, kết hợp là một khu định cư của 25.000 người trên đảo Pohnpei cho đến khoảng năm 1628.[3] Nằm giữa đảo Pohnpei và Temwen, nơi đây có hoạt động của con người ngay từ thế kỷ thứ 1 hoặc thứ 2 sau Công nguyên. Vào thế kỷ thứ 8 hoặc 9, quá trình xây dựng thành phố bắt đầu với việc xây dựng một kiến trúc bằng đá khối cực kỳ đặc biệt vào năm 1180-1200.[6]

Ít có thông tin để kiểm chứng về quá trình xây dựng. Những người bản địa Pohnpei tuyên bố rằng, những người xây dựng Địa điểm khảo cổ Leluh trên đảo Kosrae đã đến Pohnpei để sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm xây dựng lên quần thể Nan Madol ấn tượng hơn nhiều. Nhưng định tuổi bằng đồng vị cacbon đã chỉ ra rằng, Nan Madol có trước Leluh và có nhiều khả năng Nan Madol ảnh hưởng đến Leluh.[6]

Theo truyền thuyết của người Pohnpei, Nan Madol được xây dựng bởi hai pháp sư Olisihpa và Olosohpa từ vùng đất Tây Katau huyền thoại hoặc Kanamwayso. Họ lên một chiếc xuồng lớn để tìm một nơi xây dựng một bàn thờ lớn, nơi họ có thể thờ cúng vị thần nông nghiệp Nahnisohn Sahpw. Sau vài lần sai thì họ đã thành công khi xây dựng bàn thờ trên đảo Temwen, nơi họ tiến hành các nghi thức tôn giáo. Trong truyền thuyết, hai người họ đã lượm những phiến đá khổng lồ với sự giúp đỡ của một con rồng bay. Khi Olisihpa chết vì tuổi già, Olosohpa trở thành vua Saudeleur đầu tiên. Olosohpa kết hôn với một người phụ nữ địa phương và sinh ra 12 thế hệ, tạo ra 16 vị vua Saudeleur khác trong dòng họ Dipwilap. Triều đại của họ kết thúc với cuộc lật đổ của Isokelekel, người cũng cư trú tại Nan Madol, mặc dù vậy người kế nhiệm ông sau đó đã từ bỏ Nan Madol.[7][8][9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hệ thống Thông tin Sổ bộ Quốc gia”. Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. 23 tháng 1 năm 2007.
  2. ^ “Nan Madol”. Danh lam Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2007.
  3. ^ a b Nan Madol, Madolenihmw, Pohnpei William Ayres, Department of Anthropology University Of Oregon, Accessed ngày 26 tháng 9 năm 2007
  4. ^ Ashby, Gene; 'Pohnpei, An Island Argosy'; Publisher: Rainy Day Pr West; Revised edition (June 1987); ISBN 0-931742-14-5; ISBN 978-0-931742-14-9
  5. ^ http://www2.canada.com/vancouvercourier/news/travel/story.html?id=d7601625-fafe-46f4-b1d1-5c18837881cf[liên kết hỏng]
  6. ^ a b McCoy, Mark D.; Alderson, Helen A.; Hemi, Richard; Cheng, Hai; Edwards, R. Lawrence (tháng 11 năm 2016). “Earliest direct evidence of monument building at the archaeological site of Nan Madol (Pohnpei, Micronesia) identified using 230Th/U coral dating and geochemical sourcing of megalithic architectural stone”. Quaternary Research. 86 (3): 295–303. doi:10.1016/j.yqres.2016.08.002. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Panholzer, Tom; Rufino, Mauricio (2003). Place Names of Pohnpei Island: Including And (Ant) and Pakin Atolls. Bess Press. tr. xiii, 21, 22, 25, 38, 48, 56, 63, 71. 72, 74, 104. ISBN 1-57306-166-2. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2011.
  8. ^ Riesenberg, Saul H (1968). The Native Polity of Ponape. Contributions to Anthropology. 10. Smithsonian Institution Press. tr. 38, 51. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012.
  9. ^ Goodenough, Ward Hunt (2002). Under Heaven's Brow: Pre-Christian Religious Tradition in Chuuk. Memoirs of the American Philosophical Society. 246. American Philosophical Society. tr. 293. ISBN 0-87169-246-5. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012.