Bước tới nội dung

Núi thiêng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Núi Khan Tengri nghĩa là Đằng Cách Lý hãn, là một phần trong dãy Thiên Sơn, ngọn núi này trong quan niệm của người du mục liên hệ đến vị thần Tengri (Đằng Cách Lý)
Núi Ararat là ngọn núi thiêng biểu tượng của người Armenia nhưng lại nằm gọn ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi phân định biên giới, đây là một nỗi niềm khắc khoải khó tả
Một ngôi chùa nhìn ra núi thiêng ở Tây Tạng

Những ngọn núi linh thiêng (Sacred mountain) là tâm điểm tín lý của một số tôn giáo tín ngưỡng nhất định và thường là chủ đề của nhiều truyền thuyếtthần thoại. Đối với nhiều người, khía cạnh mang tính biểu tượng nhất của một ngọn núi là đỉnh núi vì người ta tin rằng nó gần với thiên đường hoặc các cõi trên trong những tôn giáo khác[1]. Nhiều tôn giáo có truyền thuyết những ngọn núi linh thiêng, được coi là thần thánh (ví dụ như núi Olympus trong thần thoại Hy Lạp) hoặc có liên quan đến các sự kiện (như núi Sinai trong Do Thái giáo và các tôn giáo hậu duệ hoặc núi Kailash, núi Meru trong Ấn Độ giáo). Trong một số trường hợp, ngọn núi thiêng hoàn toàn là thần thoại giống như thần thoại Hara Berezaiti trong Hỏa giáo (Zoroastrianism). Núi Kailash được cho là nơi ở của các vị thần ShivaParvati, đồng thời được coi là linh thiêng trong bốn tôn giáo: Ấn Độ giáo, Bon giáo, Phật giáo (được cho là núi Tu-di) và đạo Jain. Các ngọn núi lửa, chẳng hạn như núi Etna ở Ý, cũng được coi là linh thiêng, núi Etna được cho là quê hương của Vulcan, thần lửa của người La Mã.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi chúng ta nhìn vào một ngọn núi, điều đầu tiên gây ấn tượng với chúng ta thường không phải là vị trí trung tâm mà là độ cao của nó, điều này gợi lên phản ứng tức thời là ngạc nhiên và kính sợ. Nổi bật so với cảnh quan xung quanh, với những đám mây trôi và bầu trời bồng bềnh, đỉnh núi dường như lơ lửng trong một thế giới khác, cao hơn và hoàn hảo hơn thế giới chúng ta đang sống[2]. Quan điểm coi ngọn núi là trung tâm xuất hiện dưới hình thức toàn diện nhất như một trục trung tâm liên kết ba cấp độ của vũ trụ–thiên đường-trần gian và địa ngục hoặc thế giới ngầm. Là mối liên kết giữa thiên đường và địa ngục, nó hoạt động như một ống dẫn sức mạnh, nơi mà những năng lượng thiêng liêng, cả thần thánh và ma quỷ, phun trào vào thế giới tồn tại của con người[3].

Nhiều ngọn núi linh thiêng được tôn kính như những nơi có sức mạnh đáng kinh ngạc được thể hiện theo nhiều cách khác nhau - tự nhiên, siêu nhiên và thậm chí cả chính trị[4]. Núi thiêng là nơi có quyền lực và thiên đường trên cao, những ngọn núi đóng vai trò là nơi ở của các vị thần và nữ thần, thường nằm ở trung tâm của vũ trụ, thế giới hoặc khu vực[4]. Những ngọn núi thường xuất hiện dưới dạng những ngôi đền chứa các vị thần cư trú trên hoặc bên trong chúng. Ngoài ra, núi có thể mang hình thức nơi thờ cúng, được xem hoặc tưởng tượng như đền thờ, nhà thờ và thánh đường[5]. Các xã hội hiện đại chia sẻ với các nền văn hóa truyền thống quan niệm rộng rãi về những ngọn núi như những khu vườn thiêng liêng và những thiên đường trần gian[6]. Dù được tôn kính như thiên đường hay bị sợ hãi như địa ngục, những ngọn núi đều có vai trò rộng rãi và quan trọng như là nơi linh thiêng của người chết. Khi coi những ngọn núi là nơi ở của người chết, mọi người thường coi chúng là nơi tổ tiên của họ đến - hoặc chính là tổ tiên của họ[7]. Là tổ tiên thiêng liêng, những ngọn núi mang lại cho nhiều xã hội bản sắc và sự gắn kết của họ[6].

Các linh sơn

[sửa | sửa mã nguồn]
Núi Trường Bạch (Bạch Đầu sơn) ở Bắc Triều Tiên
Đường lên núi Cấm (Thất Sơn) ở An Giang
Núi Thái Sơn ở Trung Quốc, đây là hình tượng trong câu ca dao của người Việt: "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Naess, Arne. Mountains and Mythology. Trumpeter 1995
  2. ^ Bernbaum, Edwin (2022). Sacred Mountains of the World (ấn bản thứ 2). Cambridge: Cambridge University Press. tr. 283. ISBN 978-1-108-83474-2.
  3. ^ Bernbaum, Edwin (2022). Sacred Mountains of the World (ấn bản thứ 2). Cambridge: Cambridge University Press. tr. 284. ISBN 978-1-108-83474-2.
  4. ^ a b Bernbaum, Edwin (2022). Sacred Mountains of the World (ấn bản thứ 2). Cambridge: Cambridge University Press. tr. 285. ISBN 978-1-108-83474-2.
  5. ^ Bernbaum, Edwin (2022). Sacred Mountains of the World (ấn bản thứ 2). Cambridge: Cambridge University Press. tr. 286. ISBN 978-1-108-83474-2.
  6. ^ a b Bernbaum, Edwin (2022). Sacred Mountains of the World (ấn bản thứ 2). Cambridge: Cambridge University Press. tr. 287. ISBN 978-1-108-83474-2.
  7. ^ Bernbaum, Edwin (2022). Sacred Mountains of the World (ấn bản thứ 2). Cambridge: Cambridge University Press. tr. 287–288. ISBN 978-1-108-83474-2.
  8. ^ Khám phá những đỉnh núi linh thiêng nhất Việt Nam
  9. ^ BÍ QUYẾT GIỮ RỪNG CỦA NGƯỜI LA CHÍ - Phóng sự của PHẠM NGỌC DƯƠNG.
  10. ^ Những ngọn núi linh thiêng tuyệt đẹp ở Việt Nam

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]