Mắm cáy
Loại | Gia vị |
---|---|
Xuất xứ | Việt Nam |
Thành phần chính | Cáy lên men |
Món ăn tương tự | Mắm tôm |
Mắm cáy là loại mắm làm từ con cáy, một loại cua nhỏ sống chủ yếu ở vùng duyên hải Việt Nam. Mắm cáy có màu nâu đỏ, hương vị đặc trưng, là món ăn dân dã của vùng duyên hải đồng bằng Bắc Bộ.
Nhiều địa phương miền bắc Việt Nam nổi tiếng với loại mắm này như Hải Phòng,[1] Hải Dương,[2][3] Quảng Ninh,[4] Thanh Hoá,[5] Thái Bình,[6][7], Hà Nam,[8] Phú Thọ[9]... được đánh giá là một nét độc đáo của ẩm thực Việt Nam.[10]
Cách làm
[sửa | sửa mã nguồn]Mắm cáy có 2 loại chính là mắm cáy trong và mắm cáy xổi.
Nguyên liệu
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyên liệu chính là cáy, muối trắng, thính gạo và có thể thêm một ít men rượu.
Cách làm
[sửa | sửa mã nguồn]Mắm cáy trong người ta chỉ chế biến cáy sơ, làm sạch và ủ với muối trong các chum lớn, thời gian ủ kéo dài hàng năm, nước mắm trong suốt, có màu vàng cánh kiến đặc trưng.
Mắm cáy xổi làm từ cáy sau khi được làm sạch, để ráo nước, lột yếm, bóc trứng, người ta xay hoặc giã cáy cho thật nhuyễn trong cối đá, rồi trộn muối (theo tỉ lệ 3 bơ cáy - 1 bơ muối), bóp kỹ. Sau đó, cho vào lọ sành hay chum vại, ủ kín ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh để ruồi nhặng bâu hay nước mưa lẫn vào mắm. Khoảng mươi ngày sau, đem lọ mắm ra phơi. Ban ngày phơi nắng, ban đêm phơi sương, phơi chừng một tuần thì ngấu. Khi ngấu, người ta trộn thêm thính gạo và một ít men rượu loại ngon. Men rượu có tác dụng khử mùi hôi của cáy và tạo mùi thơm cho mắm cáy.
Các món ăn sử dụng mắm cáy
[sửa | sửa mã nguồn]Mắm cáy có thể sử dụng để nêm nếm vào canh nấu với 1 trong các loại rau cải hoặc hòa mắm với tỏi ớt bằm nhuyễn, bột ngọt, nước chanh quậy tan đều dùng để chấm các món động vật và thực vật luộc, hay món gỏi, dưa chua hoặc có thể ăn trực tiếp với cơm. Phổ biến nhất là:
- Chấm rau, củ quả luộc: cách sử dụng phổ biến nhất của mắm cáy là dùng làm nước chấm cho các loại sau củ quả luộc như (rau muống, rau khoai lang, rau dền,...), dưa muối, cà muối chấm mắm cáy.[11]
- Bún mắm cáy: Bún ăn với mắm cáy, thịt ba chỉ luộc, giò lụa, và ít rau kinh giới.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Các món mắm dân dã của đất Vĩnh Bảo”. anhp.vn. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Đặc sản mắm cáy Hải Dương ngày phơi nắng, đêm phơi sương - VnExpress”. Tin nhanh VnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
- ^ Hảo, Băng (10 tháng 8 năm 2019). “Mắm cáy: đặc sản phơi nắng phơi sương của Hải Dương”. Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Di sản văn hóa Quảng Ninh”. disanquangninh.gov.vn. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
- ^ baothanhhoa.vn (9 tháng 8 năm 2021). “Mắm cáy – hương vị dân dã xứ Thanh”. Báo Thanh Hóa. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
- ^ MEDIATECH. “Phát triển thương hiệu mắm cáy Hồng Tiến”. thaibinhtv.vn. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
- ^ “"Đệ nhất mắm" Hồng Tiến, Kiến Xương”. dulichthaibinh.gov.vn. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Mắm Cáy Bình Lục (Hà Nam) - 100 Đặc Sản Quà Tặng Việt Nam 2021 – 2022 (P.40)”. Top Việt Nam | Top Thế Giới (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Trọn tình mắm cáy rau lang”. Tuổi Trẻ Online. 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
- ^ Plus, Pháp Luật. “Mắm cáy nét độc đáo của ẩm thực Việt”. www.phapluatplus.vn. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Rau lang chấm mắm cáy”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.