Bước tới nội dung

Lưu Văn Đức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu Văn Đức
Chức vụ
Nhiệm kỳ2016 – 2021
Thông tin cá nhân
Sinh18 tháng 2, 1967 (57 tuổi)
thôn Như Bình, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận, Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpchính trị gia
Dân tộcChăm
Tôn giáoBà-la-môn
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấn
  • Cử nhân Luật
  • Cử nhân Kinh tế
  • Thạc sĩ Quản lý công

Lưu Văn Đức (sinh ngày 18 tháng 2 năm 1967) là một chính trị gia người Việt Nam, dân tộc Chăm. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Đắk Lắk, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Áchentina (Đại biểu chuyên trách: Trung ương).[1] Ông lần đầu được trung ương giới thiệu ứng cử và đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Đắk Lắk gồm có các huyện Krông Bông, Krông Pắc, Lắk, M`Drắk, Cư Kuin và Krông Ana.[2]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu Văn Đức sinh ngày 18 tháng 2 năm 1967 quê quán ở thôn Như Bình, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận.

Ông hiện cư trú ở Số 135, Lê Thánh Tông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 7/1/1999.

Khi lần đầu được trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Đảng ủy viên Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Dân tộc, Hàm Vụ trưởng Vụ địa phương II, Ủy ban Dân tộc, làm việc ở Vụ địa phương II - Ủy ban Dân tộc.

Ông đã trúng cử đại biểu quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Đắk Lắk gồm có các huyện Krông Bông, Krông Pắc, Lắk, M`Drắk, Cư Kuin và Krông Ana, được 339.305 phiếu, đạt tỷ lệ 79,21% số phiếu hợp lệ.

Ông hiện là Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Áchentina (Đại biểu chuyên trách: Trung ương).

Ông đang làm việc ở Hội đồng Dân tộc.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]