Bước tới nội dung

Kiribati

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Kiribati
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
  • Ribaberiki Kiribati
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Kiribati
Vị trí của Kiribati
Tiêu ngữ
"Te Mauri, Te Raoi ao Te Tabomoa"
"Sức khỏe, Hòa bình và Thịnh vượng"
Quốc ca
Kunan Kiribati
Bài ca Kiribati
Hành chính
Chính phủCộng hòa nghị viện
Tổng thốngTaneti Mamau
Thủ đôTarawa[1][2][3]
1°28′B 173°2′Đ / 1,467°B 173,033°Đ / 1.467; 173.033
0°53′N 169°31′Đ / 0,883°N 169,517°Đ / -0.883; 169.517
Thành phố lớn nhấtTarawa
Địa lý
Diện tích811 km² (hạng 172)
Múi giờUTC 12, 13, 14
Lịch sử
Ngày thành lập12 tháng 7 năm 1979
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Gilbert, Tiếng Anh
Dân số ước lượng (2020)122.330[4] người (hạng 192)
Mật độ (hạng 73)
Kinh tế
GDP (PPP) (2011)Tổng số: 599 triệu đôla Mỹ[5]
HDI (2014)0,590[6] (hạng 137)
Đơn vị tiền tệĐô la Kiribati
Đô la Úc (AUD)
Thông tin khác
Tên miền Internet.ki
Lái xe bêntrái

Kiribati (phiên âm: Ki-ri-bát, tiếng Gilbert[ˈkiɾibas]), tên chính thức là Cộng hòa Kiribati (tiếng Gilbert: Ribaberiki Kiribati),[1][3], là một quốc đảo có khí hậu nhiệt đới nằm ở vùng trung tâm Thái Bình Dương. Nước này có tổng cộng 32 đảo san hô vòng và một đảo san hô cao, trải trên một diện tích khoảng 3,5 triệu kilomet vuông, rải rác quanh đường xích đạo, và giáp với Đường đổi ngày Quốc tế về phía đông.

Cái tên Kiribati là phát âm địa phương của từ "Gilberts", xuất phát từ đảo chính của nước này là Quần đảo Gilbert. Kiribati giành được độc lập từ Anh Quốc vào năm 1979. Nước này là một thành viên thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh, Quỹ Tiền tệ Quốc tếNgân hàng Thế giới, và trở thành thành viên đầy đủ của Liên hiệp Quốc vào năm 1999.

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiribati được đặt tên là Quần đảo Gilbert sau khi thuyền trưởng người Anh Thomas Gilbert, phát hiện ra quần đảo vào năm 1788. Cái tên hiện tại, Kiribati, là một phiên bản của chữ "Gilberts", xuất phát từ các tên cũ "Quần đảo Gilbert" do người châu Âu đặt. Mặc dù tên của Quần đảo Gilbert theo tiếng Gilbert bản địa chính thức là Tungaru, chính phủ mới đã chọn cái tên "Kiribati", là sự diễn đạt theo tiếng Gilbert của quần đảo "Gilbert", bao gồm luôn cả các quần đảo khác thuộc nước này vốn chưa bao giờ được coi là một phần của quần đảo Gilbert.[7]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuở ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng đất hiện nay được gọi với cái tên Kiribati, trước kia là nơi sinh sống của người Micronesia nói cùng tiếng Ocean vào khoảng thời gian giữa năm 3000 trước công nguyên[8] và 1300 sau công nguyên. Khu vực này không bị cô lập về mặt địa lý; những cư dân ngoại bang đến từ Tonga, Samoa, và Fiji sau đó đã đến và du nhập các khía cạnh văn hóa PolynesiaMelanesia. Các cuộc hôn phối giữa những chủng tộc khác nhau đã làm lu mờ những khác biệt về văn hóa và đạt được một mức độ đồng nhất quan trọng ở nơi này.[9]

Thời kỳ thuộc địa

[sửa | sửa mã nguồn]

Quần đảo được các tàu Anh và Hoa Kỳ phát hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Chuỗi đảo chính được đặt tên Quần đảo Gilbert vào năm 1820 bởi một Đô đốc người Nga, Adam von Krusenstern, và thuyền trưởng người Pháp Louis Duperrey, theo tên một thuyền trưởng người Anh là Thomas Gilbert, người vốn trước đó đã băng qua quần đảo vào năm 1788 khi đang đi từ Úc sang Trung Quốc.[10]

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tấn công một boong ke của Nhật trong Trận Tarawa vào tháng 11 năm 1943.

Từ đầu thế kỷ XIX, các tàu đánh cá voi, thương mại và kẻ buôn nộ lệ phương Tây đã ghé thăm hòn đảo mang theo cả các căn bệnh lạ và súng ống.[11] Những người định cư người Anh đặt chân lên đảo lần đầu tiên vào năm 1837. Năm 1892 quần đảo Gilbert đồng ý trở thành xứ bảo hộ của Anh Quốc cùng với Quần đảo Ellice gần đó. Những khu vực này được quản lý bởi Cao ủy Tây Thái Bình Dương đặt trụ sở chính tại Fiji.[10] Cùng với nhau các lãnh thổ này trở thành Thuộc địa trực thuộc Anh (crown colony) của Quần đảo Gilbert và Ellice vào năm 1916. Kiritimati (Đảo Christmas) trở thành một phần của thuộc địa 1919 và Quần đảo Phoenix được thêm vào năm 1937.

Đảo san hô Tarawa và các đảo khác của nhóm đảo Gilbert bị chiếm đóng bởi quân Nhật trong suốt Thế chiến II. Tarawa là một trong những khu vực diễn ra các trận đánh đẫm máu nhất của trong lịch sử Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Tawara vào tháng 11 năm 1943; theo sau đó Trận Tarawa diễn ra tại thủ đô cũ của Kiribati là Betio trên đảo san hô Tarawa.

Một số quần đảo của Kiribati, đặc biệt là các đảo xa như Quần đảo Line, trước đây được Hoa Kỳ và Anh Quốc dùng làm nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân bao gồm cả bom khinh khí vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960.

Độc lập tới hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Quần đảo Gilbert và Ellice giành được quyền tự trị vào năm 1971, và tách ra vào năm 1975 rồi được trao quyền tự quản bởi Anh Quốc. Năm 1978, Quần đảo Ellice trở thành quốc gia độc lập là Tuvalu. Trong khi Quần đảo Gilbert được độc lập cùng với Kiribati vào ngày 12 tháng 7 năm 1979. Mặc dù cái tên theo tiếng Gilbert bản địa của Quần đảo Gilbert chính thức là "Tungaru", nhà nước mới vẫn chọn tên "Kiribati", là sự diễn tả theo tiếng Gilbert của từ "Gilbert", được mang nghĩa bao hàm cả các lãnh thổ cựu thuộc địa là Banaba, Quần đảo Line,và Quần đảo Phoenix, vốn chưa bao giờ được coi là một phần của chuỗi đảo Gilbert.[12] Theo Hiệp ước Tarawa, được ký kết một thời gian ngắn sau khi độc lập và thông qua vào năm 1983, Hoa Kỳ hủy bỏ tất cả các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo rải rác không có người ở thuộc Quần đảo Phoenix Islands và Quần đảo Line là một phần lãnh thổ của Kiribati.

Quá tải dân số đã đang là một vấn đề cấp thiết ở Kiribati. Năm 1988, nước này công bố rằng 4.700 cư dân của nhóm đảo chính sẽ phải tái định cư trên các đảo ít dân hơn. Chính trị gia Teburoro Tito được bầu làm tổng thống năm 1994. Theo sau đó là đạo luật năm 1995 quyết định di chuyển đường đổi ngày quốc tế xa về phía đông để nhóm Quần đảo Line sử dụng cùng thời gian với phần còn lại của đất nước. Đạo luật này đã hiện thức lời hứa của Tổng thống Tito trong chiến dịch tranh cử, dự định sẽ cho phép mọi công việc của quốc gia sẽ đực thực hiện trong cùng thời điểm. Việc này cũng tạo điều kiện cho Kiribati trở thành quốc gia đầu tiên chứng kiến buổi bình minh đầu tiên của thiên niên kỷ thức ba, một sự kiện quan trọng cho ngành du lịch nước này. Tito tái đắc cử vào năm 1998. Kiribati có được tư cách thành viên Liên Hợp Quốc năm 1999.[13]

Năm 2002 Kiribati thông qua một đạo luật gây tranh cãi cho phép chính phủ đóng cửa báo chí. Đạo luật này được thực hiện sau khi tờ báo không điều hành bởi chính phủ đầu tiên của Kiribati được thành lập. Tổng thống Tito tái đắc cử vào năm 2003, nhưng sau đó đã buộc phải rời khỏi chức vụ vào tháng 3 năm 2003 thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và thay thế bởi Hội đồng Nhà nước. Chính khách Anote Tong thuộc đảo đối lập Boutokaan Te Koaua được bầu để thay thế Tito vào tháng 7 năm 2003. Ông này tái đắc cử vào năm 2007.[14]

Mùa hè năm 2008, nhà chức trách Kiribati đã yêu cầu Australia và New Zealand chấp nhận các cư dân Kiribati như là những người tị nạn thường trú. Kiribati được xem là quốc gia đầu tiên mà tất cả lãnh thổ đất liền sẽ biến mất do vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Tháng 6, 2008, tổng thống Kiribati Anote Tong đã nói rằng đất nước đã chạm đến "điểm không thể quay ngược lại"; ông còn phát biểu: "Để lên kế hoạch cho một ngày mà bạn không còn một đất nước thật sự đau đớn nhưng tôi nghĩ chúng ta nên phải làm điều đó."[15][16][17][18]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]
Tòa nhà Quốc hội Kiribati.
Nơi ở của Tổng thống.

Hiến pháp Kiribati được công bố vào ngày 12 tháng 7 năm 1979, cung cấp những nền tảng cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nhánh hành pháp bao gồm một tổng thống (te Beretitenti), một phó tổng thống và một nội các (tổng thống là trưởng nội các đồng thời là thành viên quốc hội). Theo hiến pháp, tổng thống được chỉ định từ các nhà lập pháp được bầu và tại nhiệm trong một nhiệm kỳ tối đa 4 năm. Nội các bao gồm tổng thốong, phó tổng thống và 10 bộ trưởng (được bổ nhiệm bởi tổng thống) đều là Dân biểu Hạ viện.

Nhánh lập pháp theo thể chế đơn viện là Maneaba Ni Maungatabu (Viện Dân biểu). Viện có các thành viên được bầu, bao gồm cả đại diện ủy trị theo hiến pháp từ người Banaban ở Fiji, ngoài ra còn có một viên chưởng lý, người có nhiệm vụ là một thành viên ex-officio. Các nhà lập pháp tại nhiệm theo một nhiệm kỳ 4 năm.

Những quy định trong hiến pháp về việc thực thi luật pháp ở Kiribati tương tự với các cựu thuộc địa của Anh, theo đó tòa án độc lập trước sự can thiệp của chính phủ. Nhánh tòa án bao gồm Tòa án Tối cao (ở Betio) và Tòa Thượng thẩm. Thẩm phán do Tổng thống chỉ định.

Chính quyền địa phương là các hội đồng đảo với các thành viên được bầu. Các công việc của địa phương được giải quyết ở các cuộc họp thị trấn tương tự như ở thời kỳ thuộc địa. Các Hội đồng đảo có quyền tự quyết thu chi và độc lập khỏi sự kiểm soát của chính phủ trung ương.

Kiribati có các đảng chính trị chính thức nhưng tổ chức thì không quy củ. Các nhóm chính trị đối lập có xu hướng thống nhất quan điểm về một vấn đề đặc biệt. Ngày chỉ còn có các đảng được công nhận là Đảng Boutokaan te Koaua, Đảng Maneaban te Mauri, Đảng Maurin Kiribati và Đảng Tabomoa. Quyền phổ thông đầu phiếu là vào tuổi 18.[19]

Theo định nghĩa của chính phủ, Kiribati có lực lượng cảnh sát, có chức năng thực thi pháp luật và các nhiệm vụ bán quân sự, và các đồn cảnh sát nhỏ trên tất cả các đảo nhưng không có lực lượng quân sự. Cảnh sát được trang bị tàu tuần tra.[20] Sự trợ giúp về an ninh có thể được hỗ trợ từ AustraliaNew Zealand nếu cần thiết.

Các nhóm đảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiribati chính thức được chia thành các địa hạt kể từ khi quốc gia này được độc lập. Nước này hiện được chia thành ba nhóm đảo không có chức năng quản lý hành chính, bao gồm một nhóm đảo hợp nhất từ Quần đảo Line và Quần đảo Phoenix (thủ phủ đặt tại London, Christmas). Mỗi đảo có người sinh sống có một hội đồng riêng (ba hội đồng ở Tarawa: Betio, Nam-Tarawa, Bắc-Tarawa; hai hội đồng ở Tabiteuea). Ba địa hạt ban đầu là:

Các nhóm đảo bao gồm:

Bốn trong các địa hạt đầu tiên (bao gồm Tarawa) nằm trong Quần đảo Gilbert, nơi sinh sống của phần lớn dân số nước này. Năm đảo thuộc Quần đảo Line là không có người sinh sống bao gồm (Đảo Malden, Đảo Starbuck, Đảo Caroline, Đảo VostokĐảo Flint). Phần lớn Quần đảo Phoenix không có người sinh sống ngoại trừ Đảo Kanton. Đảo Banaba hiện có số cư dân ít ỏi sinh sống rải rác. Luôn có một đại diện không qua bầu cử của đảo này tại đảo Rabi ở Fiji. Mỗi một đảo trong số 21 hòn đảo có người sinh sống có một hội đồng địa phương có nhiệm vụ giải quyết các công việc hằng ngày. Đảo san hô Tarawa có ba hội đồng: Hội đồng Thị trấn Betio, Hội đồng Thành phố Te Inainano (cho phần còn lại của Nam Tarawa) và Hội đồng Eutan Tarawa (cho Bắc Tarawa).

Quan hệ đối ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiribati được chấp nhận làm thành viên thứ 186 của Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 1999.

Quan hệ trong khu vực

[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng hòa Kiribati và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 15 tháng 9 năm 2014[23]

Kiribati duy trì các mối quan hệ gần gũi với phần lớn các quốc gia và đặc biệt là các quốc gia láng giềng ở Thái Bình Dương, Nhật Bản, Australia và New Zealand, vốn là những nhà viện trợ chính của nước này. Đài Loan và Nhật Bản cũng mua quyền đánh cá có thời hạn tại các vùng biển của Kiribati.

Vào tháng 11 năm 1999 Cơ quan Phát triển Không gian Quốc gia Nhật đã thông báo kế hoạch thuê đất trên đảo Christmas của Kiritimati trong vòng 20, nhằm mục đích xây dựng một sân bay vũ trụ. Theo đó, phía Nhật sẽ trả US$840.000 mỗi năm và chịu mọi chi phí cho sự phá huỷ môi trường và đường sá. Ngoài ra một trạm tiếp sóng cũng sẽ hoạt động tại Kiritimati[24] và một sân bay bị bỏ hoang trên đảo sẽ được dùng lam đường băng cho các chuyến trở về của tàu con thoi có tên HOPE-X. Tuy nhiên chương trình HOPE-X, cuối cùng lại bị huỷ bỏ vào năm 2003.

Mối quan hệ với Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Hoà Binh Hoa Kỳ, một trong Các cơ quan độc lập của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, thông báo kế hoạch rút khỏi Kiribati vào tháng 11 năm 2008 sau 35 năm phục vụ tại quốc gia này.[25] Michael Koffman, Giám đốc của Đoàn Hoà Binh Mỹ tại Kiribati, trích dẫn lý do chính khiến họ rời đi là dịch vụ hàng không nội địa nước này thất thường và thường xuyên bị huỷ.[25]

Kiribati và vấn đề Thay đổi Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nặng nề do vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu, Kiribati đã tham gia tích cực trong các nỗ lực ngoại giao quốc tế liên quan đến vấn đề thay đổi khí hậu, quan trọng nhất là các hội nghị của UNFCCC. Kiribati là một thành viên của Liên Minh các Quốc gia Tiểu Hải Đảo (AOSIS), một tổ chức liên chính phủ của các quốc đảo nhỏ có bờ biển thấp. Được thành lập vào năm 1990, mục tiêu chính của liên minh là nêu cao tiếng nói của Các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS) đến vấn đề ấm lên toàn cầu. Ngay từ khi thành lập AOSIS đã có nhiều hoạt động tích cực, như trong việc đưa ra bản sơ khảo trong đàm phán ký kết Nghị định thư Kyoto vào đầu năm 1994.

Năm 2009, Tổng thống Tong tham dự Climate Vulnerable Forum (V11) tại Maldives, cùng với 10 quốc gia khác dễ bị ảnh hưởng từ biến đối khí hậu, và ký kết tuyên bố đảo Bandos vào ngày 10 tháng 11 năm 2009, cam kết đưa ra sự lãnh đạo đúng hướng và bắt đầu thực hiện nền kinh tế xanh bằng các giảm lượng khí thải. Tháng 11 năm 2010, Kiribati sẽ là nơi diễn ra Hội nghị biến đổi khí hậu Tarawa (TCCC), nhằm mục đích hỗ trợ sáng kiến của Tổng thống Kiribati tổ chức một diễn đàn tham khảo ý kiến giữa các quốc gia dễ bị ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu với các đối tác của họ trong tầm nhìn tạo ra một môi trường thuận lợi cho đàm phán đa phương dưới sự bảo trợ của UNFCCC. Hội nghị này là sự kiện theo sau Diễn đàn Biến đổi Khí hậu. Dựa trên các kinh nghiệm từ COP, TCCC dự kiến sẽ đề cử một kế hoạch hành động có nhiều sự tham khảo đóng góp ý kiến, bởi các đối tác quan trọng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển.[26] Hội nghị này sẽ là cuộc vận động chính và sự kiện xây dựng chính trong mối quan hệ giữa các đối tác trong mối quan hệ toàn cầu và khu vực Thái Bình Dương về vấn đề thay đổi khí hậu. Ngoài ra, mục tiêu của hội nghị sẽ là một phần trong tiến trình thương thảo trong khu vực và toàn cầu diễn ra trong năm 2010. Mục tiêu cuối cùng của hội nghị là giảm số lượng và độ khác biết trong quan điểm giữa các bên trong tiến trình COP, tìm ra các yếu tố tương đồng giữa các bên tham gia và do đó hỗ trợ Kiribati và các bên tham gia vào COP16 diễn ra ở Cancun, México, từ 29 tháng 11 đến 10 tháng 12 năm 2010.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Kiribati.

Kiribati có khoảng 32 đảo san hô vòng và một đảo biệt lập (Banaba), trải dài ở cả hai bán cầu đông và tây. Các nhóm đảo gồm:

  • Đảo Banaba: một đảo biệt lập nằm giữa Nauru và quần đảo Gilbert
  • Quần đảo Gilbert: 16 đảo san hô vòng nằm cách Fiji khoảng 930 dặm (1.500 km) về hướng bắc
  • Quần đảo Phoenix: 8 đảo san hô vòng và một đảo san hô cách quần đảo Gilbert khoảng 1.100 dặm (1.800 km) về hướng đông nam
  • Quần đảo Line: 8 đảo san hô vòng và một rặng đá ngầm, cách quần đảo Gilbert khoảng 2.050 dặm (3.300 km) về phía đông
Con kênh nằm giữa mặt tây của đảo Long và đảo Nake thuộc Đảo san hô vòng Caroline.

Banaba (hay Đảo Đại Dương) là một đảo tạo bởi san hô có nguồn tài nguyên phosphate phong phú, nhưng hầu như đã bị khai thác trước khi được độc lập. Phần lãnh thổ còn lại của Kiribati bao gồm chủ yếu là các đảo cát và đá ngầm nhỏ hay các đảo san hô chỉ nằm trên mặt nước biển vài met.

Lớp đất trồng ở Kiribati mỏng và chứa nhiều calci gây nhiều trở ngại cho hoạt động nông nghiệp. Đảo Kiritimati (Đảo Giáng sinh) thuộc Quần đảo Line là đảo san hô vòng lớn nhất thế giới. Do sự kiện định lại Đường đổi ngày quốc tế vào năm 1995, Kiribati hiện tại là quốc gia nằm về xa phía cực đông nhất của thế giới, và là quốc gia đầu tiên bước vào năm 2000 tại Đảo Caroline, vốn không phải ngẫu nhiên đã được đổi tên thành Đảo Thiên niên kỷ.[27]

Theo Chương trình Môi trường Khu vực Nam Thái Bình Dương, hai đảo nhỏ không người ở của Kiribati là Tebua Tarawa và Abanuea, đã biến mất dưới làn nước vào năm 1999.[28] Hòn đảo Tepuka Savilivili (Tuvalu; không phải là tên theo tiếng Gilbert) đã không còn cây dưa nào sinh sống do sự nhiễm mặn của nước biển.[29] Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc dự đoán mực nước biển sẽ dâng lên khoảng nửa met (20 in) vào năm 2100 do vấn đề ấm lên toàn cầu và đây là việc không thể tránh khỏi. Do đó, gần như trong vòng một thế kỷ những vùng đất trồng trọt được của nước này sẽ trở thành nạn nhân của nạn xâm nhập mặn và phần lớn sẽ bị nhận chìm dưới mực nước biển.[30]

Tuy nhiên, mực nước biển dâng lên không có nghĩa là Kiribati sẽ biến mất. Paul Kench tại Viện Đại học Auckland ở New Zealand và Arthur Webb tại Ủy ban Ứng dụng khoa học Địa chất ở Fiji công bố một nghiên cứu vào năm 2010 về sự đáp ứng với sự dâng nước biển của các đảo san hô ở trung tâm Thái Bình Dương. Kiribati được đề cập đến trong nghiên cứu, Webb và Kench phát hiện ra rằng ba hòn đảo có dân cư sinh sống chủ yếu của Kiribati là Betio, Bairiki và Nanikai - có diện tích tăng 30 phần trăm (36 hecta), 16,3 phần trăm (5,8 hecta) và 12,5 phần trăm (0,8 hecta), respectively.[31]

Kiribati là quốc gia duy nhất trên thế giới nằm ở cả hai bên kinh tuyến 180 của Trái Đất.

Một nhà kho của Bosj ở Kiribati.

Kiribati là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Nước này chỉ có một vài nguồn tài nguyên tự nhiên. Trong khi đó, nguồn tài nguyên phosphat trên đảo Banaba lại bị khai thác cạn kiệt trước khi nước này được độc lập. Cùi dừa khô và cá hiện tại là hai mặt hàng sản xuất và xuất khẩu chính. Du lịch đóng góp hơn một phần năm Tổng sản phẩm nội địa của đất nước. Kiribati được xem là một trong các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới.

Viện trợ nước ngoài, chủ yếu đến từ Australia, New Zealand và Nhật Bản, là một nguồn hỗ trợ quan trọng, không thay đổi trong những năm gần đây, chiếm khoảng từ 25% đến 50% GDP. Nông nghiệp chiếm 12,4% GDP và sử dụng 71% lực lượng lao động; công nghiệp 0,9% GDP và sử dụng 1,9% lực lượng lao động; thương mại 18,5% GDP và sử dụng 4,1% of lực lượng lao động; thương nghiệp 5,7% GDP và sử dụng 1,4% lực lượng lao động; và công nghiệp dịch vụ 5,7% GDP và sử dụng 1,4% lực lượng lao động. Các đối tác thương mại chính là Australia, Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Hong Kong và Đức.

Năm 1956 Kiribati thành lập quỹ quản lý tài sản để làm cơ sở dự trữ tài sản quốc gia thu được từ nguồn khai thác phosphat. Năm 2008, Quỹ Dự trữ Cân bằng Thu nhập đã đạt lượng tài sản lên đến 400 triệu dollar.[32]

Cán cân thanh toán

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khi các mặt hàng xuất khẩu của Kiribati lại bị hạn chế thêm vào nhu cầu to lớn của việc nhập khẩu khiến thâm thụt ngân sách lớn của nước này trong cán cân thanh toán thương mại hàng hoá. Tuy nhiên, nước này có vài nguồn thu nhập từ bên ngoài khác như phí cấp giấy phép đánh cá, thu nhập từ đầu tư, kiều hối và viện trợ nước ngoài. Những nguồn này thường lớn hơn lượng thâm thụt thương mại. Kết quản là cán cân thanh toán của Kiribati luôn thặng dư trong phần lớn khoảng thời gian thập kỷ vừa qua. Các dự trữ tài chính quốc tế còn khoảng 300 triệu dollar Hoa Kỳ kể từ năm 2001.

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn giáo tại Kiribati (2015)[33][34]

  Công giáo Roma (55.8%)
  Tín ngưỡng (33.5%)
  Mormon (4.7%)
  Cơ Đốc Phục Lâm (2.0%)
  Bahá'í (2.3%)
  Khác (1.6%)
  Không xác định (.3%)

Người bản địa ở Kiribati được gọi là I-Kiribati. Từ Kiribati là phát âm địa phương của từ Gilbert và tên gốc của thuộc địa Anh là Quần đảo Gilbert. Phát âm của cư dân bản địa của tên này được chấp thuận khi nước này giành được độc lập vào năm 1979.

Về mặt dân tộc học I-Kiribati là những người Micronesia. Bằng chứng khảo cổ học gần đây chỉ ra rằng những người Austronesian ban đầu đã định cư trên các hòn đảo hàng ngàn năm trước đây. Vào khoảng thế kỷ XIV, những người Fijia và Tonga chiếm lấy các hòn đảo thuộc Kiribati và do đó làm phức tạp hơn nguồn gốc sắc tộc tại đây; những người có nguồn gốc Polynesian đã phân hoá thành nhiều kiểu hành khác nhau. Kết hôn giữa những nhóm sắc tộc trong quá khứ đã dẫn đến sự đồng nhất trong trang phục và văn hoá của các cư dân.

Người bản địa Kiribati nói một ngôn ngữ châu Đại Dương được gọi là "tiếng Gilbert". Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, nhưng nó không được sử dụng phổ biến bên ngoài thủ đô Tarawa. Nhiều khả năng là tiếng Anh được sử dụng trộn lẫn với tiếng Gilbert. Các thế hệ người I-Kiribati lớn tuổi có xu hướng sử dụng các phiên bản phức tạp của ngôn ngữ pha trộn này.

Kitô giáo là tôn giáo chính ở nước này, vốn đã được giới thiệu bởi các nhà truyền giáo vào thế kỷ XIX. Phần lớn dân số là theo Công giáo La Mã, mặc dù một phần không nhỏ là theo Hội chúng tự trị Tin lành. Nhiều giáo phái Tin lành khác, bao gồm Thuyết Phúc Âm cũng hiện diện ở Kiribati. Tôn giáo Bahá'í Faith cũng tồn tại ở Kiribati, cùng với Nhân chứng JehovahGiáo hội của Chúa Giêsu Kitô của các vị thánh ngày cuối (Giáo hội Mặc Môn), có khoảng 11.511 tín đồ vào cuối năm 2005[35].

Phát triển con người

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn người dân Kiribati sống trong các ngôi làng với dân số dao động trong khoảng từ 50 đến 3.000 trên các đảo xa. Nhà của họ chủ yếu làm bằng các vật liệu lấy từ cây dừa và dứa dại. Nạn hạn hán thường xuyên cản trở việc thiếp lập nền nông nghiệp quy mô lớn, do phần lớn cư dân chuyển sang mưu sinh nhờ vào biển cả. Phần lớn họ đánh cá nhờ các phương tiện thô sơ là thuyền chèo. Các đồn điền sản xuất cơm dừa đóng vai trò là nguồn công việc thứ hai. Trong những năm gần đây, một số lượng lớn cư dân đã chuyển đến sống trong các khu vực đô thị của thủ đôl Tarawa.

Dân số Kiribati có kỳ vọng tuổi thọ là 60 năm (57 cho nam, và 63 cho nữ), tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 54 mỗi 1.000 ca sinh. Bệnh lao đang hiện diện tại Kiribati.[36] Chi tiêu chính phủ dành cho y tế là 268 dollar Mỹ mỗi người vào năm 2006.[37] Trog khoảng thời gian 1990-2007, số bác sĩ là 23 mỗi 100.000 người.[38] Kể từ khi có sự giúp đỡ của các bác sĩ Cuba, tỉ lệ tử vong sơ sinh đã giảm đáng kể.[39]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí trong vòng sáu năm đầu tiên, và hiện tại được kéo dài lên chín năm. Các trường nhà thờ đang dần dần được sáp nhập vào hệ thống trường tiểu học của chính phủ. Các bậc giáo dục cao hơn đang được mở rộng; các sinh viên có thể tìm kiếm sự đào tạo kỹ thuật, sư phạm hay hàng hải từ các quốc gia khác. Đa số quyết định đi đến Fiji, và thường phấn đấu để được hoàn tất đào tạo y khoa để được gửi đi học ở Cuba.[40]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân bay Quốc tế Bonriki

Bắt đầu từ tháng 1 năm 2009, Kiribati có hai hãng hàng không nội địa: Air KiribatiCoral Sun Airways. Cả hai hãng đề đặt trụ sở tại Sân bay Quốc tế Bonriki ở Tarawa và chỉ thực hiện các chuyến bay đến các nơi dọc Quần đảo Gilbert.

Cả hai Quần đảo Phoenix và Line đều không có các chuyến bay chuyên chở nội địa. Hãng chuyên chở quốc gia Air Pacific của Fiji thực hiện các chuyến bay quốc tế đến Kiribati từ sân bay chính của Fiji là sân bay quốc tế Nadi. Hãng hành không quốc gia Our Airline của Nauru, cũng thực hiện các chuyến bay chuyển tiếp hằng tuần đến Kiribati từ sân bay quốc tế Nadi, cũng như sân bay quốc tế Nauru, nối Honiara, thủ đô Quần đảo Solomon, và xa hơn đến Brisbane, Australia.

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc dân gian Kiribati phần lớn dựa trên chanting hay các thể loại xướng âm khác, kèm theo động tác cơ thể. Các sự kiện biển diễn công cộng ở Kiribati ngày nay thường là các vũ điệu ngồi, kèm theo guitar. Tuy nhiên, trong các buổi biển diễn trang trọng đứng có tên Te Kaimatoa hay khiêu vũ hông Te Buki, một hộp gỗ được sử dụng làm nhạc cụ gõ. Cái hộp này được thiết kế để cho âm thanh vang khi trong điệu vũ những người ngồi xung quanh hộp. Các bài hát truyền thống thường là về đề tài tình yêu, nhưng cũng thể là về cạnh tranh, tôn giáo, trẻ em, lòng yêu nước, chiến tranh và cưới hỏi. Khiêu vũ gậy, kèm theo các câu truyện nửa lịch sử và huyền thoại chỉ được biểu diễn trong các lễ hội chính.

Khiêu vũ

[sửa | sửa mã nguồn]
Một điệu nhảy chào mừng

Sự độc đáo của khiêu vũ Kiribati khi so sánh với các thể loại khác trên các đảo Thái Bình Dương là nó nhấn mạnh lên cánh tay dang rộng của vũ công và sự di chuyển bất ngờ của đầu giống như cử động của chim muông. Chim Frigate trên lá cờ của Kiribati có liên quan đến kiểu khiêu vũ giống chim của Kiribati. Phần lớn các điệu múa là trong tư thế đứng hay ngồi với cử động giới hạn và chao đảo. Cười trong khi khiêu vũ được xem là thô tục trong ngôn ngữ khiêu vũ của Kiribati. Điều này là do nguồn gốc của điệu vũ không được chỉ là một hình thức giải trí mà là một hình thức kể chuyện và hiển thị một trong những vẻ đẹp, kỹ năng và độ bền của các vũ công.[41]

Các khía cạnh khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Edward Carlyon Eliot, Ủy viên Cư dân Quần đảo Gilbert & Ellice (hiện tại Kiribati & Tuvalu) trong thời kỳ thuộc địa, từ năm 1913 đến 1920 đã miêu tả thời kỳ này ở Kiribati trong cuốn sách "Broken Atoms" (tập hồi ký tự truyện) Pub. G. Bles, London, 1938.

Sir Arthur Grimble viết về khoảng thời gian làm việc của ông ở thuộc địa Anh ở Kiribati (sau là Quần đảo Gilbert) từ năm 1914 đến 1932 trong hai cuốn sách A Pattern of Islands (1952) và Return to the Islands (1957). Ông cũng nghiên cứu về văn hoá người Gilbert.

Tập hồi ký gần đây của J. Maarten Troost về kinh nghiệm trêne Đảo san hô Tarawa được ghi lại trong cuốn sách The Sex Lives of Cannibals (2004).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Kiribati Lưu trữ 2017-09-07 tại Wayback Machine. CIA World Factbook.
  2. ^ “About Kiribati”. Government of Kiribati. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ a b Publications Office — Interinstitutional style guide — Annex A5 — List of countries, territories and currencies. Publications.europa.eu. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.
  4. ^ “Kiribati Stats at a Glance”. Kiribati National Statistics Office. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  5. ^ “Kiribati”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  6. ^ “2015 Human Development Report” (PDF). United Nations Development Programme. 2015. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2015.
  7. ^ Reilly Ridgell. Pacific Nations and Territories: Quần đảo Micronesia, Melanesia, và Polynesia. 3rd Edition. Honolulu: Bess Press, 1995. tr 95
  8. ^ "Cinderellas of the Empire", Barrie Macdonald, IPS, University of the South Pacific, 2001, tr. 1
  9. ^ “I-Kiribati Ministry of Finance and Economic Development: "History". Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2010.
  10. ^ a b “BBC Timeline:Kiribati”. BBC. ngày 15 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  11. ^ see reference note n°3
  12. ^ Reilly Ridgell. "Pacific Nations and Territories: The Islands of Micronesia, Melanesia, and Polynesia". 3rd Edition. Honolulu: Bess Press, 1995. tr. 95
  13. ^ “Kiribati”. Un.org. 1 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  14. ^ “IFES Election Guide - Country Profile: Kiribati”. Electionguide.org. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  15. ^ "Leader of disappearing island nation says climate change an issue of survival, not economics", International Herald Tribune, ngày 5 tháng 6 năm 2008
  16. ^ "Kiribati's President: 'Our Lives Are At Stake': For the Islands of Kiribati, Global Warming Poses Immediate Dangers", Australian Broadcasting Corporation, ngày 2 tháng 4 năm 2007
  17. ^ "Paradise lost: climate change forces South Sea islanders to seek sanctuary abroad", The Independent, ngày 6 tháng 6 năm 2008
  18. ^ "Tiny atoll in Pacific cries out for help", The Times of India, ngày 6 tháng 6 năm 2008
  19. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2010.
  20. ^ “Pacific Forum class patrol boat”. Hazegray.org. 25 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  21. ^ “Reuters”. Reuters. ngày 14 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  22. ^ Russell, Christine (2009). “First Wave”. Science News. 175 (5): 25–29. doi:10.1002/scin.2009.5591750125. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  23. ^ “Việt Nam và Cộng hòa Kiribati thiết lập quan hệ ngoại giao”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 3 tháng 4 năm 2024.
  24. ^ “FDSN Station Info - XMAS”. Fdsn.org. 22 tháng 8 năm 1997. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  25. ^ a b Bataua, Batiri (3 tháng 7 năm 2008). “Peace Corps To Quit Kiribati”. Pacific Magazine. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  26. ^ “Government of Kiribati announces the Tarawa Climate Change Conference”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2010.
  27. ^ Harris, Aimee (1999). “Millennium: Date Line Politics”. Honolulu Magazine. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  28. ^ “Islands disappear under rising seas”. BBC News. 14 tháng 6 năm 1999. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  29. ^ [1][liên kết hỏng]
  30. ^ Eilperin, Juliet (29 tháng 1 năm 2006). “Debate on Climate Shifts to Issue of Irreparable Change”. The Washington Post. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2010.
  31. ^ “Sign in to read: Shape”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  32. ^ “Sovereign Wealth Fund Institute”. Swfinstitute.org. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  33. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Census 2010
  34. ^ “Kiribati”. CIA World Factbook. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016.
  35. ^ Global Mormonism » Kiribati Lưu trữ 2011-10-03 tại Wayback Machine at globalmormonism.byu.edu
  36. ^ “World Health Organization (WHO)” (PDF). Truy cập 3 tháng 4 năm 2024.
  37. ^ “Human Development Report 2009 - Kiribati”. Hdrstats.undp.org. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  38. ^ “Public Health: Physicians per 100,000 people”. Earthtrends.wri.org. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  39. ^ Posted at 07:20 on ngày 19 tháng 7 năm 2007 UTC (19 tháng 7 năm 2007). “Cuban doctors reduce Kiribati infant mortality rate by 80 percent”. Rnzi.com. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  40. ^ Pacific Magazine: I-Kiribati Students Perform Well In Cuba[liên kết hỏng]
  41. ^ See Robert Louis Stevenson's In the South Seas and the Montana New Zealand Book Awards winner Akekeia! by Tony & Joan Whincup, Wellington, 2001.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Thông tin chung