Bước tới nội dung

Khai Nguyên Thông bảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khai Nguyên Thông bảo
(開元通寳)
Nhà Đường
(Trung Quốc)[a]
Giá trị1 văn
Thành phầnĐồng,[b] chì, kẽm, sắt,[c] bạc, hoặc vàng[1]
Năm đúc621–907
Mặt chính
Thiết kếKhai Nguyên Thông bảo (開元通寳)
Nhà thiết kếÂu Dương Tuân
Mặt sau
Thiết kếThường để trống, đôi khi có dâu lưỡi liềm, dấu chấm hoặc đám mây, trong khi Khai Nguyên Thông bảo có xu hướng để dấu bạc hà.

Khai Nguyên Thông bảo (phồn thể: 開元通寶; giản thể: 开元通宝; bính âm: kāiyuán tōng bǎo) đôi khi được viết theo Latinh hoáKai Yuan Tong Bao hoặc sử dụng phương pháp phiên âm Wade-Giles đánh vần là K'ai Yuan T'ung Pao [2], là một loại tiền đúc của nhà Đường, được phát hành từ năm 621 dưới thời của Đường Cao Tổ và vẫn được tiếp tục đúc và lưu hành trong hầu hết các đời Hoàng đế Nhà Đường cho đến tận năm 907.[3]

Khai nguyên Thông bảo ghi tên mình vào lịch sử tiền đúc Trung Quốc vì là loại tiền tệ đầu tiên sử dụng dòng chữ tōng bǎo (通寶) kèm theo niên hiệu triều đại thay vì đính kèm dòng chữ thể hiện trọng lượng của đồng xu như trường hợp của Bán lạng, Ngũ thù và nhiều loại tiền đúc khác trước đó. [4] Đồng xu Khai Nguyên Thông bảo đã truyền cảm hứng và trở thành tiêu chuẩn cho các loại tiền đúc ở Trung Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lưu CầuViệt Nam, dường như tất cả tiền đúc đều sử dụng từ Thông bảo "通寶" trên xu, tồn tại đến tận những năm 1940 ở Đông Dương thuộc Pháp.

Sau khi triều đại nhà Đường sụp đổ, tiền xu Khai Nguyên Thông bảo vẫn tiếp tục được đúc và lưu hành bởi các nhà nước khác nhau trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiền xu Khai Nguyên Thông bảo cũng được sản xuất ở Sogdia.
  2. ^ Phần lớn các đồng tiền Khai Nguyên Thông bảo được làm từ đồng.
  3. ^ Các đồng tiền bằng sắt Khai Nguyên Thông bảo chủ yếu được đúc ở Tứ Xuyên, nơi thiếu đồng. Có bằng chứng cho thấy loại tiền xu này bằng sắt cũng được lưu hành ở Hà Bắc dưới triều đại nhà Đường.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tang Dynasty 唐代 Gold Coin 金开元通宝”. Marilyn Shea (University of Maine at Farmington) (bằng tiếng Anh). tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  2. ^ Sportstune.com K'ai Yuan coins by John Ferguson. Retrieved: 21 June 2018.
  3. ^ “Tang Dynasty (618-907) and the subsequent Ten States Five Kingdoms era (907-960 or so)”. Luke Roberts at the Department of History - University of California at Santa Barbara (bằng tiếng Anh). 24 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  4. ^ Hartill 2005, tr. 103.