Hoàng Kiền
Hoàng Kiền | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | Tháng 8 năm 2007 – Tháng 8 năm 2014 |
Tiền nhiệm | chức vụ thành lập |
Kế nhiệm | Nguyễn Xuân Tùng |
Vị trí | Việt Nam |
Nhiệm kỳ | 2004 – 2007 |
Tiền nhiệm | Trương Quang Khánh |
Kế nhiệm | Dương Đức Hòa |
Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | Tháng 11 năm 1989 – Tháng 7 năm 1997 |
Phó Chủ tịch Hội Trường Sơn Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | Tháng 11 năm 2014 – |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 26 tháng 9, 1950 xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Nghề nghiệp | kĩ sư, quân nhân |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam 31 tháng 7 năm 1973 |
Vợ | Ngô Thị Khiếu |
Alma mater | Học viện Lục quân Học viện Chính trị |
Binh nghiệp | |
Phục vụ | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1970-2014 |
Cấp bậc | Thiếu tướng |
Tặng thưởng | Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Huân chương Chiến công hạng Nhất Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng Kỷ niệm chương Chiến sỹ Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh Kỷ niệm chương Cựu Chiến binh Việt Nam Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về khoa học công nghệ cho đề tài "Các giải pháp khoa học công nghệ trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng cụm công trình chiến đấu trên quần đảo Trường Sa giai đoạn 1976-2011" (đồng tác giả) (2017) |
Hoàng Kiền là một kỹ sư quân sự, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là một trong những tác giả tham gia Công trình phòng thủ Trường Sa được Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ông sinh ngày 26 tháng 09 năm 1950, quê quán ở làng Bình Gi, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.[1]
Năm 1970, ông là giáo viên dạy toán và vật lý tại trường cấp 2 Giao Tân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Khi đang công tác tại trường, ông nghe theo lời kêu gọi của nhà nước Việt Nam và nhập ngũ tham gia kháng chiến chống Mỹ với tư cách lính công binh Trường Sơn.[2]
Sau khi Việt Nam thống nhất (năm 1975), ông thi đỗ Học viện Kỹ thuật Quân sự, cùng khoá 11 với ông Lê Mạnh Hà và tốt nghiệp kỹ sư công trình năm 1981.[1].
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Hoàng Kiền được điều động về công tác tại thành phố Đà Nẵng ở Trung đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam.[1]
Tháng 10 năm 1989, ông tốt nghiệp lớp chỉ huy tham mưu công binh tại Học viện Lục quân.[3]. Tháng 8 năm 1990, thiếu tá Hoàng Kiền được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam.[1][2][3]
Ông được giao nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng các công trình trên quần đảo Trường Sa.[1]
Trong thời gian này, ông đã tạo nên kỳ tích là đưa được hàng ngàn tấn đất từ đất liền ra xây dựng các đảo trên quần đảo Trường Sa, tạo đất màu để trồng rau xanh, và sáng kiến xây kè chắn sóng, chống xói lở và tích trữ nước ngọt cho đảo. Mỗi năm ông còn đưa hàng trăm thợ xây lành nghề ở làng của ông ra Trường Sa để xây dựng các đảo vì công việc xây dựng cần kĩ năng và tay nghề cao mà phần lớn các binh sĩ nghĩa vụ trên đảo không đáp ứng được.[2]
Năm 1997, ông thôi công tác ở Trung đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam.[3]
Sau đó, trong 7 năm ông giữ chức Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng, rồi Tư lệnh Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam.[1][2]
Năm 2007, ông được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh giao làm chủ đầu tư Ban quản lý Dự án Đường tuần tra biên giới (Ban Quản lý Dự án 47, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam). Con đường này viền bao quanh bản đồ Việt Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên. Ông làm Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đường tuần tra Biên giới từ năm 2007 cho đến năm 2014.[2]
Năm 2014, ông nghỉ hưu.[2]
Phong tặng
[sửa | sửa mã nguồn]Danh hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2015) [1][2]
Huân chương
- Huân chương Quân công hạng Ba
- Huân chương Chiến công hạng Nhất
- 2 Huân chương Chiến công hạng Nhì
- Huân chương Chiến công hạng Ba
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
- Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Ba
- Huy chương Quân kỳ quyết thắng
- Huy hiệu Chiến sỹ Trường Sa
- Kỷ niệm chương Chiến sỹ Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2017, ông là một trong những tác giả tham gia Công trình phòng thủ Trường Sa được Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Đề tài tên là "Các giải pháp khoa học công nghệ trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng cụm công trình chiến đấu trên quần đảo Trường Sa giai đoạn 1976-2011".[2]
Ông còn là Phó Chủ tịch Hội Trường Sơn.[4]
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Ông đã lập gia đình với nhà giáo Ngô Thị Khiếu.[1]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h Khánh Công (14 tháng 3 năm 2017). “Chuyện về vị tướng anh hùng cùng dân giữ đảo Trường Sa”. Báo Tiền phong. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2018.
- ^ a b c d e f g h Xuân Phong (2 tháng 2 năm 2018). “Tướng Hoàng Kiên và kì tích đưa đất ra Trường Sa”. Báo Tin tức. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2018.
- ^ a b c “Tướng Hoàng Kiền - người đưa đất ra Trường Sa”. Báo Tin tức. 24 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2018.
- ^ “Mừng Thiếu tướng Hoàng Kiền nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh”. 23 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2018.
- Sinh năm 1950
- Nhân vật còn sống
- Người họ Hoàng tại Việt Nam
- Người Nam Định
- Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
- Người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh
- Tư lệnh Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam
- Cựu sinh viên Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Cựu sinh viên Học viện Lục quân Việt Nam
- Nhà giáo Việt Nam thời kỳ 1945–1975