HD 88955
HD 88955 là tên của một ngôi sao đơn lẻ[1] có ánh sáng màu trắng nằm trong chòm sao phương nam Thuyền Phàm. Ngôi sao này có cấp sao biểu kiến là 3,85[2], do vậy ta có thể nhìn thấy ngôi sao này bằng mắt thường và rõ nhất trong điều kiện thời tiết tốt cũng như ở nơi có độ ô nhiễm ánh sáng ở mức thấp nhất. Dựa trên giá trị thị sai đo được từ Trái Đất[3], ngôi sao này cách mặt trời của chúng ta 100 năm ánh sáng. Hiện tại, nó đang di chuyển xa ra khổi chúng ta với vận tốc 7 km/s.[4] Phép suy luận Bayes cho thấy HD 88955 nằm trong mối liên kết sao Argus[5], một nhóm các ngôi sao cùng chuyển động thường liên kết với cụm sao mở IC 2391.
Nó là một ngôi sao có quang phổ loại A2 V[2] và nằm trong dãy chính. Nó có tuổi khoảng 410 triệu năm[6] và tốc độ tự quay quanh trục của nó là 100 km/s[7]. Khối lượng của nó là khoảng gấp 2,17 lần khối lượng mặt trời[6] và bán kính gấp 2,11 lần mặt trời[6] dựa trên giá trị đường kính góc kết hợp với khoảng cách xấp xỉ. Nó phát ra ánh sáng gấp 23 lần mặt trời[6] với nhiệt độ hiệu dụng nơi quang cầu là 9451 Kelvin[8]. Sự dư thừa của tia hồng ngoại cho thấy ngôi sao này chứa một đĩa sao với khối lượng (3.6 ± 3.0) × 10−7 lần khối lượng Trái Đất. Nó có nhiệt độ 138 ± 21 Kelvin, quay quanh ngôi sao của nó và nằm cách nó 19.3 ± 5.7 đơn vị thiên văn[9].
Dữ liệu hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]Theo như quan sát, đây là ngôi sao nằm trong chòm sao Thuyền Phàm và dưới đây là một số dữ liệu khác:
- Xích kinh 09h 51m 44.15792s[3]
- Độ nghiêng −46° 32′ 18.9851″[3]
- Cấp sao biểu kiến 3.85[2]
- Cấp sao tuyệt đối 1.39[10]
- Vận tốc hướng tâm 74±27[4] km/s
- Loại quang phổ A2 V[2]
- Giá trị thị sai 32.7054 /- 0.3218 mas[3]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Eggleton, P. P.; Tokovinin, A. A. (2008), “A catalogue of multiplicity among bright stellar systems”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 389 (2): 869, arXiv:0806.2878, Bibcode:2008MNRAS.389..869E, doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13596.x.
- ^ a b c d Malagnini, M. L.; Morossi, C. (tháng 11 năm 1990), “Accurate absolute luminosities, effective temperatures, radii, masses and surface gravities for a selected sample of field stars”, Astronomy and Astrophysics Supplement Series, 85 (3): 1015–1019, Bibcode:1990A&AS...85.1015M.
- ^ a b c d Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051.
- ^ a b de Bruijne, J. H. J.; Eilers, A.-C. (tháng 10 năm 2012), “Radial velocities for the HIPPARCOS-Gaia Hundred-Thousand-Proper-Motion project”, Astronomy & Astrophysics, 546: 14, arXiv:1208.3048, Bibcode:2012A&A...546A..61D, doi:10.1051/0004-6361/201219219, A61.
- ^ Malo, Lison; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2013), “Bayesian Analysis to Identify New Star Candidates in Nearby Young Stellar Kinematic Groups”, The Astrophysical Journal, 762 (2): 50, arXiv:1209.2077, Bibcode:2013ApJ...762...88M, doi:10.1088/0004-637X/762/2/88, 88.
- ^ a b c d Gáspár, András; và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2016), “The Correlation between Metallicity and Debris Disk Mass”, The Astrophysical Journal, 826 (2): 14, arXiv:1604.07403, Bibcode:2016ApJ...826..171G, doi:10.3847/0004-637X/826/2/171, 171.
- ^ Hales, Antonio S.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2017), “Atomic gas in debris discs”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 466 (3): 3582–3593, arXiv:1612.05465, Bibcode:2017MNRAS.466.3582H, doi:10.1093/mnras/stw3274.
- ^ David, Trevor J.; Hillenbrand, Lynne A. (2015), “The Ages of Early-Type Stars: Strömgren Photometric Methods Calibrated, Validated, Tested, and Applied to Hosts and Prospective Hosts of Directly Imaged Exoplanets”, The Astrophysical Journal, 804 (2): 146, arXiv:1501.03154, Bibcode:2015ApJ...804..146D, doi:10.1088/0004-637X/804/2/146.
- ^ Thureau, N. D.; và đồng nghiệp (2014), “An unbiased study of debris discs around A-type stars with Herschel”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 445 (3): 2558, Bibcode:2014MNRAS.445.2558T, doi:10.1093/mnras/stu1864.
- ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.