Bước tới nội dung

Họ Mùng quân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Flacourtia indica

Họ Mùng quân hay họ Bồ quân (danh pháp khoa học: Flacourtiaceae) từng là một họ thực vật có hoa trong hệ thống Cronquist và một vài hệ thống phân loại thực vật khác. Người ta thường phàn nàn rằng Arthur Cronquist có thói quen gộp toàn bộ các thành viên còn sót lại của một bộ, có thể coi là "đầu thừa đuôi thẹo" mà không phù hợp một cách rõ ràng với bất kỳ một họ nào trong bộ đó với các chi có quan hệ họ hàng gần gũi, vào trong một họ chứa tất cả, hay họ "thùng rác"[1]. Flacourtiaceae dường như là họ để thực hiện chức năng này cho bộ Violales của hệ thống Cronquist. Các loài nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới có rất ít các đặc trưng chung được định nghĩa và họ Flacourtiaceae là rất đa dạng về chủng loại khi xem xét ở cấp độ họ. Năm 1975, Hermann Sleumer phát biểu rằng "Flacourtiaceae là một họ tưởng tượng; chỉ có các tông trong đó là thuần nhất"[2].

Trong phân loại Cronquist, họ này bao gồm 89 chi và trên 800 loài còn sinh tồn. Trong số này, nhiều chi, kể cả chi điển hình Flacourtia, hiện nay đã được chuyển sang họ Liễu (Salicaceae) trong phân loại dựa trên cơ sở phát sinh loài phân tử do Angiosperm Phylogeny Group thiết lập. Trong danh sách dưới đây, họ Salicaceae được định nghĩa rộng. Một số nhà phân loại học lại chia nó ra thành 3 họ là Salicaceae nghĩa hẹp (sensu stricto), ScyphostegiaceaeSamydaceae[3].

Các chi trước đây xếp trong họ Flacourtiaceae, ở đây xếp theo họ hiện tại:

Achariaceae

[sửa | sửa mã nguồn]

Aphloiaceae

[sửa | sửa mã nguồn]

Berberidopsidaceae

[sửa | sửa mã nguồn]

Celastraceae

[sửa | sửa mã nguồn]

Gerrardinaceae

[sửa | sửa mã nguồn]

Lacistemataceae

[sửa | sửa mã nguồn]

Peridiscaceae

[sửa | sửa mã nguồn]

Salicaceae

[sửa | sửa mã nguồn]

Samydaceae

[sửa | sửa mã nguồn]

Samydaceae được một số tác giả tách ra khỏi họ Salicaceae nghĩa rộng.

Còn lại

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mark W. Chase; Sue Zmarzty; M. Dolores Lledó; Kenneth J. Wurdack; Susan M. Swensen; Michael F. Fay (2002). “When in doubt, put it in Flacourtiaceae: a molecular phylogenetic analysis based on plastid rbcL DNA sequences”. Kew Bulletin. 57 (1): 141–181. doi:10.2307/4110825.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Miller, Regis B. (1975). “Systematic anatomy of the xylem and comments on the relationships of Flacourtiaceae”. Journal of the Arnold Arboretum. 56 (1): 79.
  3. ^ Kenneth J. Wurdack & Charles C. Davis (2009). “Malpighiales phylogenetics: Gaining ground on one of the most recalcitrant clades in the angiosperm tree of life”. American Journal of Botany. 96 (8): 1551–1570. doi:10.3732/ajb.0800207.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Alford M. H. (2006). Gerrardinaceae: a new family of African flowering plants unresolved among Brassicales, Huerteales, Malvales, and Sapindales. Taxon 55(4):959–964

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]