Bước tới nội dung

Hòn Me

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hòn Me nhìn từ xa

Hòn Me là một ngọn núi ven biển thuộc xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, cùng với hai ngọn núi lân cận là Hòn ĐấtHòn Quéo tạo thành quần thể núi gọi là Ba Hòn.[1] Núi cách thị trấn Hòn Đất khoảng 13 km[2] về hướng tây nam. Quần thể ba ngọn núi trước đây là vùng căn cứ cách mạng Ba Hòn và hiện tại là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia.[1]

Tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Núi Hòn Me cao 200 m.[3] Đá núi là loại đá granite.[4] Tài nguyên có sét gốm nhẹ lửa với trữ lượng vài trăm nghìn m3[5][6] tập trung ở phía bắc ngọn núi.[7]

Hòn Me là một ngọn núi rời rạc trong khu vực phủ trầm tích hình thành từ kỷ Đệ Tứ. Núi là nơi các thành tạo magma xâm nhập lộ ra, pha xâm nhập chính gồm granodiorit biotit hornblend hạt trung. Thành phần gồm granit có biotit hạt đều, granit-monzonit thạch anh có biotit hornblend, granit, granosyenit biotit hạt trung-lớn không đều màu xám sáng (thuộc phức hệ Định Quán tuổi Creta sớm). Riêng sườn phía tây của Hòn Me thành phần thạch học là granodiorit biotit hornblend, pyroxen hạt trung màu sáng nhạt, đới nội tiếp xúc có thành phần là mozodiorit thạch anh, monzonit thạch anh và monzonit (thuộc phức hệ Đèo Cả tuổi Creata muộn). Các đá của pha xâm nhập này có kiến trúc nửa tự hình granit và monzonit, về độ hạt đá có kiến trúc hạt trung đều hạt tới không đều, thành phần khoáng vật chính gồm: plagioclas (35÷50%); felspat (18÷25%), thạch anh (16÷25%); biotit (5÷10%); clinopyroxen (2÷5%); hornblend lục (4÷10%).[8]

Hòn Me có thành phần hóa học 62,80% SiO2; 15,96% Al2O3; 0,44% TiO2; 4,91% Fe2O3; 2,03% MgO; 4,67% CaO; 4,00% K2O; 3,43% Na2O.[8]

Vào năm 2013, một nghiên cứu của Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Wildlife At Risk nhằm phục vụ cho vận hành Khu cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me đã thống kê thực vật trong vùng Ba Hòn. Vùng Ba Hòn, bao gồm Hòn Me, có 154 loài thực vật hoang dã, 13 loài cây rừng được trồng bổ sung và 13 loài cây ăn quả.[9]

Dân cư - Kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Người dân địa phương sống chủ yếu bằng nông nghiệp, với trồng trọt ruộng lúa, chăn nuôi trâu, trồng xoài,[10] nuôi thủy sản[1] quanh chân núi. Giống xoài phổ biến được canh tác là xoài cát Hòa Lộc, xoài thanh ca.[11] Cuộc sống thuần nông ban đầu đã dần đa dạng lĩnh vực hoạt động, hằng năm, núi Hòn Me cùng các điểm tham quan ở hai ngọn núi lân cận của quần thể núi Ba Hòn đón 90.000 lượt khách du lịch.[12][13]

Đá ở núi Hòn Me là loại đá phù hợp dùng làm đá xây dựng với trữ lượng lớn.[14] Một đánh giá vào năm 2022 cho thấy đá của núi Hòn Me trên diện tích có thể khai thác là 150 ha, với tổng thể tích khối là 40 triệu m3 đá.[15] Ngoài ra, Hòn Me còn có tài nguyên sét gốm dùng làm đồ gốm.[14]

Vào năm 1988, chính quyền Kiên Giang đã quy hoạch khai thác đá tại núi Hòn Đất và Hòn Me với mức khai thác 100.000 m3/năm.[16] Tuy nhiên vào năm 2013, chính quyền tỉnh Kiên Giang ban hành lệnh cấm khai thác đá tại Hòn Me, một trong 97 địa điểm bị cấm hoặc tạm cấm khai thác tài nguyên. Trong đó, tiêu chí cấm: là khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; khu vực đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc quy hoạch đất rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất; khu vực quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng – an ninh; đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.[17] Hòn Me bị cấm khai thác với tiêu chí di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.[8]

Từ năm 2014, chính quyền Kiên Giang đã bắt đầu kêu gọi đầu tư phát triển cụm du lịch Hòn Đất - Hòn Me - Hòn Quéo.[18] Tổng diện tích quy hoạch khoảng 500 ha, với 16 hạng mục, trong đó Hòn Me sẽ có khu du lịch văn hóa tâm linh trên núi. Núi sẽ có Tuyến cáp treo nối Hòn Đất - Hòn Me và máng trượt phục vụ tham quan quanh núi.[12]

Hiện tại, trên núi Hòn Me có: Cột tháp phát sóng Đài VTV3, thu hút 2.000 lượt khách viếng thăm mỗi tháng.[19] Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh do Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh quản lý.[12]

Trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me

[sửa | sửa mã nguồn]

Trạm cứu hộ động vật hoang dã với diện tích 3 ha, có 127 cá thể động vật, gồm 19 loài động vật quý hiếm được đưa về đây cứu hộ, nuôi dưỡng, chăm sóc.[12] Khu cứu hộ đã mở cửa hoạt động vào tháng 7 năm 2012 để tập trung ưu tiên cứu hộ động vật hoang dã, quý hiếm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.[20] Trạm này là một trong ba trạm cứu hộ động vật hoang dã do Tổ chức Wildlife At Risk (WAR) quản lý, hai trạm còn lại gồm Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi, Trạm cứu hộ Gấu và Thú họ Mèo Cát Tiên (đều thuộc vùng Đông Nam Bộ).[21] Trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me là Trạm cứu hộ động vật hoang dã đầu tiên trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.[22]

Một số loài đang được cứu hộ tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me gồm có:[23]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Nguyên Anh (ngày 5 tháng 1 năm 2022). “Du lịch "xứ Hòn" ở Kiên Giang: Tiềm năng rất lớn, chờ đợi bước chuyển mình”. báo Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ Dương Thế Hùng (ngày 31 tháng 7 năm 2011). “Về Hòn Đất bây giờ...”. báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ Lê Sen (ngày 12 tháng 6 năm 2016). “Bật mí điểm hấp dẫn của du lịch Hòn Đất – Kiên Giang”. bnews.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ Lê Phát Quới (2010), Sđd, tr. 6
  5. ^ Nguyên Hạnh (1997), Sđd, tr. 1599
  6. ^ Lê Kim Khôi, Phan Văn Hùng (2003), Sđd, tr. 332
  7. ^ Nguyễn Quang Thái (2004), Sđd, tr. 1212
  8. ^ a b c Lưu Văn Tâm, Đinh Quế Dương, Trương Nhân Đạo, Hoàng Chiến Thắng, Phan Thùy Mai, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Tuấn Giang. Chủ biên: Bùi Minh Tuân (2016). “BÁO CÁO QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Báo cáo đã được chỉnh sửa theo Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 19/12/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang)” (PDF). UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG, SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KIÊN GIANG. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Phạm Đoàn Quốc Vương (2013). “KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC VẬT (KHU VỰC HÒN ME, HÒN ĐẤT, HÒN QUÉO XÃ THỔ SƠN-HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG)” (PDF). Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WAR.
  10. ^ Sáu Nghệ (ngày 16 tháng 12 năm 2007). “Hòn Đất xanh”. báo Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ Lê Huy Hải (ngày 22 tháng 1 năm 2018). “Kiên Giang chuẩn bị cho mùa xoài Tết”. Bnews. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  12. ^ a b c d “Đề xuất trùng tu, tôn tạo khu di tích lịch sử - thắng cảnh Hòn Đất gắn với đầu tư xây dựng phát triển du lịch Hòn Đất”. svhtt.kiengiang.gov.vn. ngày 22 tháng 8 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ Hải Miên (ngày 2 tháng 9 năm 2018). “Can trường Hòn Đất”. cand.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  14. ^ a b Nguyễn Hữu Đức (2003), Sđd, tr. 551
  15. ^ “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  16. ^ “CHỈ THỊ: VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐÁ XÂY DỰNG VÀ ĐÁ VÔI Ở CÁC TỈNH NAM-BỘ”. thuvienphapluat.vn. ngày 21 tháng 6 năm 1988. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  17. ^ Hoài Anh (ngày 27 tháng 12 năm 2013). “Khoanh định 97 địa điểm và mỏ cấm khai thác khoáng sản”. cucthongkekg.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  18. ^ “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020”. thuvienphapluat.vn. ngày 20 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  19. ^ Nguyễn Thị Năm Hoàng (2006), Sđd, tr. 189
  20. ^ Tiến Trình (ngày 14 tháng 4 năm 2013). “Giải cứu thú hoang”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  21. ^ Hoa Lan (ngày 28 tháng 7 năm 2012). “Thêm một trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Hòn Me”. báo Nhân Dân. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  22. ^ Nguyễn Minh (ngày 27 tháng 7 năm 2012). “Khánh thành trạm cứu hộ động vật hoang dã đầu tiên”. báo Giáo Dục. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  23. ^ P.Thanh (ngày 27 tháng 7 năm 2012). “Việt Nam có thêm trạm cứu hộ động vật hoang dã”. báo Dân trí. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  24. ^ a b c d e Nguyễn Vũ Khôi (2014). “DANH LỤC BẰNG HÌNH ẢNH CÁC LOÀI BÒ SÁT, LƯỠNG CƯ TẠI KHU VỰC BA HÒN, HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG” (PDF). Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WAR.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Viện khảo cổ học (1979), Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1979, Viện khảo cổ học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam.