Hà Nội, Hà Nội
Hà Nội, Hà Nội
| |
---|---|
Đạo diễn | Bùi Tuấn Dũng Lý Vỹ (Trung Quốc) |
Tác giả | Lê Ngọc Minh Cao Húc Phàm (Trung Quốc) |
Kịch bản | Nội tình muôn năm của Lê Ngọc Minh |
Sản xuất | Hà Phạm Phú |
Diễn viên | Hoàng Hải Quách Thu Phương Can Đình Đình (Trung Quốc) Minh Tiệp |
Quay phim | Vương Tiến Lực (Trung Quốc) |
Âm nhạc | Nguyễn Côn Sinh (Trung Quốc) |
Hãng sản xuất | Hãng phim Hội Nhà Văn Hãng phim Vân Nam (Trung Quốc) |
Công chiếu | 2008 |
Thời lượng | 130 phút |
Quốc gia | Việt Nam Trung Quốc |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt, tiếng Trung |
Kinh phí | 400.000USD |
Hà Nội, Hà Nội (giản thể: 河内, 河内; phồn thể: 河內, 河內; bính âm: Hé nèi, hé nèi) là một bộ phim điện ảnh hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng và Lý Vỹ. Phim được sản xuất năm 2006, phát hành tại Trung Quốc năm 2007 và tại Việt Nam năm 2008.
Nội dung
[sửa | sửa mã nguồn]Trong chiến tranh một người vợ Trung Quốc và người chồng Việt Nam phải chịu cảnh ly tán. Năm 1968, người vợ mang theo đứa con riêng của chồng trở về Trung Quốc lánh nạn, trong suốt gần 40 năm sau đó bà không một lần có dịp trở lại Việt Nam. Cũng từng ấy thời gian, bà sống trong nỗi ân hận dày vò vì để mất tích đứa con riêng mà chồng đã gửi gắm. Thương bà, đứa cháu gái quyết định khăn gói sang Việt Nam tìm ông, người mà cô chỉ được biết đến qua cuốn nhật ký Hà Nội, Hà Nội của bà. Sang đến Việt Nam, cô gặp một chàng hướng dẫn viên, ban đầu cô bị anh chàng lừa gạt nhưng đó hai người dần nảy sinh tình cảm với nhau.
Diễn viên
[sửa | sửa mã nguồn]- Can Đình Đình vai Tô Tô / Vũ Hương (Bà của Tô Tô)
- Tuấn Tú vai Sơn (chồng Vũ Hương)
- Minh Tiệp vai Dân
- Hoàng Hải vai Trọng
- Quách Thu Phương
Sản xuất
[sửa | sửa mã nguồn]Kịch bản
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 9 năm 2004, nhà văn Hà Phạm Phú có chuyến công tác Vân Nam, khi biết các nhà làm phim Trung Quốc còn mơ hồ về đời sống, văn hóa của Việt Nam, ông Phú và các đồng nghiệp nảy sinh ý tưởng làm một bộ phim về Việt Nam cho người Trung Quốc xem. Hai kịch bản Khát chữ của Đào Quang Thép và Nội tình muôn năm của Lê Ngọc Minh, được dịch gửi sang Trung Quốc nhờ tư vấn. Các nhà làm phim Trung Quốc đề nghị sử dụng Nội tình muôn năm, cuối năm 2014, phía Trung Quốc cử người sang hỗ trợ sửa kịch bản cho phù hợp với khán giả bên đấy.[1] Đến giữa năm 2014, kịch bản chính thức được hoàn thành.
Kinh phí
[sửa | sửa mã nguồn]Vốn đầu tư dự tính là 400.000USD, mỗi bên sẽ chi trả một nửa, nhưng phía Việt Nam không chuẩn bị kịp nên phía Trung Quốc chi trả trước, dùng cho quá trình quay phim, phía Việt Nam sẽ chi trả cho phần hậu kỳ. Bộ phim dự kiến bấm máy vào tháng 10 năm 2005. Trong thời gian quay bấm máy đã có một sự cố đã xảy ra. Trước đấy, phó giám đốc phụ trách bên phía Trung Quốc là Trình Úc Nho đã tự ý vay được khoản tiền dùng làm kinh phí sản xuất ban đầu, nhưng trong thời gian quay những cảnh đầu, Trình thống báo rằng bên cho vay muốn lấy lại tiền, Trình chỉ là đảng viên dự bị, một cán bộ trẻ; đầu năm 2016, Trình bị thay thế, khoản vay mượn không được Hãng phim Vân Nam phê duyệt nên họ không chịu trách nhiệm. Đạo diễn Trương Kinh nhiều lần thuyết phục các lãnh đạo Hãng phim Vân Nam, cuối cùng đoàn được phê duyệt cho vay tiền từ Công ty Ốc Sâm, nhờ vậy đoàn làm phim mới dựng được những bản phim đầu tiên.[1]
Tuyển diễn viên
[sửa | sửa mã nguồn]Vào ăm 2005, Can Đình Đình đang tham gia bộ phim Thiên Hỏa ở Khúc Tĩnh, Vân Nam thì được đạo diễn Trương Tinh liên hệ, mời cô tham gia dự án Hà Nội - Hà Nội. Đạo diễn Trương Kinh đã bay từ Bắc Kinh đến tận phim trường tìm cô, nhưng vì công việc bộn bề nên cô từ chối, cô gấp rút sắp xếp xong nhiệm vụ với đoàn phim Thiên Hỏa thì Trương Kinh thông báo đã tìm được người thay thế. Can Đình Đình đã nỗ lực thuyết phục và cuối cùng, Trương Tinh quyết định lùi lịch quay để chờ cô.[2] Can Đình Đình được tuyển chọn với mức thù lao là 6.000 USD, trong quá trình quay phim cô tự bỏ tiền thuê riêng một chuyên gia trang điểm điểm từ Thượng Hải.[3]
Quay phim
[sửa | sửa mã nguồn]Bộ phim bấm máy từ ngày ngày 9 tháng 1 năm 2006[4] tại Hà Nội, đến tháng 3 cùng năm thì quay xong và được xử lý hậu kỳ tại Bắc Kinh.[5] Dù chưa ra mắt khán giả nhưng bộ phim đã giành giải Cánh Diều Vàng lần thứ IV vào tháng 6 và giải Bông Sen vào tháng 11 năm 2007.[2]
Phát hành
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 7 năm 2006 dựng và hòa âm xong, "Hà Nội, Hà Nội" được đưa duyệt tại Hội đồng duyệt phim quốc gia Trung Quốc, và được phê duyệt, cho phép phát hành.
Ngày 16 tháng 8 năm 2006, bộ phim được trình duyệt tại Hội đồng duyệt phim quốc gia Việt Nam. Hội đồng đã đánh giá cao, ra quyết định cho phát hành trên toàn quốc và ở nước ngoài. Ngày 16 tháng 9 năm 2006, Cục Quản lí điện ảnh, Tổng cục Điện ảnh - Phát thanh- Truyền hình Trung Quốc có Thông tri giới thiệu danh mục các phim ưu tú sản xuất năm 2006 gửi các Sở Văn hóa và Cục Điện ảnh các địa phương, yêu cầu tuyên truyền phát hành và tổ chức chiếu nhân dịp "11 tuần lễ vàng" và kỉ niệm 70 năm hoàn thành thắng lợi cuộc Trường chinh. Trong danh sách 10 phim ưu tú do Cục điện ảnh Trung Quốc giới thiệu có "Hà Nội, Hà Nội"!
Bộ phim được công chiếu tại Bắc Kinh từ ngày 6 tháng 6 năm 2007, trước đó đã được công chiếu tại một số tỉnh phía Nam Trung Quốc.[2]
Ngày 24 tháng 10 năm 2007, ông Hà Phạm Phú, diễn viên Minh Tiệp và Quỳnh Hoa được mời đưa bộ phim tham dự giới thiệu phim mới ưu tú tại Liên hoan phim Kim kê- Bách hoa lần thứ 15 tại Hàng Châu, Trung Quốc.
Ngày 21 tháng 3 năm 2008, bộ phim chính thức ra rạp nhưng không thể áp đảo các "bom tấn" đến từ nước ngoài và phải rút khỏi các rạp sau hai tuần. Lý do chính được cho là nhà sản xuất đã thờ ơ trong việc quảng cáo vì bộ phim đã dành được những giải thưởng lớn trong nước.[6]
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Sự kiện | Giành giải | Người nhận | Chú thích |
---|---|---|---|---|
2007 | Giải Cánh diều 2006 | Cánh diều Vàng | — | |
Nữ diễn viên chính xuất sắc | Can Đình Đình | |||
Nam diễn viên phụ xuất sắc | Hoàng Hải | |||
Họa sĩ thiết kế xuất sắc | Phạm Quang Vĩnh | |||
2007 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15 | Bông sen vàng cho phim truyện nhựa | — | |
Bộ phim được yêu thích nhất | — | |||
Biên kịch xuất sắc | Cao Húc Phàm và Lê Ngọc Minh | |||
Đặc cách vào Chung kết của Liên hoan phim Vạn Xuân (Trung Quốc). | [1] |
Giải thưởng Cánh diều Vàng ngoài cúp lưu niệm còn có khoản tiền thưởng 20 triệu đồng, phía đoàn làm phim Việt Nam đã chia một nửa cho phía đoàn Trung Quốc. Một bằng khen và một cúp Cánh diều cũng được đặt làm thêm cho đoàn làm phim Trung Quốc. Giải Nữ diễn viên xuất sắc của Can Đình Đình kèm theo 9 triệu đồng tiền thưởng.[3]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Những điều chưa nói về "Hà Nội, Hà Nội"”. Báo điện tử Tiền Phong. 19 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
- ^ a b c “Can Đình Đình: Tôi diễn xuất vẫn còn non lắm!”. Tuổi Trẻ Online. 9 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
- ^ a b NLD.COM.VN. “Chuyện Hà Nội, Hà Nội và Can Đình Đình”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2024.
- ^ cand.com.vn. “Theo chân đoàn làm phim "Hà Nội, Hà Nội"”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
- ^ “Đã hoàn thành Hà Nội, Hà Nội”. Tuổi Trẻ Online. 30 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
- ^ “Cánh diều vàng 'Hà Nội, Hà Nội' vừa chiếu đã vào 'kho'”. nongnghiep.vn. 30 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
1.'Hà Nội, Hà Nội' - bản tình ca hạnh phúc