Guillaume Apollinaire
Guillaume Apollinaire | |
---|---|
Apollinaire (bên trái) và André Rouveyre, 1914. | |
Nghề nghiệp | nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình nghệ thuật |
Guillaume Apollinaire (tên thật bằng tiếng Ba Lan: Wilhelm Albert Vladimir Apollinaris de Wąż-Kostrowitcki, 26 tháng 8 năm 1880 – 9 tháng 11 năm 1918) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình nghệ thuật Pháp gốc Ba Lan, một trong những nhà thơ lớn của Pháp đầu thế kỉ 20. Ông là một trong những cha đẻ của chủ nghĩa Siêu thực.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ông sinh ở Roma, Ý. Mẹ là Angelica Kostrowicka, một phụ nữ quý tộc đã sa sút chạy sang Ý sau cuộc bạo loạn 1863 – 1864 ở Ba Lan, bố không rõ là ai.
Năm 1887 Wilhelm Kostrowitzky cùng mẹ và em trai chuyển về Monaco. Học ở Monaco, Cannes.
Từ năm 1899 chuyển về sống ở Paris, làm thơ, viết báo và trở thành nhà thơ nổi tiếng với bút danh Guillaume Apollinaire – là cách gọi bằng tiếng Pháp của hai tên Wilhelm và Apollinaris.
Tháng 9 năm 1911 Guillaume Apollinaire bị bắt vào tù vì bị nghi ông tham gia vào vụ ăn cắp bức họa Mona Lisa nổi tiếng ở bảo tàng Louvre, một tuần sau được trả tự do và không tìm ra chứng cứ.
Năm 1912 ông cùng bạn bè thành lập tạp chí "Chiều Paris" và làm chủ bút từ năm 1913. Cũng trong năm này in bài thơ nổi tiếng nhất của ông: Le Pont Mirabeau (Cầu Mirabeau) và trường ca Zone, đưa Guillaume Apollinaire lên vị trí số một trong các nhà thơ đương thời.
Năm 1913 in tập thơ Alcools (Rượu), năm 1914 in một số bài thơ viết theo kiểu tạo hình (calligrammes).
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Guillaume Apollinaire tình nguyện ra trận với mong muốn được giải phóng Ba Lan nhưng bị thương nặng do trúng mảnh đạn pháo vào đầu, trong thời gian này ông viết nhiều bài thơ về chiến tranh.
Tháng 3 năm 1916 Guillaume Apollinaire được nhập quốc tịch Pháp và trở lại Paris tiếp tục sáng tác.
Guillaume Apollinaire mất ở Paris vào năm ông 38 tuổi do bệnh cúm trong thời kì dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Père-Lachaise.
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]- Les exploits d’un jeune Don Juan, 1907
- Les onze mille verges, 1907
- L'enchanteur pourrissant, 1909
- L'Hérèsiarque et Cie, 1910
- Le Théâtre Italien, 1910
- Le bestiaire ou le cortège d’Orphée, (Thơ về các loài thú hay là đám rước của Orphée), 1911
- Alcools, (Rượu, 1913) tập thơ nổi tiếng nhất
- Les peintres cubistes, 1913
- La Fin de Babylone, 1914
- Case d'Armons, 1915
- Le poète assassiné, 1916
- Les mamelles de Tirésias, 1917
- L'esprit nouveau et les poètes, 1918
- Calligrammes, 1918
- Le Flâneur des Deux Rives, 1918
- La femme assise, 1920
- Le guetteur mélancolique
Các tuyển tập:
- Oeuvres роétiques. P., 1956
- Oeuvres completes, t. 1-4, P., 1965—1966
- Oeuvres en prose complètes. Vol.1-2. Paris: Gallimard, 1991 (Bibliothèque de la Pléiade)
Một vài bài thơ
[sửa | sửa mã nguồn]
Sous le pont Mirabeau coule la Seine Et nos amours Faut-il qu'il m'en souvienne La joie venait toujours après la peine Vienne la nuit sonne l'heure Les jours s'en vont je demeure Les mains dans les mains restons face à face Tandis que sous Le pont de nos bras passe Des éternels regards l'onde si lasse Vienne la nuit sonne l'heure Les jours s'en vont je demeure L'amour s'en va comme cette eau courante L'amour s'en va Comme la vie est lente Et comme l'Espérance est violente Vienne la nuit sonne l'heure Les jours s'en vont je demeure Passent les jours et passent les semaines Ni temps passé Ni les amours reviennent Sous le pont Mirabeau coule la Seine Vienne la nuit sonne l'heure Les jours s'en vont je demeure. |
Dưới cầu Mirabeau êm đềm trôi dòng Seine Trôi cả tình yêu của anh và em Không biết anh có còn nên nhớ Niềm vui sẽ đến theo sau nỗi ưu phiền. Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh. Mặt đối mặt và tay trong tay nhau Vòng tay ta như cầu Dưới cầu dòng nước chảy Ánh mắt rã rời vì li biệt dài lâu. Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh. Tình ra đi như dòng nước trôi nhanh Tình yêu của em và anh Cuộc đời ơi, sao mà chậm rãi Hy vọng sao mà dữ dội cuồng điên. Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh. Vẫn trôi đều ngày tuần, tháng năm Quá khứ và tình yêu quay trở lại không còn Chỉ một điều không bao giờ thay đổi Dưới cầu Mirabeau êm đềm trôi dòng Seine. Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.
|
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Bài thơ đi phân tích ý nghĩa tên của cô gái Linda. Từ "Lindo" bằng tiếng Tây Ban Nha nghĩa là đẹp, xinh. Bằng tiếng Đức (Die Linde – cây gia, cây đoạn; lind – dịu hiền, thuỳ mị). ở khổ thứ 3 nhắc đến tên gọi một thành phố Hy Lạp cổ đại – Lindos, nằm ở bờ phía đông đảo Rhodes.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikisource có văn bản gốc liên quan đến bài viết: |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Guillaume Apollinaire. |
- Official site
- Các tác phẩm của Guillaume Apollinaire tại Dự án Gutenberg
- Poemas de Apollinaire en español: http://amediavoz.com/apollinaire.htm
- Audio recording of Apollinaire reading his poem "Le Pont Mirabeau"[liên kết hỏng]
- Apollinaire at ubuweb Lưu trữ 2020-02-18 tại Wayback Machine (includes examples of his work)
- The Exploits of a Young Don Juan an e-book (bằng tiếng Pháp)
- Les exploits d'un jeune Don Juan trên Internet Movie Database
- Bản điện tử Les onze mille verges (tiếng Pháp)