Bước tới nội dung

Godavari

Godavari
(Dakshin Ganga)
River
Cửa sông Godavari river (East) emptying into the Bay of Bengal.
Quốc gia Ấn Độ
Các bang Maharashtra, Andhra Pradesh
Vùng Nam Ấn Độ, Tây Ấn Độ
Các phụ lưu
 - tả ngạn Purna, Pranahita, Indravati, Sabari, Taliperu
 - hữu ngạn Pravara, Manjira, Sông Pedda Vagu, Manair, Kinnerasani
Thành phố Rajamundry
Nguồn
 - Vị trí Núi Brahmagiri, Tryambakeshwar, Nashik, Maharashtra, Ấn Độ
 - Cao độ 920 m (3.018 ft)
 - Tọa độ 19°55′48″B 73°31′39″Đ / 19,93°B 73,5275°Đ / 19.93000; 73.52750
Cửa sông
 - vị trí Antarvedi vào vịnh Bengal, Quận Đông Godavari, Andhra Pradesh, Ấn Độ
 - cao độ 0 m (0 ft)
 - tọa độ 17°0′B 81°48′Đ / 17°B 81,8°Đ / 17.000; 81.800 [1]
Chiều dài 1.465 km (910 mi)
Lưu vực 312.812 km2 (120.777 dặm vuông Anh)
Lưu lượng tại Polavaram (1901-1979)
 - trung bình 3.061 m3/s (108.098 cu ft/s) [2]
 - tối đa 34.606 m3/s (1.222.099 cu ft/s)
 - tối thiểu 7 m3/s (247 cu ft/s)
Dòng chảy của Godavari tại bán đảo Nam Ấn

Godavari là một sông chảy từ miền Tây đến miền Nam Ấn Độ và được coi là một trong các lưu vực sông lớn tại Ấn Độ. Với chiều dài 1465 km, đây là sông dài thứ hai tại Ấn Độ (chỉ sau sông Hằng), chảy hoàn toàn trên lãnh thổ Ấn Độ và cũng là sông dài nhất Nam Ấn Độ. Sông khởi nguồn gần Trimbak tại quận Nashik của bang Maharashtra và chảy về hướng đông qua cao nguyên Deccan và đổ vào vịnh Bengal gần YanamAntarvedi thuộc quận Đông Godavari của bang Andhra Pradesh.[3]

Godavari là tuyến đường thủy chính của miền Trung Ấn Độ, bắt nguồn từ dãy Ghat Tây thuộc Nashik của bang Maharashtra và chảy về phía đông. Sông được biết đến là dakshin ganga (sông Hằng phương Nam). Sông đi vào địa phận bang Andhra Pradesh tại Basara của quận Adilabad. Khi chảy qua khu vực Telangana của bang Andhra Pradesh, sông nằm gần với một ngôi làng nhỏ gọi là Dharmapuri, đây là một ngôi làng hành hương với nhiều đền tháp Ấn Độ giáo cổ xưa và sông Godavari trở thành một nơi linh thiêng theo đúng nghĩa để tắm. Sông chảy qua cao nguyên Deccan và thẳng hướng đông nam cho đến khi đổ vào vịnh Bengal với hai cửa sông.[4]

Rajahmundry, là thành phố lớn thứ hai nằm bên bờ sông (Nashik là thành phố lớn nhất) nằm đôi bờ sông Godavari. Tại Rajahmundry, Godavari có lòng sông rộng nhất, xấp xỉ 5 km từ Rajahmundry đến bờ đối diện là Kovvur.

Dự án Sriram Sagar đã được xây dựng trên sông (1964–69) để phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu của các quận Adilabad, Nizamabad, KarimnagarWarangal.

Mặc dù sông chỉ khởi nguồn tại nơi chỉ cách biển Ả Rập 80 km, nó đã phải chảy 1.465 km để đổ nước vào vịnh Bengal.[5] Ngay phía trên Rajamundry, có một đập nước phục vụ cho mục đích tưới tiêu. Bên dưới Rajahmundry, sông chia làm hai nhánh và tạo nên một đồng bằng châu thổ rộng lớn với hệ thống kênh đào trải dài có khả năng vận chuyển, đập nước Dowleswaram kết nối vùng này với vùng châu thổ của sông Krishna ở phía Tây Nam.[6]

Sông Godavari có diện tích lưu vực là 312.812 km², khoảng một phần mười lãnh thổ Ấn Độ. Các sông Pravara, Indravati, Wainganga, Wardha, Pench, Kanhan và Penuganga đã đổ một lượng nước lớn vào hệ thống sông Godavari. Các chi lưu khác là Indravati, Manjira, BindusaraSabari.[7]

Đỉnh Jindhagada (1.690m) là điểm cao nhất tại lưu vực sông Godavari.

Các thị trấn và thành phố chính ven sông

[sửa | sửa mã nguồn]

Maharashtra:

  • Nashik (thành phố linh thiêng và di tích Kumbhamela)
  • Trimbakeshwar (Jyotirliga thứ 10 của Shiva)
  • Kopargaon
  • Paithan (Kinh đô cổ của vương triều Satvahan, thị trấn linh thiêng)
  • Gangakhed
  • Nanded (Nổi tiếng với Sachkhand Gurudwara)
  • Sironcha (Thị trấn nằm gần nơi hợp lưu của Godavari và Pranahita)
  • Gevrai thuộc quận Beed

Andhra Pradesh:

Pondicherry:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Godāvari River tại GEOnet Names Server
  2. ^ “Sage River Database”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ “River Godavari”. rainwaterharvesting.org. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2006.
  4. ^ “Ponnaiyar”. Person unknown. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006.
  5. ^ “Godavari River”. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
  6. ^ “Godavari River”. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2006.
  7. ^ “Rivers of Western Ghats”. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]