Glycyrrhiza aspera
Glycyrrhiza aspera | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Fabales |
Họ (familia) | Fabaceae |
Phân họ (subfamilia) | Faboideae |
Tông (tribus) | Glycyrrhizeae |
Chi (genus) | Glycyrrhiza |
Loài (species) | G. aspera |
Danh pháp hai phần | |
Glycyrrhiza aspera Pall., 1771[1] | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Glycyrrhiza aspera là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Peter Simon von Pallas miêu tả khoa học đầu tiên năm 1771.[1][2]
Tên tiếng Trung là 粗毛甘草 (thô mao cam thảo), nghĩa là cam thảo lông thô.[3]
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Từ miền nam Nga phần thuộc châu Âu tới tây bắc Trung Quốc (Cam Túc, Nội Mông, Tân Cương, Thanh Hải, Thiểm Tây), Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Gruzia, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Liban, Mông Cổ, Syria, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Uzbekistan.[3][4] Môi trường sống là rìa trang trại, bờ sông, thảo nguyên; cao độ 100-800 m.[3]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Cây thảo, lâu năm. Rễ và thân rễ thanh mảnh. Thân thẳng đứng hoặc tản mạn, cao 10-30 cm, thưa lông tơ và lông tuyến. Lá 2,5-10 cm, 5 hoặc 7 hoặc 9 lá chét; lá kèm hình trứng-tam giác, 4-6 × 2-4 mm; cuống thưa lông tơ và lông tuyến, lá chét màu xanh lục-xám, hình trứng, hình trứng rộng, hình trứng ngược hoặc hình elip, 10-30 × 3-18 mm, mặt xa trục thưa lông tơ và lông tuyến, mặt gần trục nhẵn nhụi, đáy hình nêm, mép lông gai nhỏ. Cành hoa nhiều hoa; trục cuống dài hơn lá, nhiều lông, lông tuyến; lá bắc thẳng-hình mác, 3-6 mm, dạng màng. Đài hoa hình trụ, 7-12 mm, thưa lông tơ, 5 răng; 2 răng trên hơi hợp lại. Tràng hoa màu tía sáng hoặc tía; cánh cờ thuôn dài, 13-15 × 5-6,5 mm, đáy hẹp lại thành vuốt, đỉnh thuôn tròn; cánh bên 1,2-1,4 cm; cánh lưng 1-1,1 cm. Bầu nhụy có lông sau nhẵn nhụi. Quả đậu thường cong lưỡi liềm tới cong thành vòng, màu nâu, hình chuỗi, 1,5-2,5 cm, nhẵn nhụi. Hạt 2-10, màu nâu-đen, hình cầu. Ra hoa tháng 5-6, tạo quả tháng 7-8. 2n = 16.[3]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Peter Simon von Pallas, 1771. Glycyrrhiza aspera. Reise durch verschiedene Provinzen des Rußischen Reichs 1: 449.
- ^ The Plant List (2010). “Glycyrrhiza aspera”. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
- ^ a b c d Glycyrrhiza aspera trong Flora of China. Tra cứu ngày 20 tháng 10 năm 2022.
- ^ Glycyrrhiza aspera trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 20 tháng 10 năm 2022.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Glycyrrhiza aspera tại Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan tới Glycyrrhiza aspera tại Wikispecies
- Chi Cam thảo
- Thực vật được mô tả năm 1771
- Thực vật Afghanistan
- Thực vật Armenia
- Thực vật Azerbaijan
- Thực vật Gruzia
- Thực vật Iran
- Thực vật Kazakhstan
- Thực vật Kyrgyzstan
- Thực vật Liban
- Thực vật Mông Cổ
- Thực vật Nga
- Thực vật Syria
- Thực vật Tajikistan
- Thực vật Thổ Nhĩ Kỳ
- Thực vật Trung Quốc
- Thực vật Turkmenistan
- Thực vật Uzbekistan
- Sơ khai Tông Cam thảo