Bước tới nội dung

Maki Fumihiko

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Fumihiko Maki)
Maki Fumihiko
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
6 tháng 9, 1928
Nơi sinh
Thành phố Tokyo
Mất6 tháng 6, 2024
Giới tínhnam
Quốc tịchNhật Bản, Đế quốc Nhật Bản
Nghề nghiệpkiến trúc sư, giảng viên đại học, giáo viên, phóng viên dư luận
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoĐại học Tokyo, Trường Cao học Thiết kế Harvard, Cranbrook Academy of Art, Keio Futsubu School, Keio Yochisha Elementary School
Thành viên củaViện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ, Học viện Nghệ thuật và Văn học Hoa Kỳ, Học viện Kiến trúc
Tác phẩmCung thể dục thể thao trung tâm Tokyo, 4 World Trade Center, Spiral
Có tác phẩm trongSan Francisco Museum of Modern Art, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại
Giải thưởngGiải thưởng Pritzker, Giải thưởng Văn hóa thế giới tưởng niệm Takamatsu-no-miya, Wolf Prize in Architecture, Ghi công Văn hóa, Auguste Perret Prize, Thành viên Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ, Japan Art Academy Prize, Huân chương Mặt trời mọc, Huân chương Nghệ thuật và Văn học hạng 3
Nhà xoáy ốc tại Tokyo
Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Kyoto

Maki Fumihiko (槇 文彦? Điên Văn Ngạn) (sinh ngày 6 tháng 9 năm 1928) sinh ra tại Tokyo, Nhật Bản. Ông là một kiến trúc sư Hiện đại nổi tiếng thế giới.

Là học trò của Tange Kenzo tại Đại học Tokyo, Maki tốt nghiệp năm 1952. Sau đó ông chuyển đến học tại Học viện Hàn lâm Nghệ thuật Cranbrook tại Bloomfield Hills, Michigan, . Sau đó ông lấy bằng thạc sĩ kiến trúc tại Đại học Harvard. Sau khi ra trường, ông làm việc cho các hãng Skidmore, Owings & MerrillNew YorkSert Jackson và cộng sựCambridge. Năm 1956, ông làm trợ lý giáo sư tại Đại học Washington và thiết kế công trình đầu tiên trên đất Mĩ là Trung tâm nghệ thuật Steinberg. Trong suốt thời gian làm việc trên đất Mĩ, Maki đã trải nghiệm được những kinh nghiệm thẩm mĩ về cả phương Đông và phương Tây và tạo dựng được cho mình một khiếu thẩm mĩ đa dạng để đáp ứng mọi loại khách hàng.

Năm 1965, Maki quay lại Nhật Bản mở văn phòng thiết kế Maki và cộng sự tại Tokyo. Hầu hết những công trình của ông được xây dựng tại Nhật Bản. Vật liệu ưu thích của ông là các vật liệu truyền thống của kiến trúc Hiện đại như thép, bê tông, kính... nhưng được mở rộng ra các vật liệu mới như nhôm và thủ pháp mới như khảm, chạm... Ông rất quan tâm đến việc ứng dụng các kĩ thuật cao vào công trình của mình. Mặc dù tự nhận mình là người theo chủ nghĩa Hiện đại, nhưng kiến trúc của ông lại rất quan tâm đến truyền thống lịch sử Nhật.

Ông được tặng giải thưởng Pritzker năm 1993.

Công trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]