Bước tới nội dung

Friedrich Wilhelm Volgt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
F. Wilhelm Volght
SinhFriedrich Wilhelm Voight
(1849-01-13)13 tháng 1 năm 1849
Tilsit, Đông Phổ, Đế quốc Phổ
Mất3 tháng 1 năm 1922(1922-01-03) (72 tuổi)
 Luxembourg
Quốc tịchĐức Weimar
Tên khácĐại úy Köpecnick
Nghề nghiệpThợ giày
Nổi tiếng vìGiả danh Đại úy Köpecnick và cướp 4 ngàn mác (£625).
Tôn giáoCông giáo
Phối ngẫu1
Con cái2
Cha mẹ2

Friedrich Wilhelm Volght (13 tháng 01 năm 1849 - 03 tháng 01 năm 1922) là một huyền thoại tội phạm Phổ với biệt danh Đại úy Köpecnick (Đức: Hauptmann von Köpecnick).

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]
El capitán de Köpenick como niño.

Friedrich Wilhelm Volgt sinh ngày 13 tháng 01 năm 1849 trong một gia đình trung lưu hành nghề đóng giày tại hạt Tilsit. Thuở niên thiếu, Volght đi học ở một trường học hạng ba ngay tại quê nhà. Năm 1863, lúc chưa tròn 14 tuổi, Volght bị tòa án hạt Tilsil phạt tù 14 ngày vì tội trộm cắp nên bị đuổi học, buộc phải ở nhà hành nghề đóng giày với bố. Trong khoảng thời gian từ năm 1864 đến 1891, Volght bị các tòa án ở Tilsil, Posen, BerlinGnesen phạt tù 6 lần với 29 năm ở tù vì các tội trộm cắp và giả mạo giấy tờ. Lần sau cùng, vào ngày 12 tháng 12 năm 1891, Volght bị tòa án quận Gnesen phạt tù 15 năm vì tội ăn cắp nghiêm trọng và bị tước đoạt vĩnh viễn quyền công dân.

Tháng 2 năm 1906, Volght ra tù nhưng bị trục xuất khỏi nơi ở cũ là Mecklenburg-Schwerin. Voigt lang thang qua các thành phố Wismar, Marlenburg, Graudenz để tìm nơi trú ngụ và kiếm việc làm nhưng thất bại. Cuối cùng, Voight tới ở nhờ nhà người em gái trên phố Kopftrass, quận Ridox (Berlin) và xin vào làm việc trong xưởng giày Albert Viereck. Ngày 24 tháng 08 năm 1906, cảnh sát trưởng quận Ridox ra cáo thị thông báo cho dân chúng trong quận biết rằng Voigt là “một kẻ nguy hiểm cho sự an toàn và đức hạnh của công chúng” và buộc hãng giày sa thải Volght. Ngày 1/9/1906, Voigt rời khỏi Ridox, nói với mọi người là đi Hamburg kiếm sống nhưng thực tế anh ta đến xin ở trọ trong căn nhà 22, phố Langestrass (cũng ở Berlin), nhưng không khai báo. Chính nơi đây, Volght lên kế hoạch chi tiết cho một “phi vụ động trời” diễn ra sau đó.

Wilhelm Friedrich Volght được chào đón nồng nhiệt tại London.
Hauptmann von Köpecnick kurz nach seiner Haftentlassung im Jahr 1908 beim Besteigen einer Droschke.
Wilhelm Friedrich Volght cuối đời.

Volght tìm mua được một bộ quân phục từ một gã lang thang vẫn thường quanh quẩn ở khu vực PostdamBerlin. Đây là bộ quân phục trang cấp cho đại úy trung đoàn trưởng bộ binh của quân đội Phổ. Sáng sớm ngày 16/10/1906, Volght rời nhà trọ, đi đến ga Beusselstrass, lấy bộ quân phục giấu trong kho hành lý, đi đến công viên Jungfernheide. Voigt mặc bộ quân phục, lên xe điện đi đến thành phố Köpecnick. Ở Köpecnick, Voigt quanh quẩn trong khu vực ga Putlizstrass và chờ đợi. Đến giờ đổi gác buổi trưa, Voigt phát hiện một toán lính gác gồm 5 người, do một viên trung sĩ dẫn đầu đang đi trên phố Sylterstrass. Những người lính này đang trên đường từ trại huấn luyện bơi lội của quân đội trở về doanh trại ở Berlin. Voigt xuất hiện trong trang phục đại úy, yêu cầu toán lính gác dừng lại và bảo với họ rằng anh ta là sĩ quan cấp cao của nội các, vừa nhận lệnh từ cấp trên, yêu cầu toán lính theo Voigt đi thực hiện một nhiệm vụ cấp bách. Để tăng độ xác thực, Voigt cấp cho viên trung sĩ một quân lệnh giả và sai anh ta đi báo tin với viên giám thị của trại lính về nhiệm vụ mới. Khi viên trung sĩ trở lại, Voigt chỉ huy toán lính đến ga Putlizstrass rồi từ đó đi đến tòa thị chính thành phố Köpecnick. Tại đây, Voigt tập hợp những lính gác địa phương để truyền đạt “quân lệnh tối mật” (giả mạo) từ nội các, đồng thời ra lệnh cho những binh lính đi cùng chốt chặn ở cửa ra vào tòa thị chính và tiến hành phi vụ cướp cạn có một không hai trong lịch sử đế chế Phổ.

Ấn bản đặc biệt của báo Niederbarmier, ra chiều 16/10/1906 đưa tin:

Nhật báo Köpecnick số ra ngày 17/10/1906, viết:

Tờ Berliner Lokal-Anzeiger số ra ngày 17/10/1906, tường thuật:

Tuy nhiên, 10 ngày sau, Voigt bị tóm và bị tuyên án 4 năm tù giam vào ngày 1/12/1906 với tội danh “sử dụng quân phục trái phép, gây náo loạn trật tự công cộng, bắt giữ người bất hợp pháp, lừa gạt và giả mạo giấy tờ nghiêm trọng”.

Tiếng tăm

[sửa | sửa mã nguồn]
Potsdam in Germany. The house Mittelstraße 2 is a listed building.

Hoàng đế Phổ bấy giờ do rất ấn tượng với sự táo bạo của Volght nên đã ra một chỉ thị đặc biệt trả tự do cho ông ta trước thời hạn 2 năm, tức là vào năm 1908. Nhờ ân xá, Wilhelm Volght được phóng thích khỏi nhà tù vào ngày 16 tháng 08. Thông tin về việc phóng thích Volght gây nên sự ngạc nhiên trong công chúng và trở thành một sự kiện nóng hổi. Và Wilhelm Volght đã cố gắng lợi dụng phi vụ chấn động này để bắt đầu đoạn đời mới.

Chỉ 4 ngày sau khi được phóng thích, chiều 20/8/1908, Volght xuất hiện tại tiền sảnh viện bảo tàng sáp Unter den Linden (Berlin), ký vào những bưu ảnh in hình ông ta trong bộ trang phục “đại úy” và tường thuật lại những gì đã xảy ra với đám đông hiếu kỳ. Cũng trong ngày hôm ấy, chính quyền đã chỉ thị, từ nay về sau, cấm Volght xuất hiện trước công chúng.

Nhận thấy khó “làm ăn” ở Berlin, 2 hôm sau, Voigt lên đường đi Dresden, rồi Wien (Áo), Budapest (Hungary) với dự định sẽ viết kịch bản và xuất hiện trong những nhà hát ở Vienna và Budapest để diễn (và kể) “phi vụ Köpecnick”. Tuy nhiên, Voight đã không thành công. Ông ta chỉ xuất hiện trong một vở kịch ở một rạp hát nhỏ nhân dịp hội chợ Đức, và trong các khách sạn, nhà hàng, để ký vào những tấm bưu ảnh chụp ông ta với cái tên mới: “Đại úy Köpecnick”.

Cuối tháng 3/1910, Voigt đến Mỹ qua ngả Canada. Sự xuất hiện của Voigt ở Mỹ đã mang đến cho ông những thành công về cả tiền bạc lẫn tiếng tăm. Rời Mỹ, Voigt sang Canada, Pháp và sau đó là Anh. Ông ta kiếm được nhiều tiền nhờ câu chuyện “Đại úy Köpecnick” và Bảo tàng sáp Madam TussauLondon đã đúc tượng Voigt bằng sáp để trưng bày. Ông ta còn kiếm bộn tiền nhờ cuốn hồi ký nhan đề Tôi đã trở thành Đại úy Köpecnick như thế nào xuất bản ở Leipzig vào năm 1909. Sau cùng, Friedrich Wilhelm Volght mua một căn nhà ở Luxenbourg, hưu dưỡng và qua đời ở đó vào ngày 3/1/1922. Thi hài Wilhelm Volght được an táng ở nghĩa trủng Notre Dame ở Luxembourg.

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Berliner Gedenktafel für Wilhelm Volght am Rathaus Köpecnick.
Statue of Volght in Front of the Town Hall Köpecnick.

Sau phi vụ “Đại úy Köpecnick”, tòa thị chính thành phố này bỗng nhiên được nhiều người lưu tâm. Vì thế, chính quyền thành phố quyết định dành 3 gian phòng liên kề để lập một bảo tàng về câu chuyện động trời này.

Đến thăm tòa thị chính, du khách sẽ được Voigt “đón tiếp” ngay ở cổng chính. Bước lên cầu thang, dãy phòng phía bên phải là nơi ghi dấu phi vụ của Voight. Ở đó người ta trưng bày hiện vật, hình ảnh và tư liệu lịch sử về thành phố Köpecnick, về tòa thị chính và đặc biệt là về Friedrich Wilhelm Voight. Du khách được xem bộ “quân phục đại úy” nổi danh; két sắt với hòm đựng tiền trống rỗng, lệnh truy nã Voight; những hình ảnh chụp Voigt ở bót cảnh sát, ở trong tù và ngay khi được phóng thích; các tờ báo viết về Voigt sau sự kiện ở Köpecnick; các áp-phích của những vở kịch và những bộ phim về “Đại úy Köpecnick”; những hình ảnh và tư liệu về Wilhelm Voigt lúc cuối đời.

Giới văn chương, kịch nghệ và điện ảnh cũng không thể bỏ qua nhân vật Wilhelm Volght. Có ít nhất 4 cuốn sách về Wilhelm Voigt viết bằng tiếng Đức, 2 cuốn khác viết bằng tiếng Anh và 1 cuốn viết bằng tiếng Pháp đã được xuất bản.

Các vở kịch về “Đại úy Köpecnick” hiện diện trên các sàn gỗ ở London, Vienna, Berlin... trong nhiều thập niên. Một bộ phim đen trắng và sau đó là hai bộ phim màu về “Đại úy Köpecnick” đã được các nhà làm phim ở Đức và ở Hollywood dàn dựng[1].

Kế tiếp những căn phòng dùng làm bảo tàng “Đại úy Köpecnick” là văn phòng của ngài phó thị trưởng và ngài thị trưởng thành phố cùng hàng loạt các phòng ban chức năng, hoạt động như trong những tòa thị chính ở các nơi khác.

Tham khảop

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Blundell, Nigel (1995). “The great pretender who duped a city's mayor”. The World's Greatest Mistakes. New York: Bounty Books. tr. 158. ISBN 0-600-57232-3.