Bước tới nội dung

Fra Mauro (hố)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fra Mauro
Hình từ Lunar Orbiter 4
Chỗ đáp Apollo 14 gần phần giữa lề trên của tấm hình
Tọa độ6°00′N 17°00′T / 6°N 17°T / -6.0; -17.0
Đường kính95 km
Độ sâuKhông
Kinh độ hoàn hảo17° lúc mặt trời mọc
Được đặt tên theoFra Mauro
Tầm nhìn gần từ Apollo 16

Fra Mauro là một hố mòn trên bề mặt Mặt Trăng và nó cũng là một phần địa chất của Fra Mauro, nằm ở phía đông bắc của Mare Cognitum và phía đông nam của Mare Insularum. Tiếp giáp ở phần vành phía nam là hố Bonpland và hố Parry, cả hai hố này kết hợp với nhau tạo thành hai vòng tròn tiếp xúc ngoài. Hố được đặt tên theo sau nhà địa lý người Ý Fra Mauro.[1]

Phần vành ngoài của Fra Mauro đã bị xói mòn rất nặng vì vụ va chạm trong quá khứ và tạo ra 2 cửa hở ở phía bắc và phía đông. Vành ngoài ở phía nam rất dễ quan sát vì nó giao nhau với vành của hố Parry. Phần còn lại là những vành bị xói mòn nhưng chưa bị hở, gọi là những rặng đất nhấp nhô. Vành ngoài có chiều cao cao nhất là 0.7 km.

Vị trí của hố Fra Mauro

Thềm địa chất được bao phủ bởi dung nham bazan. Bề mặt gần như bị chia cắt bởi những khe nứt trải dài từ phía bắc xuống vành phía nam. Không có đỉnh giữa, mặc dù hố vệ tinh Fra Mauro E hầu như nằm ở tâm của dải địa chất.

Khu vực phía Bắc của hố Fra Mauro được dự kiến là sẽ đáp Apollo 13 xuống đây, nhưng bị hủy bỏ vì bình oxy bị vỡ. Phi hành đoàn sau đó trở về Trái Đất an toàn. Nhiệm vụ tiếp theo, phi hành đoàn Apollo 14 của NASA đầu năm 1971 đã đổ bộ tại khu vực Fra Mauro của Mặt Trăng. Hai phi hành gia là Alan ShepardEdgar Mitchell đã thực hiện 2 chuyến đi dạo vũ trụ và thu thập gần 45 kg mẫu đất đá được đặt ở đây vì vụ chấn động Mare Imbrium.

Hố vệ tinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy ước, những tính chất này được xác định trên bản đồ bằng cách đặt từng chữ cái là tâm của các hố về tinh gần với Fra Mauro nhất.

Fra Mauro và các hố vệ tinh của nó
Fra Mauro Vĩ độ Kinh độ Đường kính
A 5.4° N 20.9° T 9 km
B 4.0° N 21.7° T 7 km
C 5.4° N 21.6° T 7 km
D 4.8° N 17.6° T 5 km
E 6.0° N 16.8° T 4 km
F 6.7° N 16.9° T 3 km
G 2.2° N 16.3° T 6 km
H 4.1° N 15.5° T 6 km
J 2.6° N 18.6° T 3 km
K 2.5° N 16.7° T 6 km
N 5.3° N 17.4° T 3 km
P 5.4° N 16.5° T 3 km
R 2.2° N 15.6° T 3 km
T 2.1° N 19.3° T 3 km
W 1.3° N 16.8° T 4 km
X 4.5° N 17.3° T 20 km
Y 4.1° N 16.7° T 4 km
Z 3.8° N 14.6° T 5 km

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Fra Mauro”. Gazeteer of Planetary Nomenclature. International Astronomical Union. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]