Bước tới nội dung

Epsilon Corvi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
ε Corvi
Vị trí của ε Corvi (khoanh tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Ô Nha
Xích kinh 12h 10m 07,48058s[1]
Xích vĩ –22° 37′ 11,1620″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 3,024[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổK2 III[3]
Chỉ mục màu U-B 1,458[2]
Chỉ mục màu B-V 1,318[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv) 4,9[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: –71,74 mas/năm
Dec.:  10,25 mas/năm
Thị sai (π)10,26 ± 0,16[1] mas
Khoảng cách318 ± 8 ly
(97,5 ± 2,5 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)-1,82 0,15
−0,14
[5]
Chi tiết
Khối lượng3,2[6] M
Bán kính52[7] R
Hấp dẫn bề mặt (log g)2,16[8] cgs
Nhiệt độ4.320[8] K
Độ kim loại–0,13[8]
Tốc độ tự quay (v sin i)1,0[6] km/s
Tên gọi khác
2 Crv, BD−21° 3487, FK5 453, HD 105707, HIP 59316, HR 4630, SAO 180531.[9]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Epsilon Corvi (La tinh hóa từ ε Corvi, tên rút gọn: ε Crv) là tên của một ngôi sao nằm trong chòm sao Ô Nha. Tên cổ của nó là Minkar (/ˈmɪŋkɑːr/), đặt theo từ trong tiếng Ả Rập منقار minqar, nghĩa là "cái mỏ (của con quạ)"[10]. Cấp sao biểu kiến của nó là 3,024[2] và giá trị thị sai của nó là 10,26 nên khoảng cách của nó với Trái Đất là khoảng xấp xỉ 318 năm ánh sáng (tương đương 97,5 parsec).[1]

Trong tiếng Trung, 軫 (Zhěn, Chẩn), còn gọi là Thiên Xa (天車) nghĩa là "xe ngựa", ý chỉ một mảng sao chứa γ Corvi, ε Corvi, δ Corviβ Corvi.[11]. Do vậy, ε Corvi trong tiếng Trung có tên là 軫宿二 (Zhěn Sù èr, Chẩn Tú nhị, nghĩa là sao thứ hai của Thiên Xa).[12]

Epsilon Corvi là một sao khổng lồ đỏ với quang phổ loại K2 III. Nó đã sử dụng hết hydro tại lõi của nó để tạo ra năng lượng và tiến hóa ra khỏi dãy chính. Khối lượng của nó gấp 3 lần khối lượng Mặt Trời[6]. Bằng đo giao thoa, đường kính góc của ngôi sao này là khoảng 4,99 mili giây cung (mas)[13], nghĩa là với khoảng cách hiện tại của nó thì bán kính của nó gấp 52 lần bán kính Mặt Trời[7]. Nhiệt độ hiệu dụng tại quang cầu của nó là 4.320 K[8], tạo nên ánh sáng màu cam đặc trưng cho một ngôi sao loại K[14]. Nó nặng gấp 4 lần Mặt Trời và dành phần lớn thời gian tồn tại của nó trong dãy chính với quang phổ loại B5V.[15]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
  2. ^ a b c d Celis S., L. (tháng 10 năm 1975), “Photoelectric photometry of late-type variable stars”, Astronomy and Astrophysics Supplement Series, 22: 9–17, Bibcode:1975A&AS...22....9C
  3. ^ Houk, Nancy (1979), Michigan catalogue of two-dimensional spectral types for the HD stars, 4, Ann Arbor, Michigan: Dept. of Astronomy, University of Michigan, Bibcode:1988mcts.book.....H
  4. ^ Wielen, R.; và đồng nghiệp (1999), Sixth Catalogue of Fundamental Stars (FK6). Part I. Basic fundamental stars with direct solutions, Astronomisches Rechen-Institut Heidelberg, Bibcode:1999VeARI..35....1W
  5. ^ Carney, Bruce W.; và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2008), “Rotation and Macroturbulence in Metal-Poor Field Red Giant and Red Horizontal Branch Stars”, The Astronomical Journal, 135 (3): 892–906, arXiv:0711.4984, Bibcode:2008AJ....135..892C, doi:10.1088/0004-6256/135/3/892
  6. ^ a b c Melo, C. H. F.; và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2005), “On the nature of lithium-rich giant stars. Constraints from beryllium abundances”, Astronomy and Astrophysics, 439 (1): 227–235, arXiv:astro-ph/0504133, Bibcode:2005A&A...439..227M, doi:10.1051/0004-6361:20041805
  7. ^ a b Lang, Kenneth R. (2006), Astrophysical formulae, Astronomy and astrophysics library, 1 (ấn bản thứ 3), Birkhäuser, ISBN 3-540-29692-1. Bán kính (R*) tính như sau:
  8. ^ a b c d McWilliam, Andrew (tháng 12 năm 1990), “High-resolution spectroscopic survey of 671 GK giants. I - Stellar atmosphere parameters and abundances”, Astrophysical Journal Supplement Series, 74: 1075–1128, Bibcode:1990ApJS...74.1075M, doi:10.1086/191527
  9. ^ “MINKAR -- Variable Star”, SIMBAD, Centre de Données astronomiques de Strasbourg, truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2012
  10. ^ Al-Sufi, Book Of Fixed Stars, Constellation: The Crow
  11. ^ Trần Cửu Kim (陳久金), 2005. Trung Quốc tinh tòa thần thoại (中國星座神話). Đài Loan thư phonhf xuất bản hữu hạn công ty (台灣書房出版有限公司), ISBN 978-986-7332-25-7.
  12. ^ 香港太空館 - 研究資源 - 亮星中英對照表 Lưu trữ 2011-01-30 tại Wayback Machine, Hong Kong Space Museum. Truy cập trực tuyến ngày 23 tháng 11 năm 2010.
  13. ^ Richichi, A.; Percheron, I.; Khristoforova, M. (tháng 2 năm 2005), “CHARM2: An updated Catalog of High Angular Resolution Measurements”, Astronomy and Astrophysics, 431: 773–777, Bibcode:2005A&A...431..773R, doi:10.1051/0004-6361:20042039
  14. ^ “The Colour of Stars”, Australia Telescope, Outreach and Education, Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, 21 tháng 12 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013, truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2019 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  15. ^ Kaler, James B. (Jim), “Minkar”, Stars, Đại học Illinois, truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2015