Bước tới nội dung

Dung dịch natri bicarbonate tiêm tĩnh mạch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dung dịch natri bicarbonate tiêm tĩnh mạch
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạimany
Đồng nghĩasodium hydrogen carbonate, monosodium carbonate
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Dược đồ sử dụngtiêm tĩnh mạch
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng100% (tiêm tĩnh mạch)
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
  • none
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcCHNaO3
Khối lượng phân tử84.01 g/mol
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Dung dịch natri bicarbonate tiêm tĩnh mạch, còn được gọi là natri hydro cacbonat, là một loại thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị nhiễm toan chuyển hóa nặng.[1] Vì mục đích này, chúng thường chỉ được sử dụng khi pH máu nhỏ hơn 7.1 với các nguyên nhân cơ bản như tiêu chảy, ói mửa hoặc vấn đề về thận.[2] Các ứng dụng khác của thuốc bao gồm điều trị kali máu cao, quá liều thuốc chống trầm cảm ba vòng, và ngộ độc cocaine cũng như một số ngộ độc khác.[1][3][4] Thuốc được đưa vào cơ thể nhờ tiêm vào tĩnh mạch.[2]

Các tác dụng phụ có thể kể đến như kali máu thấp, natri máu caosưng.[1][4] Thuốc không được khuyến cáo ở những người có lượng calci trong máu thấp.[5] Natri bicarbonate có trong thuốc kiềm hóa.[5] Thuốc hoạt động bằng cách tăng lượng bicarbonate trong máu, giúp trung hòa lượng ion hydro dư thừa và làm tăng pH máu.[5]

Sản xuất sodium bicarbonate thương mại bắt đầu từ năm 1791 đến năm 1823.[6] Việc sử dụng y tế dưới dạng tiêm tĩnh mạch bắt đầu vào khoảng những năm 1950.[4] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[7] Natri bicarbonate có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[5] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,09 đến 2,58 USD/10 ml dung dịch 8,4%.[8] Tại Vương quốc Anh, với cùng lượng thuốc thì cần chi cho NHS khoảng 11,10 bảng Anh.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 489–492. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ a b c British national formulary: BNF 69 (ấn bản thứ 69). British Medical Association. 2015. tr. 684. ISBN 9780857111562.
  3. ^ Bruccoleri, RE; Burns, MM (tháng 3 năm 2016). “A Literature Review of the Use of Sodium Bicarbonate for the Treatment of QRS Widening”. Journal of medical toxicology: official journal of the American College of Medical Toxicology. 12 (1): 121–9. doi:10.1007/s13181-015-0483-y. PMC 4781799. PMID 26159649.
  4. ^ a b c Dart, Richard C. (2014). Medical Toxicology (bằng tiếng Anh). Lippincott Williams & Wilkins. tr. 257. ISBN 9780781728454. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  5. ^ a b c d “Sodium Bicarbonate”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ Ihde, Aaron J. (1970). The Development of Modern Chemistry (bằng tiếng Anh). 447: Courier Corporation. ISBN 9780486642352. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  7. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “Sodium Bicarbonate”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.