Bước tới nội dung

Diprotodon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Diprotodon
Thời điểm hóa thạch: Pleistocen
Bộ khung xương, Musee d'Histoire Naturelle, Paris
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Phân thứ lớp (infraclass)Marsupialia
Bộ (ordo)Diprotodontia
Phân bộ (subordo)Vombatiformes
Họ (familia)Diprotodontidae
Chi (genus)Diprotodon
Owen, 1838
Loài (species)D. optatum
Danh pháp hai phần
Diprotodon optatum
Owen, 1838
Danh pháp đồng nghĩa
  • D. australis Owen, 1844
  • D. annextans McCoy, 1861
  • D. bennettii Krefft, 1873
  • D. loderi Krefft, 1873,
  • D. longiceps McCoy, 1865
  • D. minor Huxley, 1862

Diprotodon ("hai răng trước"[1]) là chi thú có túi lớn nhất từng tồn tại được biết tới. Nó sống từ khoảng 1,6 triệu năm trước cho tới khi tuyệt chủng vào khoảng 45.000 năm trước[2].

Hóa thạch các loài Diprotodon được tìm thấy tại đảo chính Australia, bao gồm những hộp sọ hoàn chỉnh và xương, cũng như vết chân và lông.[1] Mẫu vật lớn nhất có kích thước khoảng hà mã: dài 3 mét (9,8 ft) từ mũi tới đuôi, đứng cao 2 mét (6,6 ft) tới vai và nặng khoảng 2.786 kilôgam (6.142 lb).[3][4] Các bức tranh thổ dân trên đá cổ xưa tại Quinkan (Queensland, Australia) được cho là vẽ Diprotodon.[5] Chúng sống trong rừng thưa, đồng rừng, và đồng cỏ, chúng có thể sống gần nước, ăn lá và cỏ.

Họ hàng gần nhất còn sinh tồn của Diprotodonwombatkoala.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Khôi phục hình dạng thông qua đồ họa (phục nguyên)

Diprotodon được Owen đặt tên vào năm 1838. Nó được McKenna và Bell (1997) đặt vào họ Diprotodontidae. Lịch sử phân loại của Diprotodon bao gồm tám loài (Diprotodon optatum Owen, 1838; Diprotodon australis Owen, 1844; D. annextans McCoy, 1861; D. minor Huxley, 1862; D. longiceps McCoy 1865; D. loderi Krefft, 1873a; D. bennettii Krefft, 1873b (nec D. bennettii Owen, 1877); và D. bennettii Owen, 1877 (nec D. bennettii Krefft, 1873b); dựa trên kích thước và khác biệt hình thái học nhỏ của các mẫu vật thu thập từ các khu vực khác nhau.[6] Tám loài trên hiện nay đều được xem là đồng nghĩa của D. optatum.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Science & Nature: Animals: Diprotodon”. Official website. British Broadcasting Corporation (BBC). tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2011.
  2. ^ R. G. Roberts & Flannery, T. F.; Ayliffe, L. K.; Yoshida, H.; Olley, J. M.; Prideaux, G. J.; Laslett, G. M.; Baynes, A.; Smith, M. A.; Jones, R.; Smith, B. L. (ngày 8 tháng 6 năm 2001). “New Ages for the Last Australian Megafauna: Continent-Wide Extinction About 46,000 Years Ago” (PDF). Science. 292 (5523): 1888–1892. Bibcode:2001Sci...292.1888R. doi:10.1126/science.1060264. PMID 11397939. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Ice Age Marsupial Topped Three Tons, Scientists Say. Tra cứu ngày 17 tháng 9 năm 2003.
  4. ^ 2,786 kg is the estimation for the specimen displayed in the Australian Museum which is considered to be of average size. According to latest research the average male weight is estimated to lie between 2,272 kg and 3,417 kg.
  5. ^ “Science notebook - Australian rock painting”. The Day. ngày 4 tháng 4 năm 1987. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ a b Price, G. J. (tháng 8 năm 2006). “Taxonomy and palaeobiology of the largest-ever marsupial, Diprotodon Owen, 1838 (Diprotodontidae, Marsupialia)”. Zoological Journal of the Linnean Society. 153 (2): 369–397. doi:10.1111/j.1096-3642.2008.00387.x.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]