Bước tới nội dung

Dar Sila

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Hồi giáo Dar Sila
Tên bản ngữ
  • Dār Sīla
Thế kỷ 15–1916
Thủ đôGoz Beïda
Ngôn ngữ quốc gia được công nhậnTiếng Daju Dar Sila
Tôn giáo chính
Hồi giáo
Tên dân cưNgười Daju Dar Sila
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Lịch sử
Thời kỳCận đại
• Thành lập
Thế kỷ 15
• Giải thể
1916
Tiền thân
Kế tục
Vương quốc Daju
Tchad thuộc Pháp
Hiện nay là một phần của Tchad

Vương quốc Hồi giáo Dar Sila (Dār Sīla, tiếng Ả Rập: سلطنة دار صلة) là một nhà nước tự trị giữa các đế quốc WadaiDarfur ở khu vực ngày nay là Tchad. Đến năm 1916, nó cuối cùng bị sáp nhập vào thuộc địa Tchad thuộc Pháp. Vương quốc thỉnh thoảng được gọi là Dār Dājū, theo tên nhóm sắc tộc cầm quyền. Thị trấn chính là Goz Beïda, cách Abéché khoảng 180 km về phía nam.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến binh người Daju Dahab, con trai của sultan Bakhit
Quân đội Dar Sila dưới quyền sultan Bakhit

Vào thế kỷ 15, người Tunjur đặt chân đến Darfur (ngày nay thuộc Cộng hòa Sudan), định cư ở vùng phía bắc Jebel Marra và cai trị đồng thời với Vương quốc Daju một thời gian.[1] Cuối cùng, họ đã nắm hoàn toàn quyền lực dù không rõ trong hoàn cảnh nào,[2] khiến vị vua Daju cuối cùng, tên được ghi nhận chủ yếu theo truyền thống địa phương là Ahmad al-Daj,[3] phải chạy trốn đến Tchad ngày nay, nơi những người kế vị ông xưng là sultan của Dar Sila.[4] Những người Daju ở Dar Sila ngày nay cho rằng tổ tiên họ đã di cư từ Darfur đến Chad vào thế kỷ 18, nhưng điều này thiếu chính xác vì quá muộn nếu xét về mặt lịch sử. Thay vào đó, Balfour Paul[5] cho rằng cuối thế kỷ 15 là thời điểm thích hợp hơn.[4]

Danh sách sultan

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 'Anqarib (khoảng 1813–1851)
  • Muhammad Bulad (1851–1879)
  • Ishaq Abu Risha (1879–1900)
  • Bakhīt Abu Rīsha (1900–1916)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ McGregor 2000, tr. 221-222.
  2. ^ McGregor 2000, tr. 222.
  3. ^ McGregor 2000, tr. 45-46.
  4. ^ a b McGregor 2000, tr. 42.
  5. ^ McGregor 2000, tr. 50.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • H. Carbou: La region du Tchad et du Ouadai. Paris 1912, vol. II
  • Mūsā al-Mūbārak al-Ḥasān: Tārīkh Dār Fur al-Sīyāsī, 1882–1898. Khartoum 1970; 256S
  • J. Hilaire: L'occupation du Dār Sīla: rapport du colonel Hilaire sur les opérations du 13 au 17 mai 1916 et la réoccupation de Goz Beida. In: Afrique française. Renseignements coloniaux XXVII (5–6), S. 105–118
  • Lidwien Kapteijns: Mahdist Faith and Sudanic Tradition. The History of the Masalit Sultanate, 1870–1930. Amsterdam 1982 (Uni Amsterdam, unpub. Diss.)
  • Lidwien Kapteijns: Dār Silā, the Sultanate in Precolonial Times, 1870–1916 (Le sultanat du Dār Silā à l'époque précoloniale, 1870–1916). In: Cahiers d'Études Africaines, Vol. 23, Cahier 92 (1983), S. 447–470
  • Lidwien Kapteijns, Jay Spaulding: Precolonial Trade between States in the Eastern Sudan, ca. 1700 – ca. 1900. In: African Economic History, Vol. 11 (1982), S. 29–62
  • McGregor, Andrew (2000). The Stone Monuments and Antiquities of the Jebel Marra Region, Darfur, Sudan c. 1000–1750 [Các di tích bằng đá và cổ vật của vùng Jebel Marra, Darfur, Sudan k.1000 –1750] (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2023.