Cuộc định cư châu Mỹ
Cuộc định cư châu Mỹ (tiếng Anh: Settlement of the Americas) được định nghĩa là khoảng thời gian bắt đầu từ khi các nhóm người săn bắt hái lượm đồ đá cũ tiến vào Bắc Mỹ từ thảo nguyên ma-mút Bắc Á thông qua cầu nối liên lục địa Beringia, lộ ra giữa đông bắc Siberia và tây Alaska bởi mực nước biển toàn cầu giảm sút trong thời kỳ Cực đại Băng hà cuối cùng (26.000-19.000 năm trước).[1] Các quần thể người này tiếp tục bành trướng xuống phía nam Dải băng Laurentide rồi xâm chiếm toàn bộ Bắc và Nam Mỹ khoảng 14.000 năm trước.[2][3][4][5] Các quần thể định cư sớm nhất ở châu Mỹ (khoảng trước 10.000 năm trước) được gọi chung là người Anh-điêng cổ.
Sự sinh sôi của con người ở châu Mỹ (peopling of the Americas) là một câu hỏi còn bị bỏ ngỏ. Tuy đã có những tiến bộ vượt bậc trong các ngành khảo cổ học, địa chất học thế Canh Tân, nhân học sinh học và phân tích ADN nhằm làm sáng tỏ câu trả lời, nhiều câu hỏi quan trọng vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.[6] Mặc dù có sự thống nhất rằng châu Mỹ được định cư bởi người đến từ châu Á, nhưng mô hình di cư, thời gian và (các) nơi xuất xứ ở Á-Âu của các dân tộc này vẫn còn là ẩn số.[3]
Các mô hình di cư thời thượng suy đoán các khung thời gian khác nhau cho cuộc di cư của người châu Á qua eo biển Bering và sự phân tán sau đó của quần thể nền móng (founding population) trên khắp lục địa.[7] Các dân tộc bản địa ở châu Mỹ có liên kết với các dân tộc Siberia qua các yếu tố ngôn ngữ, sự phân bố nhóm máu và thành phần di truyền được phản ánh bởi dữ liệu phân tử, chẳng hạn như ADN.[8][9]
"Lý thuyết Clovis đến đầu tiên" của những năm 1950 cho rằng văn hóa Clovis là nền văn hóa sớm nhất của con người ở châu Mỹ, từ khoảng 13.000 năm trước; bằng chứng về các nền văn hóa tiền-Clovis đã được thu thập từ năm 2000, đẩy lùi thời điểm định cư của con người về xa hơn nữa.[10][11][12] Một nghiên cứu công bố vào năm 2021 đã định tuổi xương động vật trong hang Coxcatlan có liên hệ với hoạt động của con người và thu được niên đại rất cổ, khoảng 33.448-28.279 năm trước. Những phát hiện kiểu này chỉ ra rằng con người đã xuất hiện ở châu Mỹ trước thời điểm cực đại băng hà cuối cùng.[13]
Môi trường kỷ băng hà
[sửa | sửa mã nguồn]Sự trồi lên và nhấn chìm của cầu Beringia
[sửa | sửa mã nguồn]Trong giai đoạn băng hà Wisconsin, nước của đại dương trên Trái đất hầu hết bị tích tụ (tùy theo khoảng thời gian) thành các sông băng, khiến cho mực nước biển toàn cầu bị giảm sút. Mực nước biển theo từng khoảng thời gian đã được phục dựng bằng phương pháp phân tích đồng vị oxy của lõi biển sâu, xác định niên đại của các thềm biển và lấy mẫu đồng vị oxy có độ phân giải cao từ các lưu vực đại dương và các chỏm băng hiện đại. Mực nước biển giảm tầm 60 đến 120 mét so với mực nước biển ngày nay bắt đầu từ khoảng 30.000 BP[chú thích 1], đã làm lộ cây cầu Beringia rộng lớn nối liền Siberia với Alaska.[14] Với sự gia tăng của mực nước biển theo sau Cực đại băng hà cuối cùng (LGM), cầu Beringia một lần nữa bị nhấn chìm. Các ước tính về lần nhấn chìm cuối cùng của Beringia hoàn toàn dựa trên độ sâu hiện tại của eo biển Bering và đường cong mực nước biển chấn tĩnh[chú thích 2] cho rằng sự kiện diễn ra vào khoảng 11.000 BP (Hình bên). Nghiên cứu đang tiến triển nhằm phục dựng lại cổ sinh học Beringia trong giai đoạn tan băng có lẽ sẽ thay đổi ước tính đó và khả năng cây cầu bị nhấn chìm sớm hơn sẽ hạn chế hơn nữa các mô hình di cư của con người vào Bắc Mỹ.[14]
Các sông băng
[sửa | sửa mã nguồn]Sự tiếp diễn của Cực đại băng hà cuối cùng sau năm 30.000 BP tạo điều kiện cho sự bành trướng của các sông băng trên núi cao và các tảng băng lục địa có lẽ đã chặn các tuyến đường di cư ra khỏi Beringia. Vào khoảng năm 21.000 TCN và hàng nghìn năm trước đó, các dải băng Cordilleran và Laurentide hợp nhất ở phía đông của Dãy núi Rocky, bịt con đường di cư tiềm năng dẫn vào trung tâm Bắc Mỹ.[15][16][17] Các sông băng núi cao[chú thích 3] ở các dãy núi ven biển và bán đảo Alaska đã cô lập phần nội địa của Beringia khỏi bờ Thái Bình Dương. Các sông băng núi cao ven biển và các dải băng Cordilleran hợp nhất thành các sông băng chân núi [chú thích 4] bao phủ các dải đất ven biển rộng lớn xuống tận phía nam Đảo Vancouver và tạo thành một dải băng tại eo biển Juan de Fuca vào khoảng 15.000 14C BP (18.000 cal[chú thích 5] BP).[18][19] Các sông băng núi cao ven biển bắt đầu triệt thoái vào khoảng 19.000 cal BP[20] trong khi dải băng Cordilleran tiếp tục lấn vào vùng đất thấp Puget cho đến 14.000 14C BP (16.800 cal BP).[19] Ngay cả khi băng ven biển đạt được phạm vi lớn nhất, các refugia [chú thích 6] không đóng băng vẫn tồn tại trên nhiều hòn đảo, hỗ trợ các loài động vật có vú trên cạn lẫn dưới biển.[17] Khi quá trình tan băng diễn ra, refugia tái chiếm các vùng bờ biển đã thoát băng vào khoảng 15.000 cal BP.[17] Sự rút lui của các sông băng trên Bán đảo Alaska đã mở ra một lối di cư khả thi theo bờ biển Thái Bình Dương vào khoảng 17.000 cal BP.[21] Rào cản băng giữa nội địa Alaska và bờ Thái Bình Dương tan vỡ từ khoảng 13.500 14C (16.200 cal) BP.[18] Hành lang dẫn vào nội địa Bắc Mỹ tan băng vào khoảng 13.000-12.000 BP.[15][16][17] Băng hà phía đông Siberia trong thời kỳ LGM chỉ giới hạn ở trên núi cao và thung lũng giữa các dãy núi, không cản trở còn đường giữa Siberia và Beringia.[14]
Khí hậu và môi trường sinh học
[sửa | sửa mã nguồn]Cổ khí hậu và thảm thực vật của miền đông Siberia và Alaska trong giai đoạn băng hà Wisconsin được suy đoán từ dữ liệu đồng vị oxy có độ phân giải cao và địa tầng phấn hoa.[14][22][23] Trước Cực đại băng hà cuối cùng, khí hậu miền đông Siberia dao động giữa các điều kiện gần với điều kiện ngày nay và thời kỳ lạnh hơn. Các chu kỳ ấm lên trước LGM ở Bắc Cực Siberia kích thích sự sinh sôi nảy nở của các động vật lớn.[14] Bản ghi đồng vị oxy từ mũ băng Greenland chỉ ra rằng những chu kỳ này sau khoảng 45,000 BP kéo dài có lẽ lên đến hàng trăm hoặc từ một đến hai nghìn năm, với giai đoạn lạnh giá cực đại bắt đầu vào khoảng 32,000 cal BP.[14] Bản ghi phấn hoa từ Hồ Elikchan, phía bắc Biển Okhotsk, cho thấy sự thay thế từ phấn hoa của cây thân gỗ và cây bụi sang phấn hoa của thảo mộc trước năm 26,000 14C TCN, khi các lãnh nguyên thảo mộc bắt đầu thay thế taiga và lãnh nguyên cây bụi của thời kỳ LGM.[14] Một bản ghi tương tự về phấn hoa cây gỗ/cây bụi bị thay thế bởi thảo mộc trong thời kì đầu của LGM đã được thu thập gần sông Kolyma ở Bắc Cực Siberia.[23] Các nhà khảo cổ đưa ra giả thuyết cho rằng: các khu định cư của con người phía bắc Siberia bị bỏ hoang do sự lạnh đi nhanh chóng hoặc sự di cư của các loài động vật lớn khi LGM khởi phát, nhằm lý giải cho hiện tượng thiếu sót di chỉ khảo cổ ở khu vực này từ niên đại LGM.[23][24] Bản ghi phấn hoa phía Alaska cho thấy sự thay thế luân phiên giữa lãnh nguyên thảo mộc/cây bụi và lãnh nguyên cây bụi trước LGM, cho thấy rằng các giai đoạn ấm lên ít dồn dập hơn so với những giai đoạn ấm cực đỉnh cho phép rừng cây phát triển ở phía Siberia. Có đa dạng động vật lớn sinh sống ở những khu vực này, tuy vậy mật độ sinh học còn thấp. Lãnh nguyên thảo mộc chiếm ưu thế trong suốt thời kỳ LGM nhờ điều kiện khí hậu lạnh và khô.[22]
Môi trường ven biển trong Cực đại băng hà cuối cùng rất phức tạp. Mực nước biển hạ thấp và một chỗ phình đẳng áp cân bằng với chỗ lõm bên dưới Lớp băng Cordilleran, làm lộ ra thềm lục địa và hình thành một đồng bằng ven biển.[25] Trong khi phần lớn đồng bằng ven biển bị bao phủ bởi các sông băng chân núi, các refugium cho phép sự sống trên cạn đã được xác định tại Haida Gwaii, Đảo Prince of Wales và các đảo bên ngoài Quần đảo Alexander.[22] Đồng bằng ven biển bấy giờ đang bị nhấn chìm có tiềm năng tạo ra nhiều refugia hơn.[22] Dữ liệu về phấn hoa cho thấy thảm thực vật bị chi phối bởi lãnh nguyên thảo mộc/cây bụi ở các khu vực không có băng, cùng một số ít rừng cây ở phía nam dải băng Cordilleran.[22] Môi trường ven biển vẫn được duy trì hiệu quả, được chỉ ra từ các hóa thạch động vật chân vây.[25] Các rừng tảo bẹ có năng suất cao ở những vùng biển cạn có đá sẽ là một tuyến đường di cư hiệu quả cho con người.[26][27] Việc tái tạo đường bờ biển phía nam Beringia cũng cho thấy tiềm năng của một môi trường ven biển có năng suất cao.[27]
Thay đổi môi trường trong quá trình tan băng
[sửa | sửa mã nguồn]Dữ liệu về phấn hoa cho thấy thời kỳ ấm áp đạt đến đỉnh điểm kể từ 14k đến 11k 14C BP (17k-13k cal BP), tiếp nối bởi giai đoạn nguội lạnh trong khoảng 11k-10k 14C BP (13k-11.5k cal BP).[25] Các khu vực ven biển tan băng nhanh chóng cùng lúc các sông băng núi cao ven biển và các dải băng Cordilleran dần rút đi. Cuộc thoái trào này được đẩy nhanh khi mực nước biển dâng cao và làm trôi các mối băng. Người ta ước tính rằng khu vực bờ biển đã tan băng hoàn toàn trong khoảng từ 16,000[25] đến 15,000[17] BP. Các sinh vật biển cận duyên hải xâm thực bờ biển do nước đại dương bắt đầu thay thế nước băng. Lãnh nguyên thảo mộc/cây bụi bị thay thế bởi các rừng lá kim bắt đầu từ 12,4k 14C BP (15 nghìn BP) ở miền bắc Haida Gwaii. Mực nước biển dâng cao còn tạo ra các trận lũ lụt.[25]
Các dải băng Cordilleran và Laurentide trong đất liền rút đi chậm hơn so với các khối băng ven biển. Hành lang tan băng chưa hoàn toàn mở ra cho đến sau 13k-12k cal BP.[15][16][17] Môi trường ban đầu của hành lang tan băng bị chi phối bởi dòng chảy băng hà và nước tan do các hồ nước có đê băng và lũ lụt định kỳ sau khi sự tan băng xả nước.[15] Năng suất sinh học của vùng tan băng dần khôi phục chậm chạp.[17] Các hành lang tan băng này có thể trở thành đường di cư hiệu quả bắt đầu từ 11,5 nghìn cal BP.[17]
Rừng bạch dương mọc lên thay thế lãnh nguyên thảo mộc ở Beringia vào khoảng 14.3 ka 14C BP (17k cal BP) do điều kiện khí hậu mới, cho thấy rằng năng suất sinh học đã tăng lên rõ rệt.[23]
Các phân tích về dấu ấn sinh học và vi sinh vật được bảo tồn trong trầm tích Hồ E5 và Hồ Burial phía bắc Alaska cho thấy loài người sơ khai từng thiêu đốt cảnh quan Beringia để săn các động vật lớn, bằng chứng sớm nhất là 34.000 năm trước.[28][29]
Niên đại, lý do và nguồn di cư
[sửa | sửa mã nguồn]Cộng đồng khảo cổ học nói chung nhất trí rằng tổ tiên của các dân tộc bản địa châu Mỹ tiến vào châu Mỹ vào cuối Cực đại băng hà cuối cùng (LGM), tức là ngay sau mốc 20.000 năm trước và để lại dấu vết khảo cổ ngay sau mốc 16.000 năm trước.
Niên đại
[sửa | sửa mã nguồn]Vào đầu thế kỷ 21, có hai mô hình niên đại di cư chính được đề xuất.[30][31]
Đầu tiên là lý thuyết niên đại ngắn cho rằng cuộc di cư đầu tiên xảy ra ngay sau Cực đại băng hà cuối cùng, suy giảm kể từ khoảng 19.000 năm trước,[20] và được tiếp nối bởi những làn sóng di dân liên tiếp.[32]
Thứ hai là lý thuyết niên đại dài cho rằng nhóm người đầu tiên tiến vào Beringia và những vùng không có băng ở Alaska sớm hơn nhiều (có lẽ sớm hơn tới 40.000 năm trước)[33][34][35] tiếp nối bởi các làn sóng di dân thứ cấp muộn hơn.[31][36]
Hầu hết các chuyên gia nhân học châu Mỹ đầu thế kỷ 20 tin vào Lý thuyết Clovis đầu tiên, hiện đã lỗi thời do các phát hiện khảo cổ mới ở châu Mỹ có niên đại tiền 13.000 năm trước vào những năm 2000.[15][16][17][37][38]
Các di chỉ châu Mỹ với niên đại lâu đời nhất được chấp nhận rộng rãi đều có tuổi tầm 15.000 năm. Điển hình là di chỉ phức hợp Buttermilk Creek ở Texas,[39] di chỉ Meadowcroft Rockshelter ở Pennsylvania và di chỉ Monte Verde ở miền nam Chile.[38] Bằng chứng khảo cổ học cho thuyết tiền Clovis là di chỉ Topper Nam Carolina đã 16.000 năm tuổi, vào thời điểm mà lẽ ra cực đại băng hà đã nhấn chìm đường bờ biển trên lý thuyết.
Có ý kiến cho rằng một hành lang không băng ở khu vực nay là Tây Canada đã cho phép con người di cư trước thế Toàn Tân; nhưng một nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng sự di cư qua tuyến đó vẫn sẽ có niên đại rất gần thời điểm nền văn hóa Clovis sớm nhất xuất hiện. Nghiên cứu kết luận rằng hành lang không băng ở nơi nay là Alberta và British Columbia "đã dần bị xâm chiếm bởi rừng cây vân sam và thông" và rằng "người Clovis có lẽ đến từ phía Nam chứ không phải phía Bắc, có lẽ để bám theo các đàn động vật hoang dã như bò rừng bison".[40][41] Một giả thuyết khác là thuyết di cư bằng đường ven biển, có lẽ khả thi nếu men theo đường bờ biển đã tan băng (đường bờ biển xưa hiện đã bị nhấn chìm do băng tan) của vùng Tây Bắc Thái Bình Dương từ khoảng 16.000 năm trước.
Bằng chứng về sự hiện diện của con người tiền LGM
[sửa | sửa mã nguồn]Sự di cư của con người tiền LGM qua Beringia vào châu Mỹ đã được đề xuất để giải thích niên đại cực kỳ cổ của các di chỉ ở châu Mỹ như Bluefish Caves[34] và Old Crow Flats[35] ở Lãnh thổ Yukon, và Meadowcroft Rock Shelter ở Pennsylvania.[31][36]
Tại Old Crow Flats, người ta đã tìm thấy xương voi ma mút bị gãy theo kiểu mẫu đặc biệt ám chỉ hoạt động mổ thịt của con người. Xác định niên đại bằng đồng vị cacbon dao động trong khoảng 25.000 đến 40.000 BP. Ngoài ra, các viên đá nhỏ cũng được tìm thấy quanh khu vực, cõ lẽ được dùng để sản xuất công cụ.[42]
Các giải thích về vết chặt thịt và sự liên kết địa chất của xương tại các di chỉ Bluefish Caves, Old Crow Flats và di chỉ Bonnet Plume có liên quan, bị đưa vào vòng nghi vấn.[43]
Ngoài các di chỉ còn bị tranh cãi, bằng chứng thêm cho sự hiện diện của con người tiền LGM đã được tìm thấy trong bản ghi trầm tích hồ ở phía bắc Alaska. Các phân tích dẫu vết sinh học và vi hóa thạch của lớp trầm tích từ hồ E5 và hồ Burial cho thấy sự hiện diện của con người ở phía đông Beringia sớm nhất là 34.000 năm trước.[28][29] Những phân tích này thực sự hấp dẫn ở chỗ chúng chứng thực những suy luận được đưa ra ở Bluefish Caves và Old Crow Flats.
Vào năm 2020, bằng chứng mới xuất hiện tại một di chỉ tiền LGM ở Bắc-Trung Mexico. Hang Chiquihuite, một di chỉ khảo cổ ở Bang Zacatecas, có niên đại 26.000 năm TCN dựa trên nhiều đồ tạo tác bằng đá được phát hiện ở đó.[44]
Sự hiện diện của con người tiền LGM ở Nam Mỹ một phần phụ thuộc vào niên đại gây tranh cãi của di chỉ Pedra Furada ở Piauí, Brazil. Một nghiên cứu năm 2003 xác định bằng chứng niên đại cho việc sử dụng lửa có kiểm soát trước 40.000 năm trước.[45] Bằng chứng tiếp tục được bổ sung từ hình thái xương của người phụ nữ Luzia mang gốc Austroloid. Cách giải thích này đã bị thách thức trong một đánh giá năm 2003, kết luận rằng các đặc điểm được đề cập cũng có thể phát sinh do sự trôi dạt di truyền.[46] Vào tháng 11 năm 2018, các nhà khoa học của Đại học São Paulo và Đại học Harvard đã công bố một nghiên cứu mâu thuẫn cho rằng Luzia mang gốc Australo-Melanesian. Áp dụng giải trình DNA, kết quả cho thấy Luzia hoàn toàn là người Amerindian (Mỹ Anh-điêng), về mặt di truyền.[47][48]
Tuổi của các hiện vật được xác định sớm nhất tại Meadowcroft đều nằm trong thời kỳ hậu LGM (13,8 nghìn – 18,5 nghìn BP).[37][49]
Những viên đá có vẻ như được dùng làm búa và đe đã được tìm thấy tại di chỉ Cerutti Mastodon, miền nam California; có liên quan đến bộ xương voi răng mấu mà dường như đã bị con người thao túng. Bộ xương voi răng mấu được xác định niên đại bằng đồng vị phóng xạ thorium-230/uranium, sử dụng các mô hình xác định niên đại khuếch tán – hấp phụ – phân rã, kết luận rằng nó đã 130,7 ± 9,4 nghìn năm tuổi.[50] Không có bộ xương người nào được tìm thấy tại đây, khiến các chuyên gia rất bối rối. Những tuyên bố về công cụ bằng đá và quá trình xử lý xương được Giáo sư nhân học Tom Dillehay coi là "bất hợp lý".[51]
Các tuyến di cư
[sửa | sửa mã nguồn]Tuyến nội địa
[sửa | sửa mã nguồn]Các giả thuyết về cuộc di cư sang châu Mỹ đều xoay quanh con đường từ Beringia dẫn vào nội địa Bắc Mỹ. Việc phát hiện ra các đồ tạo tác cùng với di tích động vật từ thế Canh Tân gần Clovis, New Mexico vào đầu những năm 1930 chứng tỏ cuộc định cư Bắc Mỹ chắc chắn phải xảy ra trước cả khi các sông băng đã lan rộng rồi. Điều này dẫn đến giả thuyết về một tuyến di cư xen giữa các dải băng Laurentide và Cordilleran để giải thích cho các chứng tích rất cổ đó. Di chỉ Clovis có các công cụ đồ đá đặc trưng bởi các mũi giáo có khía răng cưa và đầu nhọn được gắn vào một cái cán. Sau này, phức hợp đá đặc trưng bởi công nghệ Clovis Point (Mũi Clovis) đã lan rộng ra khắp Bắc và Nam Mỹ. Sự phát hiện công nghệ phức hợp Clovis lẫn với di tích động vật cuối thế Canh Tân đã dẫn đến suy đoán rằng những thợ săn thú lớn di cư ra khỏi Beringia rồi phân tán khắp châu Mỹ, còn được gọi là lý thuyết Clovis đầu tiên.
Xác định niên đại bằng carbon phóng xạ gần đây của các di chỉ Clovis đã cho ra tuổi từ 11,1 nghìn đến 10,7 nghìn năm 14C BP (13k đến 12,6k năm cal BP), hơi muộn hơn so với các cách tính niên đại cũ.[52] Việc đánh giá lại các niên đại cacbon phóng xạ đã dẫn đến kết luận rằng không ít hơn 11 trong số 22 di chỉ Clovis có niên đại "rất vấn đề" và cần bị bác bỏ, bao gồm cả di chỉ mẫu ở Clovis, New Mexico. Việc xác định niên đại các di chỉ Clovis đã cho phép so sánh niên đại của Clovis với niên đại của các địa điểm khảo cổ khác trên khắp châu Mỹ và niên đại của sự kiện hành lang không băng mở ra. Cả hai đều dẫn đến những thách thức đáng kể đối với lý thuyết Clovis First. Di chỉ Monte Verde miền Nam Chile có niên đại 14,8 nghìn năm BP.[38] Di chỉ Hang động Paisley phía đông Oregon có một mẫu hóa thạch phân người với niên đại 14C là 12,4k năm (14,5k cal năm) BP và mẫu mũi phóng tỏa nhánh có niên đại 14C là 11,3k-11k (13,2k-12,9k cal năm) BP.[53] Các tầng tạo tác tổ hợp đá phi-Clovis và tiền-Clovis đã được phát hiện ở miền đông Bắc Mỹ, mặc dù độ lệch niên đại tối đa chưa được xử lý tốt.[37][49]
Đề xuất liên kết ngữ hệ Dené với ngữ hệ Enisei
[sửa | sửa mã nguồn]Mối quan hệ giữa ngữ hệ Na-Dené của Bắc Mỹ (chẳng hạn như tiếng Navajo và tiếng Apache) và ngữ hệ Enisei của Siberia lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1923, rồi được đào sâu bởi các nhà ngôn học sau này. Một nghiên cứu chi tiết của Edward Vajda xuất bản vào năm 2010[54] đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà ngôn ngữ học, với các bằng chứng khảo cổ học và di truyền học rất thuyết phục.
Truyền thống Tiểu Công cụ vùng Bắc Cực của Alaska và Bắc Cực thuộc Canada có lẽ bắt nguồn từ Đông Siberia khoảng 5.000 năm trước, có kết nối với văn hóa của tộc người Paleo-Eskimo ở Bắc Cực có niên đại 2500 TCN. Nguồn gốc của truyền thống Tiểu Công cụ vùng Bắc Cực có lẽ là chuỗi văn hóa Syalakh-Bel’kachi-Ymyakhtakh ở Đông Siberia, có niên đại từ 6.500 - 2.800 calBP.[55]
Tuyến đường di cư nội địa có tương quan với sự bành trướng của ngữ hệ Na-Dené[54] và nhóm phụ đơn bội (subhaplogroup) X2a vào châu Mỹ sau luồng di cư sớm nhất.[56] Tuy nhiên, một số học giả lại cho rằng tổ tiên của người nói ngôn ngữ Na-Dene miền Tây Bắc Mỹ di cư ven biển bằng thuyền.[57]
Tuyến ven bờ Thái Bình Dương
[sửa | sửa mã nguồn]Giả thuyết di cư duyên hải Thái Bình Dương (tiếng Anh: coastal migration theory) đề xuất rằng con người đến châu Mỹ lần đầu tiên bằng đường thủy, theo các đường bờ biển từ đông bắc Á sang châu Mỹ, ban đầu được đề xuất vào năm 1979 bởi Knute Fladmark như một giải pháp thay thế cho giả thuyết di cư bằng hành lang nội địa đã tan băng giả định.[58] Mô hình này giúp giải thích sự bành trướng nhanh chóng của con người tới các nơi ven biển cực kỳ xa khu vực eo biển Bering, bao gồm các di chỉ như Monte Verde ở miền nam Chile và Taima-Taima ở miền tây Venezuela.
Giả thuyết di cư đường biển (tiếng Anh: marine migration hypothesis) là một biến thể gần giống của giả thuyết di cư duyên hải; sự khác biệt duy nhất là giả thuyết này mặc định rằng thuyền là phương tiện di chuyển chính. Giả định thêm tàu thuyền nhằm bổ sung một thước đo tính linh hoạt cho niên đại di cư ven biển, bởi vì một bờ biển tan băng liên tục (16–15.000 năm đã hiệu chuẩn BP) sẽ không cần thiết trong giả thuyết này nữa: Những người di cư bằng thuyền có thể dễ dàng vượt qua các rào cản băng và định cư ở các refugia rải rác ven biển, trước khi quá trình tan băng của tuyến đường bộ ven biển hoàn tất. Một quần thể nguồn thông thạo hàng hải ở ven biển Đông Á là một phần giả thiết của giả thuyết di cư biển.[26][27]
Một bài báo năm 2007 trên Tạp chí Journal of Island and Coastal Archaeology đề xuất "giả thuyết tuyến đường tảo bẹ", một biến thể của giả thuyết di cư duyên hải dựa trên sự khai thác rừng tảo bẹ dọc phần lớn Vành đai Thái Bình Dương từ Nhật Bản đến Beringia, Tây Bắc Thái Bình Dương đến California, cuối cùng đến tận Bờ biển Andes của Nam Mỹ. Kể từ lúc các đường bờ biển của Alaska và British Columbia tan băng cách đây khoảng 16.000 năm, những khu rừng tảo bẹ này (cùng với các môi trường sống ở cửa sông, rừng ngập mặn và rạn san hô) sẽ cung cấp một hành lang di cư đồng nhất về mặt sinh thái, hoàn toàn ngang mực nước biển và không bị cản trở. Một phân tích ADN của quần sinh thái năm 2016 cho thấy một tuyến đường ven biển hoàn toàn khả thi.[59][60]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Các dòng di cư sớm thời tiền sử
- Danh sách các khu định cư đầu tiên của loài người
- Lịch sử di truyền các dân tộc bản địa châu Mỹ
- Các giả thuyết tiếp xúc viễn dương thời kỳ tiền Colombo
- Lịch sử nhân khẩu các dân tộc bản địa châu Mỹ
Chú thích thuật ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ before present: trước hiện tại, một đơn vị đo niên đại trong khảo cổ và cổ sinh học, lấy mốc là ngày 1 tháng 1 năm 1950 do thời điểm hiện tại luôn thay đổi
- ^ eustatic sea level: khoảng cách từ tâm Trái Đất đến mặt biển
- ^ alpine glacier: hình thành trên đỉnh núi hoặc sườn núi
- ^ piedmont glacier: từ pied nghĩa là chân và mont nghĩa là núi. Đây là kiểu sông băng lan xuống và tỏa ra thành hình chiếc quạt tại chân núi
- ^ cal ở đây viết tắt cho calibration nghĩa là hiệu chỉnh. Thời gian ở đây được hiệu chỉnh bởi xác định niên đại bằng đồng vị cacbon
- ^ refugia: các cộng đồng động thực vật sống sót băng hà và đảm bảo diễn thế sinh thái
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Pringle, Heather (8 tháng 3 năm 2017). “What Happens When an Archaeologist Challenges Mainstream Scientific Thinking?”. Smithsonian.
- ^ Fagan, Brian M. & Durrani, Nadia (2016). World Prehistory: A Brief Introduction. Routledge. tr. 124. ISBN 978-1-317-34244-1.
- ^ a b Goebel, Ted; Waters, Michael R.; O'Rourke, Dennis H. (2008). “The Late Pleistocene dispersal of modern humans in the Americas” (PDF). Science. 319 (5869): 1497–1502. Bibcode:2008Sci...319.1497G. CiteSeerX 10.1.1.398.9315. doi:10.1126/science.1153569. PMID 18339930. S2CID 36149744. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ Zimmer, Carl (3 tháng 1 năm 2018). “In the Bones of a Buried Child, Signs of a Massive Human Migration to the Americas”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2018.
- ^ Moreno-Mayar, JV; Potter, BA; Vinner, L; và đồng nghiệp (2018). “Terminal Pleistocene Alaskan genome reveals first founding population of Native Americans” (PDF). Nature. 553 (7687): 203–207. Bibcode:2018Natur.553..203M. doi:10.1038/nature25173. PMID 29323294. S2CID 4454580.
- ^ Waguespack, Nicole (2012). “Early Paleoindians, from Colonization to Folsom”. Trong Timothy R. Pauketat (biên tập). The Oxford Handbook of North American Archaeology. Oxford University Press. tr. 86–95. ISBN 978-0-19-538011-8.
- ^ Kornfeld, Marcel & Politis, Gustavo G. (2014). “Into the Americas: The Earliest Hunter-Gatherers in an Empty Continent”. Trong Vicki Cummings; Peter Jordan & Marek Zvelebil (biên tập). The Oxford Handbook of the Archaeology and Anthropology of Hunter-Gatherers. Oxford University Press. tr. 406. ISBN 978-0-19-102526-6.
- ^ Ash, Patricia J. & Robinson, David J. (2011). The Emergence of Humans: An Exploration of the Evolutionary Timeline. John Wiley & Sons. tr. 289. ISBN 978-1-119-96424-7.
- ^ Roberts, Alice (2010). The Incredible Human Journey. A&C Black. tr. 101–103. ISBN 978-1-4088-1091-0.
- ^ Ardelean, Ciprian F.; Becerra-Valdivia, Lorena; Pedersen, Mikkel Winther; Schwenninger, Jean-Luc; Oviatt, Charles G.; Macías-Quintero, Juan I.; Arroyo-Cabrales, Joaquin; Sikora, Martin; Ocampo-Díaz, Yam Zul E.; Rubio-Cisneros, Igor I.; Watling, Jennifer G.; De Medeiros, Vanda B.; De Oliveira, Paulo E.; Barba-Pingarón, Luis; Ortiz-Butrón, Agustín; Blancas-Vázquez, Jorge; Rivera-González, Irán; Solís-Rosales, Corina; Rodríguez-Ceja, María; Gandy, Devlin A.; Navarro-Gutierrez, Zamara; de la Rosa-Díaz, Jesús J.; Huerta-Arellano, Vladimir; Marroquín-Fernández, Marco B.; Martínez-Riojas, L. Martin; López-Jiménez, Alejandro; Higham, Thomas; Willerslev, Eske (2020). “Evidence of human occupation in Mexico around the Last Glacial Maximum”. Nature. 584 (7819): 87–92. Bibcode:2020Natur.584...87A. doi:10.1038/s41586-020-2509-0. PMID 32699412. S2CID 220697089.
- ^ Becerra-Valdivia, Lorena; Higham, Thomas (2020). “The timing and effect of the earliest human arrivals in North America”. Nature. 584 (7819): 93–97. Bibcode:2020Natur.584...93B. doi:10.1038/s41586-020-2491-6. PMID 32699413. S2CID 220715918.
- ^ Gruhn, Ruth (22 tháng 7 năm 2020). “Evidence grows that peopling of the Americas began more than 20,000 years ago”. Nature. 584 (7819): 47–48. Bibcode:2020Natur.584...47G. doi:10.1038/d41586-020-02137-3. PMID 32699366. S2CID 220717778.
- ^ Somerville, Andrew D.; Casar, Isabel; Arroyo-Cabrales, Joaquín (2021). “New AMS Radiocarbon Ages from the Preceramic Levels of Coxcatlan Cave, Puebla, Mexico: A Pleistocene Occupation of the Tehuacan Valley?”. Latin American Antiquity. 32 (3): 612–626. doi:10.1017/laq.2021.26.
- ^ a b c d e f g Brigham-Grette, Julie; Lozhkin, Anatoly V.; Anderson, Patricia M. & Glushkova, Olga Y. (2004). “Paleoenvironmental Conditions in West Beringia Before the Last Glacial Maximum”. Trong D.B. Madsen (biên tập). Entering America: Northeast Asia and Beringia Before the Last Glacial Maximum. University of Utah Press. ISBN 978-0-87480-786-8.
- ^ a b c d e Jackson, Lionel E., Jr. & Wilson, Michael C. (tháng 2 năm 2004). “The Ice-Free Corridor Revisited”. Geotimes. American Geological Institute.
- ^ a b c d Jackson, L.E. Jr.; Phillips, F.M.; Shimamura, K. & Little, E.C. (1997). “Cosmogenic 36Cl dating of the Foothills Erratics train, Alberta, Canada”. Geology. 25 (3): 195–198. Bibcode:1997Geo....25..195J. doi:10.1130/0091-7613(1997)025<0195:ccdotf>2.3.co;2.
- ^ a b c d e f g h i Mandryk, Carole A.S.; Josenhans, Heiner; Fedje, Daryl W. & Mathewes, Rolf W. (tháng 1 năm 2001). “Late Quaternary paleoenvironments of Northwestern North America: implications for inland versus coastal migration routes”. Quaternary Science Reviews. 20 (1): 301–314. Bibcode:2001QSRv...20..301M. doi:10.1016/s0277-3791(00)00115-3.
- ^ a b Dyke, A.S.; Moore, A. & Robertson, L. (2003). Deglaciation of North America (Bản báo cáo). Open File 1574. Geological Survey of Canada. doi:10.4095/214399.
- ^ a b Booth, Derek B.; Troost, Kathy Goetz; Clague, John J. & Waitt, Richard B. (2003). “The Cordilleran Ice Sheet”. The Quaternary Period in the United States. Developments in Quaternary Sciences. 1. tr. 17–43. doi:10.1016/S1571-0866(03)01002-9. ISBN 978-0-4445-1470-7.
- ^ a b Blaise, B.; Clague, J.J. & Mathewes, R.W. (1990). “Time of maximum Late Wisconsin glaciation, west coast of Canada”. Quaternary Research. 34 (3): 282–295. Bibcode:1990QuRes..34..282B. doi:10.1016/0033-5894(90)90041-i.
- ^ Misarti, Nicole; Finney, Bruce P.; Jordan, James W.; và đồng nghiệp (10 tháng 8 năm 2012). “Early retreat of the Alaska Peninsula Glacier Complex and the implications for coastal migrations of First Americans”. Quaternary Science Reviews. 48: 1–6. Bibcode:2012QSRv...48....1M. doi:10.1016/j.quascirev.2012.05.014.
- ^ a b c d e Clague, John J.; Mathewes, Rolf W. & Ager, Thomas A. (2004). “Environments of Northwestern North America before the Last Glacial Maximum”. Trong D.B. Madsen (biên tập). Entering America: Northeast Asia and Beringia Before the Last Glacial Maximum. University of Utah Press. ISBN 978-0-87480-786-8.
- ^ a b c d Vasil'ev, Sergey A.; Kuzmin, Yaroslav V.; Orlova, Lyubov A. & Dementiev, Vyacheslav N. (2002). “Radiocarbon-based chronology of the Paleolithic in Siberia and its relevance to the peopling of the New World”. Radiocarbon. 44 (2): 503–530. doi:10.1017/s0033822200031878.
- ^ Graf, Kelly E. (2009). “Modern human colonization of the mammoth steppe: a view from south-central Siberia” (PDF). Trong Marta Camps; Parth Chauhan (biên tập). Sourcebook of Paleolithic Transitions. Springer. tr. 479–501. doi:10.1007/978-0-387-76487-0_32. ISBN 978-0-387-76478-8.
- ^ a b c d e Fedje, Daryl W.; Mackie, Quentin; Dixon, E. James & Heaton, Timothy H. (2004). “Late Wisconsin Environment and Archaeological Visibility along the Northern Northwest Coast”. Trong D.B. Madsen (biên tập). Entering America: Northeast Asia and Beringia Before the Last Glacial Maximum. University of Utah Press. ISBN 978-0-87480-786-8.
- ^ a b Erlandson, Jon M. & Braje, Todd J. (2011). “From Asia to the Americas by boat? Paleogeography, paleoecology, and stemmed points of the northwest Pacific”. Quaternary International. 239 (1–2): 28–37. Bibcode:2011QuInt.239...28E. doi:10.1016/j.quaint.2011.02.030.
- ^ a b c Erlandson, Jon M.; Graham, Michael H.; Bourque, Bruce J.; và đồng nghiệp (2007). “The Kelp highway hypothesis: marine ecology, the coastal migration theory, and the peopling of the Americas”. The Journal of Island and Coastal Archaeology. 2 (2): 161–174. doi:10.1080/15564890701628612. S2CID 140188874.
- ^ a b Vachula, R.S.; Huang, Y.; Russell, J. M.; và đồng nghiệp (20 tháng 5 năm 2020). “Sedimentary biomarkers reaffirm human impacts on northern Beringian ecosystems during the Last Glacial period”. Boreas. 49 (3): 514–525. doi:10.1111/bor.12449.
- ^ a b Vachula, R.S.; Huang, Y.; Longo, W. M.; và đồng nghiệp (13 tháng 12 năm 2018). “Evidence of Ice Age humans in eastern Beringia suggests early migration to North America”. Quaternary Science Reviews. 205: 35–44. doi:10.1016/j.quascirev.2018.12.003.
- ^ White, Phillip M. (2006). American Indian chronology: chronologies of the American mosaic. Greenwood. tr. 1. ISBN 978-0-313-33820-5.
- ^ a b c Wells, Spencer & Read, Mark (2002). The Journey of Man - A Genetic Odyssey. Random House. tr. 138–140. ISBN 978-0-8129-7146-0.
- ^ Lovgren, Stefan (13 tháng 3 năm 2008). “Americas Settled 15,000 Years Ago, Study Says”. National Geographic.
- ^ Bonatto, Sandro L. & Salzano, Francisco M. (1997). “A single and early migration for the peopling of the Americas supported by mitochondrial DNA sequence data”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 94 (5): 1866–1871. Bibcode:1997PNAS...94.1866B. doi:10.1073/pnas.94.5.1866. PMC 20009. PMID 9050871.
- ^ a b Cinq-Mars, J. (1979). “Bluefish Cave 1: A Late Pleistocene Eastern Beringian Cave Deposit in the Northern Yukon”. Canadian Journal of Archaeology (3): 1–32. JSTOR 41102194.
- ^ a b Bonnichsen, Robson (1978). “Critical arguments for Pleistocene artifacts from the Old Crow basin, Yukon: a preliminary statement”. Trong Alan L. Bryan (biên tập). Early Man in America from a Circum-Pacific Perspective. Occasional Papers No. 1. Edmonton: Archaeological Researches International Department of Anthropology, Đại học Alberta. tr. 102–118. ISBN 9780888649997.
- ^ a b Oppenheimer, Stephen. “Journey of mankind”. Bradshaw Foundation.
- ^ a b c Goodyear, Albert C. (2005). “Evidence of Pre-Clovis sites in the eastern United States”. Trong Robson Bonnichsen; và đồng nghiệp (biên tập). Paleoamerican Origins: Beyond Clovis. Peopling of the Americas. Center for the Study of the First Americans, Texas A&M University. tr. 103–112. ISBN 978-1-60344-812-3.
- ^ a b c Dillehay, Thomas (2000). The Settlement of the Americas: A New Prehistory. New York: Basic Books. ISBN 978-0-465-07669-7.
- ^ Kaplan, Sarah (24 tháng 10 năm 2018). “Continent's oldest spear points provide new clues about the first Americans”. Washington Post.
- ^ Pedersen, Mikkel W.; Ruter, Anthony; Schweger, Charles; và đồng nghiệp (10 tháng 8 năm 2016). “Postglacial viability and colonization in North America's ice-free corridor”. Nature. 537 (7618): 45–49. Bibcode:2016Natur.537...45P. doi:10.1038/nature19085. PMID 27509852. S2CID 4450936.
- ^ Chung, Emily (10 tháng 8 năm 2016). “Popular theory on how humans populated North America can't be right, study shows: Ice-free corridor through Alberta, B.C. not usable by humans until after Clovis people arrived”. CBC News. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
- ^ Morlan, Richard E. (4 tháng 3 năm 2015). “Old Crow Basin”. The Canadian Encyclopedia. Historica Canada.
- ^ Bryant, Vaughn M., Jr. (1998). “Pre-Clovis”. Trong Guy Gibbon; và đồng nghiệp (biên tập). Archaeology of Prehistoric Native America: An Encyclopedia. Garland reference library of the humanities. 1537. tr. 682–683. ISBN 978-0-8153-0725-9.
- ^ Handwerk, Brian (22 tháng 7 năm 2020). “Discovery in Mexican Cave May Drastically Change the Known Timeline of Humans' Arrival to the Americas”. Smithsonian Magazine (bằng tiếng Anh).
- ^ Santos, G.M; Bird, M.I; Parenti, F.; và đồng nghiệp (2003). “A revised chronology of the lowest occupation layer of Pedra Furada Rock Shelter, Piauı́, Brazil: The Pleistocene peopling of the Americas”. Quaternary Science Reviews. 22 (21–22): 2303–2310. Bibcode:2003QSRv...22.2303S. doi:10.1016/S0277-3791(03)00205-1.
- ^ van Vark, G.N.; Kuizenga, D. & Williams, F.L. (tháng 6 năm 2003). “Kennewick and Luzia: lessons from the European Upper Paleolithic”. American Journal of Physical Anthropology. 121 (2): 181–184, discussion 185–188. doi:10.1002/ajpa.10176. PMID 12740961.
• Fiedel, Stuart J. (2004). “The Kennewick Follies: 'New' Theories about the Peopling of the Americas”. Journal of Anthropological Research. 60 (1): 75–110. doi:10.1086/jar.60.1.3631009. JSTOR 3631009. S2CID 163722475.
• González-José, R.; Bortolini, M.C.; Santos, F.R. & Bonatto, S.L. (tháng 10 năm 2008). “The peopling of America: craniofacial shape variation on a continental scale and its interpretation from an interdisciplinary view”. American Journal of Physical Anthropology. 137 (2): 175–187. doi:10.1002/ajpa.20854. PMID 18481303. S2CID 32748672. - ^ Moreno-Mayar, J. Víctor; Vinner, Lasse; de Barros Damgaard, Peter; de la Fuente, Constanza; và đồng nghiệp (7 tháng 12 năm 2018). “Early human dispersals within the Americas”. Science. 362 (6419): eaav2621. Bibcode:2018Sci...362.2621M. doi:10.1126/science.aav2621. PMID 30409807.
- ^ Posth, Cosimo; Nakatsuka, Nathan; Lazaridis, Iosif; Skoglund, Pontus; và đồng nghiệp (15 tháng 11 năm 2018). “Reconstructing the Deep Population History of Central and South America”. Cell (bằng tiếng Anh). 175 (5): 1185–1197.e22. doi:10.1016/j.cell.2018.10.027. ISSN 0092-8674. PMC 6327247. PMID 30415837.
- ^ a b Adovasio, J. M; Donahue, J. & Stuckenrath, R. (1990). “The Meadowcroft Rockshelter Rasdiocarbon Chronology 1975–1990”. American Antiquity. 55 (2): 348–354. doi:10.2307/281652. JSTOR 281652.
• Hirst, K. Kris (23 tháng 10 năm 2017). “What Does cal BP Mean?”. Thoughtco.com. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2018. - ^ Holen, Steven R.; Deméré, Thomas A.; Fisher, Daniel C.; và đồng nghiệp (2017). “A 130,000-year-old archaeological site in southern California, USA”. Nature. 544 (7651): 479–483. Bibcode:2017Natur.544..479H. doi:10.1038/nature22065. PMID 28447646.
- ^ Rincon, Paul (26 tháng 4 năm 2017). “First Americans claim sparks controversy”. BBC News. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2017.
Michael R. Waters commented that "To demonstrate such early occupation of the Americas requires the presence of unequivocal stone artifacts. There are no unequivocal stone tools associated with the bones... this site is likely just an interesting paleontological locality." Chris Stringer said that "extraordinary claims require extraordinary evidence – each aspect requires the strongest scrutiny," adding that "High and concentrated forces must have been required to smash the thickest mastodon bones, and the low energy depositional environment seemingly provides no obvious alternative to humans using the heavy cobbles found with the bones.
- ^ Waters, Michael R. & Stafford, Thomas W. (23 tháng 2 năm 2007). “Redefining the age of Clovis: implications for the peopling of the Americas”. Science. 315 (5815): 1122–1126. Bibcode:2007Sci...315.1122W. doi:10.1126/science.1137166. PMID 17322060. S2CID 23205379.
- ^ Jenkins, Dennis L.; Davis, Loren G.; Stafford, Thomas W., Jr; và đồng nghiệp (13 tháng 7 năm 2012). “Clovis Age Western Stemmed Projectile Points and Human Coprolites at the Paisley Caves”. Science. 337 (6091): 223–228. Bibcode:2012Sci...337..223J. doi:10.1126/science.1218443. PMID 22798611. S2CID 40706795.
- ^ a b Vajda, Edward J. (18 tháng 4 năm 2017). “Dene-Yeniseian”. Oxford Bibliographies Online. doi:10.1093/OBO/9780199772810-0064.
- ^ Flegontov, Pavel; Altınışık, N. Ezgi; Changmai, Piya; và đồng nghiệp (13 tháng 10 năm 2017). “Paleo-Eskimo genetic legacy across North America”. bioRxiv. doi:10.1101/203018. hdl:21.11116/0000-0004-5D08-C. S2CID 90288469.
• Flegontov, Pavel; Altınışık, N. Ezgi; Changmai, Piya; và đồng nghiệp (5 tháng 6 năm 2019). “Palaeo-Eskimo genetic ancestry and the peopling of Chukotka and North America” (PDF). Nature. 570 (7760): 236–240. Bibcode:2019Natur.570..236F. doi:10.1038/s41586-019-1251-y. ISSN 0028-0836. PMC 6942545. PMID 31168094. - ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênPeregoetal2009
- ^ Handwerk, Brian (12 tháng 2 năm 2010). “Face of Ancient Human Drawn From Hair's DNA; Genome paints picture of man from extinct Greenland culture”. National Geographic News.
- ^ Fladmark, Knute R. (tháng 1 năm 1979). “Routes: alternate migration corridors for early man in North America”. American Antiquity. 44 (1): 55–69. doi:10.2307/279189. JSTOR 279189.
- ^ Callaway, Ewen (11 tháng 8 năm 2016). “Plant and animal DNA suggests first Americans took the coastal route”. Nature. 536 (7615): 138. Bibcode:2016Natur.536..138C. doi:10.1038/536138a. PMID 27510205.
- ^ Summer, Thomas (10 tháng 8 năm 2016). “Humans may have taken different path into Americas than thought Arctic passage wouldn't have provided enough food for the earliest Americans' journey”. Science News.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Bradley, Bruce & Stanford, Dennis J. (2004). “The North Atlantic ice-edge corridor: a possible Palaeolithic route to the New World”. World Archaeology. 36 (4): 459–478. CiteSeerX 10.1.1.694.6801. doi:10.1080/0043824042000303656. S2CID 161534521.
- Bradley, Bruce & Stanford, Dennis J. (2006). “The Solutrean-Clovis connection: reply to Straus, Meltzer and Goebel”. World Archaeology. 38 (4): 704–714. doi:10.1080/00438240601022001. JSTOR 40024066. S2CID 162205534.
- Stanford, Dennis J.; Bradley, Bruce (2012). Pre-Clovis First Americans: The Origin of America's Clovis Culture. University of California Press. ISBN 978-0-520-22783-5.
- Stanford, Dennis J. & Bradley, Bruce A. (2013). Across Atlantic Ice: The Origin of America's Clovis Culture. University of California Press. ISBN 978-0-520-27578-2.
- Dixon, E. James (1993). Quest for the Origins of the First Americans. University of New Mexico. ISBN 978-0-8263-1406-2.
- Dixon, E. James (1999). Bones, Boats & Bison: Archeology and the First Colonization of Western North America. University of New Mexico Press. ISBN 978-0-8263-2138-1.
- Erlandson, Jon M. (2013). Early Hunter-Gatherers of the California Coast. Springer Science & Business Media. ISBN 978-1-4757-5042-3.
- Erlandson, Jon M. (2001). “The Archaeology of Aquatic Adaptations: Paradigms for a New Millennium”. Journal of Archaeological Research. 9 (4): 287–350. doi:10.1023/a:1013062712695. S2CID 11120840.
- Erlandson, Jon M. (2002). “Anatomically modern humans, maritime voyaging, and the Pleistocene colonization of the Americas”. Trong Nina G. Jablonski (biên tập). The First Americans: The Pleistocene Colonization of the New World. California Academy of Sciences. tr. 59–92. ISBN 978-0-940228-50-4.
- Erlandson, Jon. M.; Graham, M. H.; Bourque, Bruce J.; và đồng nghiệp (30 tháng 10 năm 2007). “The Kelp Highway Hypothesis: Marine Ecology, The Coastal Migration Theory, and the Peopling of the Americas”. Journal of Island and Coastal Archaeology. 2 (2): 161–174. doi:10.1080/15564890701628612. S2CID 140188874.
- Eshleman, Jason A.; Malhi, Ripan S. & Glenn Smith, David (2003). “Mitochondrial DNA Studies of Native Americans: Conceptions and Misconceptions of the Population Prehistory of the Americas”. Evolutionary Anthropology. 12 (1): 7–18. doi:10.1002/evan.10048. S2CID 17049337.
- Fedje, Daryl W. & Christensen, Tina (tháng 10 năm 1999). “Modeling Paleoshorelines and Locating Early Holocene Coastal Sites in Haida Gwaii”. American Antiquity. 64 (4): 635–652. doi:10.2307/2694209. JSTOR 2694209.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
- Greenman, E.F. (tháng 2 năm 1963). “The Upper Palaeolithic and the New World”. Current Anthropology. 4 (1): 41–66. doi:10.1086/200337. JSTOR 2739818. S2CID 144250630.
- Hey, Jody (25 tháng 5 năm 2005). “On the Number of New World Founders: A Population Genetic Portrait of the Peopling of the Americas”. PLOS Biology. 3 (6): e193. doi:10.1371/journal.pbio.0030193. PMC 1131883. PMID 15898833.
- Jablonski, Nina G. (2002). The First Americans: The Pleistocene Colonization of the New World. California Academy of Sciences. ISBN 978-0-940228-50-4.
- Jones, Peter N. (2005). Respect for the Ancestors: American Indian Cultural Affiliation in the American West. Bauu Institute. ISBN 978-0-9721349-2-7.
- Korotayev, Andrey; Berezkin, Yuri E.; Borinskaya, Svetlana A.; Davletshin, Albert I.; Khaltourina, Daria A. (2017). “Which genes and myths did the different waves of the peopling of Americas bring to the New World?”. Trong Leonid E. Grinin; Andrey V. Korotayev; Yuri E. Berezkin (biên tập). History and Mathematics: Economy, Demography, Culture, and Cosmic Civilizations. tr. 9–77. ISBN 978-5-7057-5247-8.
- Lauber, Patricia (2003). Who Came First: New Clues to Prehistoric Americans. National Geographic Soc Childrens books. ISBN 978-0-7922-8228-0.
- Matson, R. G. & Coupland, Gary (2016). The Prehistory of the Northwest Coast. Taylor & Francis. ISBN 978-1-315-41739-4.
- Meltzer, David J. (2009). First Peoples in a New World: Colonizing Ice Age America. University of California Press. ISBN 978-0-520-94315-5.
- Snow, Dean R. (1996). “The First Americans and the Differentiation of Hunter-Gatherer Cultures”. Trong Bruce G. Trigger; Wilcomb E. Washburn (biên tập). The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas: North America. 1: Part 1. Cambridge University Press. tr. 125–199. ISBN 978-0-521-57392-4.
- Wells, Spencer (2002). The Journey of Man: A Genetic Odyssey. Princeton University Press. ISBN 0-691-11532-X.