Bước tới nội dung

Cryptochiton stelleri

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cryptochiton stelleri
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Mollusca
Lớp (class)Polyplacophora
Bộ (ordo)Neoloricata
Họ (familia)Acanthochitonidae
Chi (genus)Cryptochiton
Loài (species)C. stelleri
Danh pháp hai phần
Cryptochiton stelleri
(von Middendorff, 1847)
Danh pháp đồng nghĩa [1]
  • Chiton stelleri von Middendorf, 1847

Cryptochiton stelleri là loài lớn nhất lớp Polyplacophora, đạt đến chiều dài 36 cm (14 in) và nặng hơn 2 kg (4,4 lb). Nó được tìm thấy dọc theo các bờ biển miền bắc Thái Bình Dương từ Trung California đến Alaska, qua quần đảo Aleut đến bán đảo Kamchatka và về phía nam đến Nhật Bản.[2][3] Nó sinh sống ở vùng gian triều và cận triều tại những bãi biển gồ ghề sỏi đá.

Như các loài cùng lớp, đây là một loài động vật thân mềm có tám miếng vỏ giáp nằm dọc theo phần lưng. Nhưng không như nhiều loài khác, vỏ của C. stelleri hoàn toàn bị che khuất dưới lớp da, mà thường có màu nâu đỏ, nâu, hay đôi khi cả cam.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh pháp khoa học Cryptochiton stelleri có nghĩa ốc song kinh được che giấu của Steller. "Steller" là nhà động vật học người Đức thế kỷ 18 Georg Wilhelm Steller, người đã mô tả nhiều động vật miền duyên hải bắc Thái Bình Dương. "Được che giấu" xuất phát từ việc tám mảnh vỏ được "giấu" dưới da.[4] Nhiều danh pháp khoa học cho các loài ốc song kinh xuất phát từ bề ngoài hoặc đặc điểm của vỏ.[5]

Mô tả và vòng đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Mặt dưới của một con Cryptochiton stelleri còn sống.

Mặt dưới C. stelleri có màu vàng hoặc cam và bao gồm một chân lớn tương tự các động vật thân mềm khác như ốc sên, với mang nằm trên một rãnh cạnh rìa ngoài của chân.[3] Chúng thường bám trên đá, di chuyển chậm chạp để tìm thức ăn là tảo, thứ mà chúng cạo ra từ đá nhờ một "radula" có thể co rụt, được bao phủ những hàng răng bịt magnetit. Chúng còn ăn rau diếp biểntảo bẹ khổng lồ. Là một loài sống về đêm, C. stelleri thường chỉ kiếm ăn trong đêm và tìm chỗ lẫn trốn vào ban ngày – dù vào những ngày nhiều sương chúng hay xuất hiện trong các vũng thủy triều hay bò trên đá.[6]

Loài này có thể sống đến 40 năm. Chúng có ít kẻ thù tự nhiên, phổ biến nhất nhất là Ocenebra lurida – dù kẻ thù này cũng chỉ có thể ăn phần da ngoài. Có thể xem O. lurida là thiên dịch duy nhất của C. stelleri,[7] dù sao biển Pisaster ochraceus,[8] vài loài bạch tuộc,[8]rái cả biển cũng là các kẻ thù tiềm năng.[9]

Người ta đã quan sát thấy nhiều động vật nhỏ sống trong mang của C. stelleri; mối quan hệ này được xem là mang tính hội sinh: không có lợi cũng không có hại. Một nhà nghiên cứu nhân thấy rằng một phần bốn số cá thể C. stelleri mang trên mình Arctonoe vittata, một loài giun đốt vàng nhạt đạt chiều dài đến 10 cm (3,9 in).[2] Opisthopus transversus, một loài cua nhỏ, đôi khi cũng xuất hiện trong mang.[2]

Quan hệ với con người

[sửa | sửa mã nguồn]
Cua ẩn sĩTegula funebralis trên một con Cryptochiton stelleri đã chết, trong một vũng thủy triềuCalifornia.

Thịt C. stelleri ăn được. Các thổ dân châu Mỹ, và người Nga tại đông nam Alaska dùng nó như một người thức ăn.[6] Tuy vậy, chúng thường bị xem là không ngon vì thịt nó quá dai.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sheldon, Ian (1988). Seashore of the Pacific Northwest. Lone Pine Publishing. ISBN 1-55105-161-3. p. 92
  • Gumboot chiton, From the Monterey Bay Aquarium Online Field Guide.
  • Taxonomic data Lưu trữ 2011-10-20 tại Archive.today from ITIS, the Integrated Taxonomic Information System.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bruce Marshall & Enrico Schwabe (2015). Cryptochiton stelleri (Middendorff, 1847)”. Cơ sở dữ liệu sinh vật biển.
  2. ^ a b c Ricketts, Calvin & Hedgepeth (1992), tr. 105
  3. ^ a b Cowles, Dave (2005). Cryptochiton stelleri. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2017.
  4. ^ BioMEDIA's Gumboot Chiton page
  5. ^ Lichen (2001), tr. 102
  6. ^ a b Ricketts, Calvin & Hedgepeth (1992), tr. 103
  7. ^ Monterey Bay Aquarium
  8. ^ a b Cryptochiton stelleri. The Race Rocks Taxonomy. Race Rocks Ecological Preserve. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2017.
  9. ^ Perrin, Würsig & Thewissen (2002), tr. 847

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]