Bước tới nội dung

Clio

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Clio
Nữ thần của lịch sử và việc chơi đàn lia
Thành viên của Muse (các nàng thơ)
Tượng Clio do Albert Wolff điêu khắc ở Berlin
Cha mẹZeusMnemosyne
Bản in tranh Clio, thực hiện vào thế kỷ 16–17. Lưu trữ tại thư viện đại học Ghent.[1]

Trong thần thoại Hy Lạp, Clio (tiếng Hy Lạp: Κλειώ, còn được viết là Kleio),[2] là một nàng thơ của lịch sử[3] hay nàng thơ của việc chơi đàn lia như trong một số dị bản thần thoại.[4]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của Clio có nguồn gốc từ nguyên gốc Hy Lạp κλέω/κλείω (có nghĩa là "kể lại", "làm nổi tiếng" hoặc "để kỷ niệm").[5][6][7] Chuyển sang ký tự Latinh kiểu cũ của tên này là Clio,[8] nhưng một số hệ thống hiện đại như hệ thống Thư viện Quốc hội - Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ sử dụng chữ cái K cho ký tự kappa gốc của tiếng Hy Lạp, và ei để thể hiện nguyên âm đôi ει (epsilon iota), do đó có cách viết Kleio.

Clio, đôi khi được gọi là "Người tuyên bố", thường được miêu tả cầm một cuộn giấy da, một cuốn sách mở hoặc một bảng viết chữ.

Thần thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như tất cả các nàng muse khác, Clio là con gái của thần Zeustitan Mnemosyne, nữ thần trí nhớ. Cùng với các chị em gái của mình, nàng được cho là sống ở núi Helicon hoặc núi Parnassos.[3] Địa điểm khác mà các nàng muse hay xuất hiện là Pieria ở Thessaly, gần đỉnh Olympus.[4]

Nàng có một con trai là Hyacinth với một trong số các vị vua tùy theo từng câu chuyện thần thoại khác nhauː với vua Pierus hoặc vua Oebalus của Sparta, hoặc với vua Amyclas,[9][10] tổ tiên của người Amyclae, cư dân của Sparta. Một số nguồn cho rằng nàng cũng là mẹ của Hymenaios. Các chuyện khác ghi rằng nàng là mẹ của Linus, một nhà thơ đã được chôn cất tại Argos, mặc dù Linus có một số cha mẹ khác nhau tùy thuộc vào câu chuyện thần thoại, trong một số câu chuyện Linus là con trai của chị em của Clio là Urania hoặc Calliope.[11]

Thư viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Clio”. lib.ugent.be. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ Harvey, Paul (1984). “Clio/Kleio”. The Oxford Companion to Classical Literature . Oxford: Oxford University Press. tr. 110. ISBN 0-19-281490-7.
  3. ^ a b Leeming, David (2005). “Muses”. The Oxford Companion to World Mythology. Oxford University Press. tr. 274. ISBN 978-0-19-515669-0.
  4. ^ a b Morford, Mark P. O.; Lenardon, Robert J. (1971). Classical Mythology. New York: David McKay Company. tr. 56–57. ISBN 0-679-30028-7.
  5. ^ D. S. Levene, Damien P. Nelis (2002). Clio and the Poets: Augustan Poetry and the Traditions of Ancient Historiography. Brill Academic Publishers. ISBN 90-04-11782-2.
  6. ^ Κλειώ. Liddell, Henry George; Scott, Robert; A Greek–English Lexicon at the Perseus Project
  7. ^ κλειώ. Liddell, Henry George; Scott, Robert; A Greek–English Lexicon at the Perseus Project
  8. ^ Lewis and Short, A Latin Dictionary: Founded on Andrews' Edition of Freund's Latin Dictionary: Revised, Enlarged, and in Great Part Rewritten by Charlton T. Lewis, Ph.D. and Charles Short, LL.D. The Clarendon Press, Oxford, 1879, s.v.
  9. ^ Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca 3.10.3
  10. ^ Pausanias, Graeciae Descriptio 3.1.3 & 3.19.4
  11. ^ Graves, Robert (1960). The Greek Myths. 2 . London: Penguin. tr. 212–213.