Bước tới nội dung

Chi Nho

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chi Nho
Khoảng thời gian tồn tại: 60–0 triệu năm trước đây Thế Paleocen - Gần đây
Một chùm nho
Phân loại khoa học e
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Vitales
Họ: Vitaceae
Phân họ: Vitoideae
Chi: Vitis
L.[1]
Loài điển hình
Vitis vinifera
L., 1753
Các loài[2][3][4]

Chi Nho (danh pháp khoa học: Vitis) là một chi thực vật có hoa trong họ Nho.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện có rất nhiều loài nho đang tồn tại, bao gồm 2 phân chi Muscadinia và Vitis:

  • Vitis vinifera, loài nho dùng để sản xuất rượu vang ở châu Âu. Có nguồn gốc ở châu Âu lục địa.
  • Vitis labrusca, loài nho dùng để ăn tươi và sản xuất nước nho tại Bắc Mỹ, đôi khi cũng dùng để sản xuất rượu vang. Có nguồn gốc ở miền đông Hoa KỳCanada.
  • Vitis riparia, loài nho hoang dại ở Bắc Mỹ, đôi khi được dùng sản xuất rượu vang hay làm mứt. Có nguồn gốc ở miền đông Hoa Kỳ, kéo dài về phía bắc tới Quebec.
  • Vitis rotundifolia, nho muxcat hay nho xạ, được sử dụng làm mứt và rượu vang. Có nguồn gốc ở miền đông nam Hoa Kỳ, từ Delaware tới vịnh Mexico.
  • Vitis aestivalis, giống Norton (AKA Cynthiana) được dùng để sản xuất rượu vang.
  • Vitis lincecumii (còn gọi là Vitis aestivalis hay Vitis lincecumii), Vitis berlandieri (còn gọi là Vitis cinerea thứ helleri), Vitis cinerea, Vitis rupestris: Được sử dụng để lai ghép nhằm tạo ra các giống nho chống chịu bệnh, dưới dạng thân ghép (thân rễ).
  • Vitis arizonica, một loài nho vùng sa mạc ở miền tây nam Hoa Kỳ, chịu được sự chênh lệch nhiệt độ lớn. Có thể dùng sản xuất rượu vang.
  • Vitis californica, một loài nho quan trọng đối với công nghiệp sản xuất rượu vang của California vì các thân ghép của chúng có khả năng chịu dịch bệnh và thời tiết lạnh. Có nguồn gốc ở CaliforniaOregon.
  • Vitis vulpina, loài nho chịu sương muối. Có nguồn gốc ở vùng Trung Tây nước Mỹ kéo dài về phía đông tới vùng bờ biển thuộc bang New York.

Hiện nay, người ta đã tạo ra nhiều giống nho để trồng; chủ yếu là các giống của V. vinifera.

Các loài nho lai ghép cũng tồn tại, chủ yếu là lai ghép giữa V. vinifera và một trong các thứ (biến chủng) của V. labrusca, V. riparia hay V. aestivalis. Các giống lai ghép có xu hướng ít nhạy cảm với sương muối và dịch bệnh (đáng chú ý là các loài rệp hại rễ nho), nhưng rượu vang sản xuất từ chúng có thể có mùi vị chua đặc trưng của labrusca.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “PLANTS Profile for Vitis (grape)”. USDA. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ GRIN. “Species in GRIN for genus Vitis. Taxonomy for Plants. National Germplasm Resources Laboratory, Beltsville, Maryland: USDA, ARS, National Genetic Resources Program. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2010.
  3. ^  V. kelungensis, V. yeshanensis Ahmet Güner; =Gábor Gyulai; Zoltán Tóth; Gülsüm Asena Başlı; Zoltán Szabó; Ferenc Gyulai; András Bittsánszky; Luther Waters Jr.; László Heszky (2008). “Grape (Vitis vinifera) seeds from Antiquity and the Middle Ages Excavated in Hungary - LM and SEM analysis” (PDF). Anadolu Univ J Sci Technol. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]