Cổng thông tin:Thiên nhiên/Sách đỏ/Lưu trữ
Giao diện
Dodo (danh pháp khoa học: Raphus cucullatus) là một loài chim không biết bay đặc hữu của đảo Mauritius ở phía đông Madagascar, Ấn Độ Dương. Dodo cùng với họ hàng gần nhất của chúng là loài Pezophaps solitaria tạo nên phân họ Raphinae của họ Columbidae và cả hai đều đã tuyệt chủng.
Đại bàng Haast (danh pháp khoa học: Harpagornis moorei) là một loài đại bàng khổng lồ thuộc họ Ưng đã từng sống trên đảo Nam của New Zealand. Đây là loài đại bàng lớn nhất được biết đến. Con mồi của nó bao gồm chủ yếu là các loài chim bay khổng lồ, đã không thể bảo vệ mình khỏi các lực tấn công và tốc độ của những con đại bàng, vào các thời điểm đạt 80 km/h.
Chuột núi Lào (danh pháp khoa học: Laonastes aenigmamus) là loài gặm nhấm sống ở miền Khammuane của Lào. Loài này được miêu tả lần đầu tiên năm 2005 trong một bài báo của Paulina Jenkins và một số người khác, họ nghĩ rằng động vật này có tính chất khác biệt với các loài gặm nhấm đang sống đến độ cần phải đặt nó vào một họ mới, gọi là Laonastidae.
Bạch quả (danh pháp khoa học: Ginkgo biloba) là loài cây thân gỗ duy nhất còn sinh tồn trong chi Ginkgo, họ Bạch quả. Bạch quả là ví dụ tốt nhất về hóa thạch sống, do bộ Ginkgoales đã không còn biết đến từ các hóa thạch kể từ sau thế Pliocen.
Cá chiên (danh pháp khoa học: Bagarius bagarius) là một loài cá da trơn trong chi chi Cá chiên, tìm thấy trong các con sông lớn ở Nam Á và Đông Nam Á, cụ thể trong lưu vực sông Hằng, sông Mê Kông, sông Chao Phraya; và có thông báo cho thấy nó có trong lưu vực các sông Salween, Mae Klong và phần Thái Lan bán đảo.
Chim cánh cụt hoàng đế (danh pháp khoa học: Aptenodytes forsteri) là một loài chim trong họ chim cánh cụt. Chúng là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài chim cánh cụt sống và đặc hữu ở Châu Nam Cực. Chim cánh cụt hoàng đế nổi tiếng với những chuỗi hành trình của các con lớn mỗi năm để giao phối với nhau và nuôi con cái.
Cáo đảo (danh pháp khoa học: Urocyon littoralis) là một loài cáo nhỏ có mặt tại 6 trong 8 hòn đảo của quần đảo Channel và các vùng bờ biển lân cận California. Có 6 phân loài của cáo đảo, và mỗi phân loài sống trên một hòn đảo, phản ánh lịch sử tiến hóa của nó tại đây.
Cá sửu (danh pháp khoa học: Boesemania) là một loài cá nước ngọt trong chi Cá sửu, họ Cá lù đù, bộ Cá vược. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, là đối tượng của ngành đánh bắt thủy sản ở nhiều nước châu Á.
Thú mỏ vịt (danh pháp khoa học: Ornithorhynchus anatinus) là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại, những loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng thay cho đẻ con.
Vẹt Cuba (danh pháp khoa học: Amazona leucocephala) là một loài vẹt kích thước trung bình chủ yếu có màu xanh lá được tìm thấy trong rừng và rừng khô của Cuba, Bahamas và quần đảo Cayman tại vùng biển Caribbean.
Trĩ sao Việt Nam (danh pháp khoa học: Rheinardia ocellata ocellata) là một trong hai phân loài của loài trĩ sao, phân loài kia là trĩ sao Mã Lai.
Vượn cáo nâu (danh pháp khoa học: Eulemur fulvus) là một loài vượn cáo trong họ Vượn cáo. Nó được tìm thấy ở Madagascar và Mayotte.
Thỏ châu Âu (danh pháp khoa học: Oryctolagus cuniculus) là một loài động vật có vú trong họ Thỏ, bộ Thỏ, được Linnaeus mô tả năm 1758. Chúng là một loài thỏ bản địa Tây Nam châu Âu được du nhập rộng rãi ở những nơi khác thường và gây ra hiệu ứng tàn phá đa dạng sinh học địa phương.
Báo gấm Đài Loan (danh pháp khoa học: Neofelis nebulosa brachyura) là một phân loài đã tuyệt chủng của loài báo gấm, phân bố ở Đài Loan và là loài mèo đặc hữu của đảo Đài Loan. Một phân loài báo châu Á đã tuyệt chủng. Chúng có vai trò quan trọng trong văn hóa của thổ dân Đài Loan là người Rukai, những người rất tự hào khi khoác lên người mình chiếc áo da báo gấm và họ tin rằng đó là linh hồn của tổ tiên.
Bồ câu xanh đốm (danh pháp khoa học: Caloenas maculata) là một loài chim bồ câu rất có thể đã tuyệt chủng. Nó lần đầu tiên được đề cập và mô tả vào năm 1783 bởi John Latham, người đã nhìn thấy hai mẫu vật không rõ nguồn gốc và một bức vẽ mô tả loài chim này. Ngày nay, loài này chỉ được biết đến từ một mẫu vật được lưu giữ tại Bảo tàng Thế giới, Liverpool.
Bò rừng Ấn Độ (danh pháp khoa học: Bos primigenius namadicus) là một phân loài của bò rừng châu Âu đã tuyệt chủng. Đây được coi là tổ tiên của loài bò u mà chủ yếu được tìm thấy ở miền nam châu Á và đã được du nhập ở nhiều nơi khác trên thế giới, như châu Phi và Nam Mỹ.
Cá heo sông Dương Tử (danh pháp khoa học: Lipotes vexillifer) là một loài cá heo sông đặc hữu, được phân bố tại khu vực hạ lưu sông Dương Tử, Trung Quốc.
Cá mập báo (danh pháp khoa học:Galeocerdo cuvier) là loài cá mập duy nhất thuộc chi Cá mập chồn, họ Cá mập mắt trắng. Loài cá này sống ở nhiều khu vực đại dương nhiệt đới và ôn đới khắp thế giới, đặc biệt là xung quanh các hòn đảo trung Thái Bình Dương. Loài cá này chuyên săn mồi vào ban đêm. Chúng có sọc vằn như hổ báo và sẽ phai đi khi chúng trưởng thành.
Rùa Hồ Gươm là một nhóm cá thể rùa lớn đã từng sống tại Hồ Gươm; con cuối cùng đã chết vào ngày 19 tháng 1 năm 2016. Rùa Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm thần Thuận Thiên cho thần rùa thần Kim Quy; ngay địa danh của hồ cũng căn cứ trên truyền tích đó vào đầu thời nhà Hậu Lê.
Tê giác trắng phương bắc (danh pháp khoa học: Ceratotherium simum cottoni) là một trong hai phân loài của loài tê giác trắng. Trước đây tìm thấy ở một số nước trong khu vực Đông và Trung Phi phía nam sa mạc Sahara, nó được liệt kê Cực kỳ nguy cấp.
Linh dương sừng kiếm (danh pháp khoa học: Oryx dammah) là một loài linh dương thuộc chi Oryx hiện nay đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Loài này trước đây sinh sống khắp Bắc Phi. Có một lịch sử phân loại dài kể từ khi Lorenz Oken phát hiện ra chúng vào năm 1816.
Chó sói Bán đảo Kenai (danh pháp khoa học: Canis lupus alces) là một phân loài đã tuyệt chủng của sói xám, từng sống trên bán đảo Kenai, miền nam bang Alaska, Hoa Kỳ.
Chó sói bình nguyên Bắc Mỹ (danh pháp khoa học: Canis lupus nubilus) là một phân loài sói xám đã tuyệt chủng. Loại sói này từng sinh sống trong khu vực trải dài khắp vùng Đại Bình nguyên Bắc Mỹ, từ miền nam Manitoba và Saskatchewan đến phía nam bang Texas, Hoa Kỳ. Phân loài sói này bị công nhận tuyệt chủng vào năm 1926.
Hươu sao (danh pháp khoa học: Cervus nippon) là một loài hươu bản địa của nhiều vùng thuộc khu vực Đông Á và được du nhập đến nhiều nơi khác nhau của thế giới. Trước đây tìm thấy từ miền Bắc Việt Nam ở phía nam đến Viễn Nga ở phía bắc, hiện nay trên bờ vực tuyệt chủng trong tất cả các khu vực ngoại trừ Nhật Bản, nơi loài này có nhiều.
Gấu trúc (danh pháp khoa học: Ailuropoda melanoleuca) là một loài gấu nguồn gốc tại Trung Quốc. Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó. Tuy thuộc về bộ Ăn Thịt, chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% tre, trúc. Gấu trúc trong tự nhiên thỉnh thoảng ăn cỏ dại, thậm chí ăn thịt chim, gậm nhấm xác thối. Trong tình trạng giam cầm, gấu trúc ăn mật ong, trứng cá, lá cây, bụi cam hoặc chuối cùng với các loại thức ăn đặc biệt khác.
Đại bàng đầu trắng (danh pháp khoa học: Haliaeetus leucocephalus) là một loài chim săn mồi hàng đầu tại Bắc Mỹ. Đây là loài chim quốc gia và biểu tượng của Hoa Kỳ. Loài đại bàng biển này có hai phân loài được biết đến và hình thành một cặp loài với đại bàng đuôi trắng.
Bách vàng (danh pháp khoa học: Callitropsis vietnamensis) là một loài cây thân gỗ mới được phát hiện trong thời gian gần đây trong họ Hoàng đàn, có nguồn gốc ở khu vực huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang thuộc miền bắc Việt Nam.
Báo Ba Tư (danh pháp khoa học: Panthera pardus ciscaucasica) là một trong những phân loài báo có kích thước lớn nhất trong các loài báo hoa mai với trọng lượng cơ thể lên đến 90 kg, Báo Ba Tư từng được coi là quái vật ngự trị khu vực Tây Nam dãy núi Caucasus ở Nga và khu vực phía Nam biển Caspian.
Báo hoa mai Sri Lanka (danh pháp khoa học: Panthera pardus kotiya) là một phân loài báo hoa mai bản địa Sri Lanka. Được IUCN phân loại là loài nguy cấp IUCN, số lượng phân loài này được cho là đang suy giảm do nhiều mối đe dọa bao gồm săn bắn cho các cuộc xung đột thương mại và xung đột người-báo. Không có quần thể lớn hơn 250 cá thể.
Voọc Chà vá chân đỏ (danh pháp khoa học: Pygathrix nemaeus) thuộc họ Khỉ Cựu thế giới, và là loài có màu sắc rực rỡ nhất trong số các loài linh trưởng.
Sói lửa (danh pháp khoa học: Cuon alpinus) là một loài thú ăn thịt thuộc họ Chó, thành viên duy nhất của chi Cuon. Sói lửa là động vật sống theo bầy đàn đông đúc giống như chó hoang Châu phi và sói xám, khi đi theo bầy đàn thì sói lửa rất hung tợn và có phương pháp săn mồi tàn độc, đồng thời có thể gây ra nổi hiểm nguy cho cả các mãnh thú khác như hổ hay báo và cả gấu.
Gấu trúc đỏ (danh pháp khoa học: Ailurus fulgens) là loài động vật có vú ăn cỏ, đặc biệt là ăn lá tre. Nó nhỉnh hơn mèo nhà một chút. Đây là loài đặc hữu của dãy núi Himalaya ở Bhutan, Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar và Lào.
Mèo cá (danh pháp khoa học: Prionailurus viverrinus) là một loài mèo hoang cỡ vừa thuộc chi Mèo báo trong họ Mèo. Mèo cá phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Năm 2008, IUCN xếp loài này vào nhóm loài bị đe dọa do chúng chỉ tập trung phân bố chủ yếu ở khu vực ngập nước. Loài này được mô tả bởi Bennett vào năm 1833.
Hổ Đông Dương (danh pháp khoa học: Panthera tigris corbetti) là một phân loài hổ sống chủ yếu ở bán đảo Đông Dương, được tìm thấy tại Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc. Tên gọi "hổ Corbett" có nguồn gốc từ tên gọi khoa học của nó là Panthera tigris corbetti, và tên gọi này được đặt để ghi công Jim Corbett.
Mèo gấm (danh pháp khoa học: Pardofelis marmorata) là một loài mèo rừng có bộ lông đẹp nhất trong họ hàng nhà mèo, thuộc chi Mèo gấm sinh sống ở các khu rừng Đông Nam Á. Mèo gấm có họ hàng gần với báo lửa, chúng cùng với mèo lửa xứ Borneo Pardofelis badia hợp thành chi Mèo gấm.
Thông nước (danh pháp khoa học: Glyptostrobus pensilis) là loài thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus. Đây là loài đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc, từ tây Phúc Kiến tới đông nam Vân Nam, và cũng hiện diện ở miền Nam Việt Nam.
Hoàng liên gai (danh pháp khoa học: Berberis julianae) là loài cây bụi thuộc họ Hoàng mộc. Đây là loài bản địa của vùng Hoa Trung, hiện được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh.
Uyên ương (danh pháp khoa học: Aix galericulata) là một loài vịt đậu cây kích thước trung bình, có quan hệ họ hàng gần gũi với vịt Carolina ở Bắc Mỹ. Chúng thường xuyên được thể hiện trong nghệ thuật phương Đông và được coi là biểu tượng của hạnh phúc và chung thủy trong hôn nhân.
Voọc mông trắng (danh pháp khoa học: Trachypithecus delacouri) là loài linh trưởng cỡ lớn thuộc họ Khỉ Cựu thế giới, bộ Linh trưởng, đặc hữu của Việt Nam. Tại Việt Nam, là loài đặc hữu quý hiếm, có tên trong "Sách Đỏ" của Việt Nam và thế giới; cần được bảo vệ. Đây là một trong năm loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu.
Triết bụng trắng (danh pháp khoa học: Mustela nivalis) là loài nhỏ nhất trong họ Chồn, bản địa của ục địa Á-Âu, Bắc Mỹ và Bắc Phi, sau đó đã di thực khắp thế giới.
Thỏ rừng (danh pháp khoa học: Lepus sinensis) là loài thú thuộc họ Thỏ. Thỏ rừng ít được nghiên cứu nhưng giống như các loài thỏ rừng khác, chế độ ăn bao gồm cỏ và các vật liệu thực vật xanh khác, chồi, cành cây và vỏ cây.
Nai cà tông (danh pháp khoa học: Rucervus eldii) là loài nai phân bố ở Đông Nam Á. Loài này được người phương tây phát hiện lần đầu ở Manipur thuộc Ấn Độ vào năm 1839.
Mèo ri (danh pháp khoa học: Felis chaus) là một loài mèo thuộc chi Mèo trong họ Mèo, sinh sống ở những vùng đất ngập nước như đầm lầy, vùng duyên hải và ven sông với thảm thực vật dày đặc.
Lợn vòi (danh pháp khoa học: Tapirus indicus) là loài thú có hình dáng giống lợn rừng, nhưng cỡ lớn hơn và chúng có cái mõm dài như cái vòi, khu vực phân bố tự nhiên của chúng chủ yếu trong các khu rừng mưa Đông Nam Á.
Công lục (danh pháp khoa học: Pavo muticus) là một loài chim thuộc họ Trĩ được Linnaeus mô tả khoa học lần đầu năm 1766. Chim công sinh sống ở rừng nhiệt đới Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc. Nó có mối quan hệ gần gũi với công lam ở Ấn Độ.
Cáo đỏ (danh pháp khoa học: Vulpes vulpes) là loài lớn nhất chi Cáo, phân bố ở bán cầu bắc từ vòng cực bắc đến Bắc Phi, Trung Mỹ và châu Á. Phạm vi sinh sống của nó tăng lên song song sự mở rộng của con người, khi du nhập du nhập tới Australia, chúng được xem là gây hại cho các loài chim và động vật có vú địa phương.
Người (danh pháp khoa học: Homo sapiens) là loài duy nhất còn sống của tông Người, thuộc lớp động vật có vú. Con người là một loài sinh vật có bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm. Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người dùng nhiều công cụ hơn tất cả những loài khác.
Báo đốm châu Mỹ (danh pháp khoa học: Panthera onca) là một trong bốn loài lớn nhất của họ nhà Mèo bên cạnh sư tử, hổ và báo hoa mai, là loài duy nhất trong số bốn loài này có nguồn gốc ở khu vực châu Mỹ. Phạm vi hiện tại của báo đốm kéo dài từ Tây Nam Hoa Kỳ và Mexico ở Bắc Mỹ, qua phần lớn Trung Mỹ, và phía nam đến Paraguay và miền bắc Argentina ở Nam Mỹ.
Sẻ nhà (danh pháp khoa học: Passer domesticus) là một loài chim cở nhỏ thuộc họ Sẻ, được tìm thấy trong hầu hết các nơi trên thế giới. Sẻ nhà có nơi sống gắn kết với nơi ở của con người, và có thể sống trong thành thị hoặc nông thôn.
Bồ câu viễn khách (danh pháp khoa học: Ectopistes migratorius) là một loài chim từng sống phổ biến ở Bắc Mỹ. Chúng thuộc chi Ectopistes, là một chi chim đã tuyệt chủng trong họ Bồ câu. Loài chim này di cư thành đàn với số lượng lớn — đôi khi có đến 2 tỉ con — có thể rộng đến 1,6 km và dài 500 km trên bầu trời.
Rau sắng (danh pháp khoa học: Melientha suavis) là loại rau với lá non, đọt mầm hoặc chùm hoa lấy từ cây sắng, loại cây thuộc bộ Đàn hương.
Cáo quần đảo Falkland (danh pháp khoa học: Dusicyon australis) là một loài cáo bản địa quần đảo Falkland, là loài động vật có vú duy nhất bản địa của quần đảo này. Loài này đã tuyệt chủng trên đảo Tây Falkland năm 1876, là loài canidae đầu tiên được biết đến đã tuyệt chủng trong lịch sử.
Chó sói túi (danh pháp khoa học: Thylacinus cynocephalus) là một loài thú ăn thịt có túi tiến hóa vào khoảng 4 triệu năm trước. Cá thể cuối cùng bị bắt sống vào năm 1933 ở Tasmania.
Trà hoa vàng (danh pháp khoa học: Camellia chrysantha) là một loài thực vật hạt kín trong họ Chè. Chè hoa vàng là loài cây quý hiếm, có nhiều giá trị để sử dụng như lấy gỗ, có thể làm cây trồng tầng dưới ở các đai rừng phòng hộ, trồng làm cây cảnh và làm đồ uống cao cấp, có tác dụng phòng và chống các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u bướu.
Báo gấm (danh pháp khoa học: Neofelis nebulosa) là một loài thú họ Mèo cỡ trung bình, toàn thân dài 60 tới 110 cm và cân nặng khoảng 11 - 20 kg. Lông báo màu nâu hay hung, điểm "hoa" elip lớn, hình dạng không đều, gờ màu sẫm trông giống như đám mây: vì thế tên khoa học và một số tiếng nước ngoài đều nhắc tới "mây". Căn cứ trên cấu trúc hộp sọ, báo mây có đủ đặc tính khác biệt là thành viên duy nhất của chi này. Đây là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Khỉ mốc (danh pháp khoa học: Macaca assamensis) là loài khỉ sống ở khu vực rộng từ Nam Á đến Đông Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Nepal, Việt Nam, Thái Lan và miền nam Trung Quốc. Khỉ mốc là loài kiếm ăn ban ngày. Chúng sống tại các khu rừng núi đá và rừng lá bán rụng. Tại một số khu vực, khỉ mốc bị đe dọa do môi trường sống bị phá hủy.
Sư tử (danh pháp khoa học: Panthera leo) là một trong những đại miêu trong họ Mèo và là một loài của chi Báo. Được xếp mức sắp nguy cấp trong thang sách Đỏ IUCN từ năm 1996, các quần thể loài này ở châu Phi đã bị sụt giảm khoảng 43% từ những năm đầu thập niên 1990.
Sư tử châu Á (danh pháp khoa học: Panthera leo persica) là một phân loài sư tử sống ở Ấn Độ. Phạm vi phân bố hiện tại của chúng được giới hạn ở vườn quốc gia Gir và vùng xung quanh ở bang Gujarat của Ấn Độ. Sư tử châu Á được mô tả lần đầu tiên vào năm 1826 bởi nhà động vật học người Áo Johann N. Meyer.
Bò rừng Ấn Độ (danh pháp khoa học: Bos primigenius namadicus) là một phân loài của bò rừng châu Âu đã tuyệt chủng. Đây được coi là tổ tiên của loài bò u mà chủ yếu được tìm thấy ở miền nam châu Á và đã được du nhập ở nhiều nơi khác trên thế giới, như châu Phi và Nam Mỹ.
An ca lớn (danh pháp khoa học: Pinguinus impennis) là một loài chim trong họ Alcidae. An ca lớn là một loài an ca lớn, không bay đã bị tuyệt chủng trong giữa thế kỷ 19. Đó là loài an ca hiện đại duy nhất trong chi Pinguinus, một nhóm các loài chim trước đây là bao gồm một loài an ca khổng lồ nữa có thể bay ở khu vực Đại Tây Dương.
Bồ câu lam Mauritius (danh pháp khoa học: Alectroenas nitidissima) là một loài bồ câu lục đã tuyệt chủng và đã là loài đặc hữu của đảo Mascarene của Mauritius trong Ấn Độ Dương phía đông Madagascar. Nó cũng có hai loài bà con đã tuyệt chủng từ Mascarenes và ba loài còn sống từ các đảo khác.
Đại bàng Haast (danh pháp khoa học: Harpagornis moorei) là một loài đại bàng khổng lồ thuộc họ Ưng đã từng sống trên đảo Nam của New Zealand. Đây là loài đại bàng lớn nhất được biết đến. Con mồi của nó bao gồm chủ yếu là các loài chim bay khổng lồ, đã không thể bảo vệ mình khỏi các lực tấn công và tốc độ của những con đại bàng, vào các thời điểm đạt 80 km/h.
Báo lửa (danh pháp khoa học: Catopuma temminckii) là một loài động vật ăn thịt thuộc họ Mèo có kích thước trung bình cân nặng 12 đến 16 kg, chủ yếu sống hoang dã. Trong điều kiện giam cầm báo lửa sống tới 20 năm, nhưng tuổi thọ trung bình của chúng trong tự nhiên thì có lẽ ngắn hơn nhiều. Lông của chúng chủ yếu có màu đỏ đậm như lông cáo hay nâu vàng, nhưng cũng có thể có màu đen hay xám.
Hươu sao Việt Nam (danh pháp khoa học: Cervus nippon pseudaxis) là một phân loài của loài hươu sao. So sánh với những phân loài hươu sao khác, hươu sao Việt Nam có kích thước nhỏ hơn do môi trường nhiệt đới của chúng. Loài hươu này xưa kia có mặt miền bắc Việt Nam và có thể ở cả vùng tây nam Trung Quốc nhưng hiện đã tuyệt chủng trong hoang dã. Một số được nuôi và với kế hoạch sẽ đưa phụ loài này trả lại thiên nhiên.
Vẹt đuôi dài xanh (danh pháp khoa học: Cyanopsitta spixii) là một loài chim trong họ Vẹt. Những con vẹt đuôi dài nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và trước đây là vùng biển Caribe. Phần lớn các loài có liên quan đến môi trường rừng rậm, đặc biệt là rừng nhiệt đới, nhưng những loài khác thích môi trường sống như rừng hoặc thảo nguyên.
Rùa hộp ba vạch (danh pháp khoa học: Cuora trifasciata) là một loài rùa hộp cỡ trung bình. Rùa hộp ba vạch sống ở ven suối, các vùng rừng núi và trung du, tới độ cao 1000m. Ban ngày rùa ẩn dưới những đống lá cây mục nát ven suối hay khe rãnh, ban đêm mới ra kiếm mồi.
Ác là (danh pháp khoa học: Pica pica) là một loài chim định cư trong khu vực châu Âu, phần lớn châu Á, tây bắc châu Phi. Nó là một trong vài loài chim trong họ Quạ có tên gọi chung là ác là.
Báo hoa mai Đông Dương (danh pháp khoa học: Panthera pardus delacouri) là một phân loài của báo hoa mai bản địa của lục địa Đông Dương và phía nam Trung Quốc. Trên thế giới báo hoa mai Đông Dương có phân bố ở Đông Nam Trung Quốc, khu vực bán đảo Đông Dương như Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, chúng còn thấy cả ở Ấn Độ, Nepal.
Rắn ráo trâu (danh pháp khoa học: Ptyas mucosa) là một loài rắn thuộc họ Rắn nước. Tổng chiều dài điển hình của cá thể trưởng thành khoảng 1,5 đến 1,95 m dù mẫu vật có chiều dài vượt 2 m không phổ biến lắm. Chiều dài kỷ lục của loài này đã được ghi nhận là 3,7 m, chỉ xếp thứ nhì sau một loài cùng chi Ptyas carinata trong số các loài rắn nước được biết đến.
Cheo cheo Nam Dương (danh pháp khoa học: Tragulus kanchil) là một loài động vật có vú thuộc họ Cheo cheo, bộ Guốc chẵn. Cheo cheo Nam Dương là loài động móng guốc nhỏ nhất thế giới. Là loài thú móng guốc nhỏ nhất trong họ Cheo cheo, thân dài khoảng 0,4 - 0,5 m, trọng lượng trung bình 1300 - 2300g. Khuôn mặt cheo cheo Nam Dương khá giống con chuột, bốn chân gầy nhẳng như que củi, kích thước không lớn hơn một con mèo nhà.
Sóc bay lông tai (danh pháp khoa học: Belomys pearsonii) là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Gray mô tả năm 1842.
Sóc lớn đen (danh pháp khoa học: Ratufa bicolor) là một loài sóc cây trong chi Sóc lớn phương Đông. Nó được tìm thấy trong các khu rừng ở miền Bắc Bangladesh, phía đông bắc Ấn Độ, phía đông Nepal, Bhutan, miền nam Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam và phía tây Indonesia.
Thỏ vằn Trường Sơn (danh pháp khoa học: Nesolagus timminsi) là một loài động vật có vú trong họ Thỏ, bộ Thỏ. Chúng là loài đặc hữu, chỉ có ở vùng dãy Trường Sơn, khu vực biên giới Việt - Lào. Loài này được Averianov, Abramov & Tikhonov mô tả năm 2000.
Bò biển (danh pháp khoa học: Dugong dugon) là một động vật ở vùng cận duyên biển nhiệt đới. Bò biển chủ yếu phụ thuộc vào các quần xã cỏ biển để sinh sống và do đó bị hạn chế ở trong các sinh cảnh ven biển hỗ trợ các đồng cỏ biển, với mật độ cá cúi lớn nhất thường xuất hiện ở các khu vực rộng, nông, được bảo vệ như vịnh, kênh ngập mặn, vùng nước của các đảo lớn ven bờ và vùng nước liên rạn san hô.
Điên điển phương Đông (danh pháp khoa học: Anhinga melanogaster) là một loài chim trong họ Cổ rắn. Đây là một loài chim nước của vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Chúng có cái cổ dài và thon với mỏ thẳng, nhọn và giống như chim cốc, chúng săn cá trong khi cơ thể nó chìm trong nước.
Vạc hoa (danh pháp khoa học: Gorsachius magnificus) là loài chim thuộc họ Diệc. Vạc hoa có ở Trung Quốc và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của chúng là các con sông và rừng thấp ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện nay vạc hoa đang bị đe dọa mất môi trường sống.
Trĩ đỏ (danh pháp khoa học: Phasianus colchicus) là một loài chim thuộc họ Trĩ. Loài chim này có nguồn gốc từ châu Á và vài nơi tại châu Âu như chân đồi phía bắc của Kavkaz và Balkan. Chúng được du nhập rộng rãi đến nơi khác như một loài chim săn tiêu khiển.
Gà tiền mặt đỏ (danh pháp khoa học: Polyplectron germaini) là loài chim thuộc chi Gà tiền. Đây là loài chim cỡ trung bình, có chiều dài khoảng 60 cm, lông màu nâu sẫm, lốm đốm đen, mào ngắn màu vàng cam. Con trống và con mái có hình thể giống nhau. Con mái đuôi có 18 lông vũ, ít hơn con trống. Mỗi lứa con mái thường đẻ hai quả trứng màu trắng ngà.
Tê giác một sừng Việt Nam (danh pháp khoa học: Rhinoceros sondaicus annamiticus) là một phân loài của loài tê giác một sừng từng sống tại Việt Nam, Lào, Campuchia, tới cả Thái Lan và Malaysia. Phân tích di truyền cho thấy rằng hai phân loài ở Việt Nam và Indonesia đã có cùng một tổ tiên chung cách đây khoảng chừng 300 nghìn đến 2 triệu năm trước. Giống tê giác một sừng được coi là bị tuyệt chủng tại đất liền châu Á cũng như Đông Nam Á lục địa, cho đến khi người ta phát hiện ra một cá thể tê giác bị săn bắn vào năm 1988 tại khu vực Cát Tiên.
Tê giác hai sừng (danh pháp hai phần: Dicerorhinus sumatrensis) là loài tê giác hiện còn tồn tại có kích thước nhỏ nhất, cũng như là một trong số các loài có nhiều lông nhất. Giống như các loài châu Phi, chúng có hai sừng. Đã từng có thời chúng phổ biến rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay chỉ còn khoảng 80 cá thể. Chúng là loài đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp do săn bắn trộm, và các cố gắng nhằm phục hồi số lượng của chúng bằng cách nhân giống trong tình trạng bị giam cầm đã gặp rất nhiều khó khăn. Tê giác Sumatra là loài sống sót cuối cùng trong cùng một nhóm với loài tê giác lông mịn đã tuyệt chủng.
Hoẵng Nam Bộ (danh pháp khoa học: Muntiacus muntjak annamensis) là một phân loài của loài mang đỏ phân bố tại Việt Nam ở các khu vực miền Đông Nam Bộ và một số khu vực ở Lâm Đồng. Chúng là loài đặc hữu của Đông Dương. Ở Việt Nam, có ở Kon Tum, Di Linh, Đồng Nai.
Sao la (danh pháp khoa học: Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992.
Tê tê vàng (danh pháp khoa học: Manis pentadactyla) là một loài thuộc bộ Tê tê sống ở bắc Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar bắc Đông Dương, miền nam Trung Quốc và có thể ở cả Bangladesh.
Tê tê Java (danh pháp khoa học: Manis javanica) là loài động vật có vú thuộc bộ Tê tê bản địa Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia và Singapore.
Cá heo Fraser (danh pháp khoa học: Lagenodelphis Hosei) là một loài động vật có vú trong họ Cá heo đại dương, bộ Cá voi. Loài này được tìm thấy ở vùng biển sâu ở Thái Bình Dương và các khu vực nông hơn ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Cò trắng Trung Quốc (danh pháp khoa học: Egretta eulophotes) là một loài chim trong họ Diệc. Trong thập kỷ 2002-2012 không có sự suy giảm đáng kể trong quần thể của loài này và có những khu vực sinh sống mới được phát hiện ngoài khơi miền nam Trung Quốc có thể thể hiện nỗ lực quan sát gia tăng, nhưng cũng có thể cho thấy sự tăng trưởng thực sự trong quần thể.
Vạc hoa (danh pháp khoa học: Gorsachius magnificus) là loài chim thuộc họ Diệc. Vạc hoa có ở Trung Quốc và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của chúng là các con sông và rừng thấp ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Cò quăm cánh xanh (danh pháp khoa học: Pseudibis davisoni) là một loài chim trong họ Cò quăm. Loài này xuất hiện ở một vài nơi thuộc miền bắc Campuchia, đồng bằng sông Cửu Long, miền nam Lào và Đông Kalimantan của Indonesia. Chúng được coi là một trong những loài chim bị đe dọa nghiêm trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Chà vá chân xám (danh pháp khoa học: Pygathrix cinerea) là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở khu vực Trung Trường Sơn, trên địa bàn năm tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum và Gia Lai. Số lượng của quần thể ước khoảng 1000 con.
Chà vá chân đen (danh pháp khoa học: Pygathrix nigripes) là một loài khỉ ăn lá đặc hữu của Việt Nam và Campuchia. Chà vá chân đen sinh sống ở khu vực NamTrường Sơn của Việt Nam và miền núi Campuchia lân cận.
Rái cá vuốt bé (danh pháp khoa học: Aonyx cinereus) là loài rái cá nhỏ nhất thế giới với cân nặng nhỏ hơn 5 kg. Chúng sống tại các đầm nước mặn và đất ngập nước ngọt ở Bangladesh, Myanmar, Ấn Độ, Hoa Nam, Đài Loan, Lào, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Loài này nổi bật với chiếc vuốt chân bé đặc trưng.
Rái cá thường (danh pháp khoa học: Lutra lutra) là loài điển hình của phân họ Rái cá, cũng là loài rái cá nước ngọt điển hình.
Bò tót (danh pháp khoa học: Bos gaurus) là một loài động vật có vú guốc chẵn thuộc họ Trâu bò. Chúng có lông màu sẫm và kích thước rất lớn, sinh sống chủ yếu ở vùng đồi của Ấn Độ, Đông Á và Đông Nam Á. Số lượng toàn cầu được ước tính tối đa là 21.000 cá thể trưởng thành vào năm 2016. Chúng đã giảm hơn 70% trong ba thế hệ gần đây và có lẽ đã tuyệt chủng ở Sri Lanka và cũng có thể ở Bangladesh. Trong các khu vực được bảo vệ tốt, số lượng chúng ổn định và ngày càng tăng.
Sóc bay má xám (danh pháp khoa học: Hylopetes lepidus) là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Horsfield mô tả năm 1822. Chúng được tìm thấy ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan, và Việt Nam.
Cò quăm lớn (danh pháp khoa học: Thaumatibis gigantea) là một loài cò quăm, loài duy nhất trong chi đơn ngành Thaumatibis, thuộc họ Cò quăm. Nó sinh sống tại miền bắc Campuchia, với một số cá thể ở miền viễn nam Lào và đã được tái phát hiện tại vườn quốc gia Yok Đôn, Việt Nam.
Cò mỏ giày (danh pháp khoa học: Balaeniceps rex) là một loài chim thuộc họ Balaenicipitidae. Cò mỏ giày tạo thành họ đơn loài Balaenicipitidae, thường được đặt trong bộ Hạc truyền thống, nhưng thực tế nó là dòng dõi rất khác biệt của bộ Bồ nông. Con trưởng thành cao 115–150 cm, dài 100–140 cm, sải cánh dài 230–260 cm và nặng 4–7 kg. Mỏ của có chiều dài trung bình 30 cm. Chim trưởng thành chủ yếu là màu xám trong khi chim chưa trưởng thành có màu nâu hơn. Nó sống ở vùng nhiệt đới phía đông châu Phi trong đầm lầy lớn từ Sudan để Zambia.
Vịt đầu đen (danh pháp khoa học: Aythya baeri) là một loài chim trong họ Vịt. Loài này trước đây khá phổ biến ở Việt Nam nhưng vài thập kỷ nay số lượng bị giảm sút rất nhiều.
Ngan cánh trắng (danh pháp khoa học: Cairina scutulata) là một loài ngan, thông thường được đặt trong chi Ngan và coi là có quan hệ họ hàng gần với các loài trong phân họ Vịt.
Vịt mỏ nhọn (danh pháp khoa học: Mergus squamatus) là một loài trong chi Mergus. Đây là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng sinh sống ở Đông Á ôn đới, chúng sinh sống ở phía bắc và tránh mùa đông ở phương nam.
Đại bàng vàng châu Á (danh pháp khoa học: Aquila chrysaetos daphanea) là một phân loài đại bàng vàng phân bố ở các vùng thuộc châu Á từ vùng trung tâm Kazakhstan, phía Đông của Iran cho tới vùng cực đông của dãy Kavkaz và phân bố tràn rộng qua vùng Mãn Châu và Trung tâm của Trung Quốc cho đến dọc dãy núi Himalaya từ Bắc Pakistan tới phía Tây Bhutan và kéo dài cho đến phía Bắc Ấn Độ và phía Bắc Myanmar.
Đài bàng mào dài (danh pháp khoa học: Lophaetus occipitalis) là một loài đại bàng nhỏ tới trung bình sống trên khắp châu Phi, trong khu vực hạ Sahara trừ phía tây nam châu Phi và những khu vực khô cằn. Đây là loài chim săn mồi duy nhất trong chi Lophaetus thuộc Họ Ưng.